Pages

Wednesday, June 4, 2014

25 lý do Thiên An Môn vẫn thời sự

image
Trung Quốc buộc người dân phải quên đi ngày 4 tháng Sáu
Nhân kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An Môn, đây là 25 suy nghĩ về chuyện tại sao nó vẫn có ý nghĩa.

1. Ghi nhớ [biến cố Thiên An Môn] không phải là 'chống-Trung Quốc'. Đó chỉ là cách cho thấy Trung Quốc có các vấn đề chính trị dù họ có thừa nhận hay không.

2. Cách giải thích chính thức đã quàng sự dối trá vào cổ Trung Quốc. Giới sinh viên không phải là những người phản cách mạng. Đa số họ muốn có một nước Trung Quốc hùng mạnh do Đảng trong sạch và thông thái dẫn đầu.

3. Nhiều quan chức cấp trung của Đảng và giám đốc doanh nghiệp ngày nay cũng chính là những người biểu tình vì dân chủ hồi năm 1989.

4. Đừng đánh giá quá thấp Đảng. Nhiều nhà quan sát nghĩ rằng Đảng sẽ không thể tồn tại lâu sau năm 1989.

5. Đừng bao giờ đánh giá quá cao Đảng. Đã 25 năm trôi qua mà họ vẫn không thể bàn chuyện chính trị hiện đại Trung Quốc phải thế nào.

image
Năm nào người Hong Kong cũng tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn

6. Hồi năm 1989 Đảng có nhà lãnh đạo rất quan tâm tới pháp trị. Sự sụp đổ của [Tổng Bí thư] Triệu Tử Dương đã khép lại những bàn luận về hạn chế quyền lực của đảng. Giờ người ta tập trung vào chuyện hoàn hảo hóa chủ nghĩa chuyên chế.

7. Thiên An Môn gây chia rẽ và cũng làm nhụt chí những người có chủ trương tự do chính trị ở Trung Quốc. Những người ở trong hệ thống bị mất uy tín, phải thỏa hiệp và đồng lõa. Những người ngoài hệ thống bị đặt ra rìa và coi như không có.

image
Ở bên trong Trung Quốc sự cố ngày 4/6 bị cấm tìm hiểu và chính quyền kiểm duyệt chặt chẽ

8. Những người biểu tình có chiến thắng nhỏ ở Hong Kong với cố gắng muộn màng của chính phủ Anh trong việc gieo mầm cho dân chủ hữu hạn.

9. Ông Triệu Tử Dương, lãnh đạo Đảng bị lật đổ từng nói: "Sớm muộn gì thì Lục Tứ [ngày 4/6] cũng sẽ phải được xem xét lại... tốt nhất là vào những lúc ổn định hơn là bất ổn."

10. Quá trình che giấu sự thật trong suốt 25 năm tạo thêm cớ cho bộ máy an ninh giảm nhẹ tầm quan trọng của nhân quyền và quy trình pháp lý.

11. Các bức tường lửa trong sân khấu chính trị kỳ quặc. Hãy thử tìm sáu và bốn hay "tưởng nhớ" 1989 trên Internet ở Trung Quốc.

12. Buộc người ta quên có tác dụng. Sau 25 năm, chính những người kiểm duyệt trẻ tuổi không nhận ra cả những bức ảnh mà họ đáng ra phải xóa đi.

image
Các lãnh đạo Trung Quốc vẫn bác bỏ cải cách dân chủ

13. Đảng cảm thấy đắc thắng. Họ đã chứng minh được rằng một nước không cần tự do để trở nên giàu có.

14. Trước [Thiên An Môn] và kể từ đó, Đảng chính là dưỡng khí mà Trung Quốc thở. Hầu hết người dân đều muốn Đảng tốt lên. Khi đó và bây giờ họ không đòi phế bỏ Đảng.

15. Có nhiều Đảng viên và một số lãnh đạo Đảng tin vào truyền thông tự do, tòa án độc lập và chính trị niềm tin.

image
Các lãnh đạo Trung Quốc dù sao cũng giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới dân như ô nhiễm môi trường

16. Lãng quên là cách để tồn tại. Những ai quyết nhớ sẽ bị giam lỏng, buộc phải đi "nghỉ mát", "uống trà" và những dạng thuyết phục kém lịch sự hơn.

17. Thiên An Môn là một phần của chu kỳ chính trị hy vọng và sợ hãi ở Trung Quốc. Một số người nói sự thịnh vượng đã biện minh cho cuộc trấn áp nhưng liệu sự thịnh vượng có phá vỡ được chu kỳ?

18. Sau 1989, Đảng đã chú ý tìm hiểu dư luận. Họ đã học được bài học và ra tay hành động đối với tệ tham nhũng, giá nhà và ô nhiễm môi trường.

19. Điều lệ Đảng và các định chế bị phớt lờ. Quyết định bị phù phép. 25 năm sau, quá trình ra quyết định của lãnh đạo cao cấp vẫn khó hiểu như xưa.

image
Kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh kể từ sau năm 1989 và hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo

20. Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất Đảng sẽ không học người nước ngoài về chính trị. Và giờ khi Trung Quốc đã giàu có và hùng mạnh họ lại càng không làm thế.

21. Đối với nhiều người trẻ tuổi ngày 4 tháng Sáu không có ý nghĩa. Chính trị không có ý nghĩa. Đơn giản là họ không biết đến một thế hệ đã hy sinh cho lý tưởng.

22. Thành công ở Trung Quốc, dù là đo bằng tiền hay chỗ đứng, phụ thuộc và chuyện chỉ xem những gì được cho xem và quay đi đối với những gì bị cấm.

23. Các thế hệ hậu 1989 ở Trung Quốc có thể bỏ phiếu bằng chân. Tại sao phải chấp nhận mọi rủi ro để có nền chính trị tốt hơn tại quê nhà khi họ có thể có không khí trong sạch, thực phẩm an toàn và tự do ở nơi khác.

24. Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc viết cách đây một thế kỷ: 'Nợ máu thì phải trả bằng máu. Hễ mắc nợ càng lâu thì phải trả lãi càng nhiều!

25. Nếu Đảng thấy lại phải làm điều tương tự một lần nữa có lẽ họ sẽ vẫn làm.




Carrie Gracie


image
Quyết định đàn áp phong trào sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước của lãnh đạo Trung Quốc là “một cơ hội bị bỏ lỡ”, theo một cựu lãnh đạo sinh viên. Trong khi đó, một nhà cựu hoạt động khác tin rằng ...

Apr 25, 2014
Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc, vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch. Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn—tấm hình chắc sẽ không dễ bị dỡ bỏ nay .

Oct 30, 2013
... bò chỉ liếm được đàn em VNCS, không dọa được các nước Tự do Dân chủ khác, vả lại nếu có đại biến, những vụ Thiên An Môn sẽ xẩy ra khắp nơi trong 1tỷ 300 triệu người mà số dân thuần Hán chỉ có khoảng 700 triệu.

May 20, 2014
Bài học Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng biết nguy cơ hàng đầu vẫn là khát vọng tự do của con người. Dân chủ là hướng đi của thời đại. Năm 1900 mở đầu cho thế kỷ 20 trên thế giới chỉ có 12 phần trăm nhân loại ...

Oct 19, 2013
Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra. Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia. Như vậy đảng cộng ...

Mar 08, 2012
Hai sự việc mà đảng Cộng sản sợ nhất là một ông Gorbachev sẽ lên làm Tổng Bí thư và thanh niên, sinh viên sẽ xuống đường như vụ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nổ lực của cấp lãnh đạo đảng là dùng đủ mọi khả năng và mọi ...

Dec 19, 2013
Giống như mọi thứ khác ở Trung Quốc, vai trò của Mao ngày nay mang nhiều nét đối nghịch. Ông vừa lớn hơn, lại vừa nhỏ hơn so với bức chân dung khổng lồ đặt tại Thiên An Môn—tấm hình chắc sẽ không dễ bị dỡ bỏ nay ...

Feb 20, 2013
Tháng 6 năm Kỷ Tỵ 1989 xẩy ra phong trào Dân chủ Thiên An Môn và cuộc đàn áo đẫm máu. Ngoài ra cảnh tượng tàn sát ngay chính đồng bào mình của đảng cộng sản Tàu tại Thiên An Môn, vô hình đã biến thành một cơn ...


image


15 quyển sách thiếu nhi nhân văn nhất mọi thời đại...
Trung Quốc khoan trúng 'núi lửa' ở Biển Đông
Tâm sự của cựu sinh viên Thiên An Môn
Tổng thống Obama thúc đẩy việc phê chuẩn Công ước ...
Nhiều người Mỹ hối tiếc vì Hoàng Sa 1974
Tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh
Công Hàm làm cong hàm
Thế nào là: Quan hệ chiến lược?
Thế liên kết Nga - Trung Hoa
Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trì...
Hồi mã thương của phe Tàu
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….
Tướng Thanh đưa Hoa Kỳ và Nhật Bản vào thế việt vị...
Phân tích bài phát biểu của Phùng Đại tướng tại Sh...
Công Hàm số 1, Công Hàm số 2, số 3…
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường ...
Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ
Nhật sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á
Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
Đã tới lúc VN thừa nhận mạng xã hội?
Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc
Lá thư của T/S Nguyễn đình Thắng: Tin vui cho VN
Chúa Jesus nói tiếng gì?
Cảnh sát đứng nhìn vợ tôi bị đánh chết
Kẻ thù của người Trung Quốc
Chính khách và lãnh tụ
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở ...
VN cần 'bà con xa' hay 'láng giềng gần'?
Trung đoàn biệt kích Nhật Bản bị cá sấu xóa sổ
Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
Tuyệt chiêu "bài xoa bóp" cụ bà Mek Wok Kundor
Điểm lược 8 nhóm tại World Cup 2014
Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
Một vụ gian lận bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử qu...
Hổ thẹn vì… tình đồng chí
Cầm ... cờ (?) cho chó đái
Bối cảnh vì sao VN thần phục TQ
Các ông tướng và xu hướng 'mạnh tay'
HĐGMVN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.