Pages

Monday, June 23, 2014

Nghề truyền thông và nghiệp làm báo

image
Truyền thông và báo chí Indonesia chọn phe trong mùa tranh cử
Tuần qua, khi đang ở Indonesia tôi đọc được nhiều câu chúc lẫn nhau của các bạn nhà báo Việt Nam nhân ‘Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6’.
Tôi không biết về ngày 21/6 và cũng không thấy nó liên quan gì đến mình nên chỉ nhân đó theo dõi trao đổi của một số bạn trên mạng về sự thăng trầm của nghề báo thời nay.
Nhưng cùng lúc, chuyến công tác tìm hiểu thị trường truyền thông ở Indonesia cho BBC, và qua gặp gỡ các đồng nghiệp bên đó, người Úc, Singapore, Indonesia, khiến tôi thấy chia sẻ ra đây một số nhận xét về nghề báo cũng là chuyện hữu ích.

Trong một bữa ăn phở ở quán Đồ Ăn, Jakarta, Thomas M, một nhà báo tự do người Úc than thở với tôi về sự xuống dốc của các tờ báo khu vực trong chủ đề tin tức quốc tế.
Sống ở Indonesia nhiều năm, từng làm việc tại Việt Nam và là một tín đồ của phở Hà Nội, Thomas cho rằng thời hoàng kim của báo chí tiếng Anh đàng hoàng ở châu Á đã qua.
Những đầu báo anh cho là ‘nghiêm túc’ (serious) về tin tức, phân tích nay đã không còn, hoặc còn mà không độc lập.

Nghề báo sa sút

image
Họ nay thuộc về các tập đoàn đầu tư, các ông chủ truyền thông, thường nắm cả truyền hình tin tức, kênh giải trí thương mại, quảng cáo, phát thanh, báo mạng.
Báo in dạng nhật báo, tuần báo chuyên về tin tức nay thuộc về thiểu số và có tờ còn không trả nhuận bút cho người viết.
Không chỉ chia sẻ với anh bạn Úc quan sát này, các bạn Indonesia của tôi còn nói:

“Cứ nhìn cuộc tranh cử tổng thống hiện nay mà xem. Cả ngày bật TV lên, một kênh dành cho ứng cử viên Prabowo Subiato 3- 4 giờ tha hồ nói, thì kênh kia cho ứng cử viên Joko Widodo cũng không kém thời lượng.”

image
Đưa vụ Watergate ra ánh sáng là sự kiện tạo cột mốc cho ngành báo in ở Hoa Kỳ
Không phải hai ứng cử viên hàng đầu tranh chức tổng thống Indonesia vào ngày 9/7 này bắt buộc đài nào đó cho họ giờ phát sóng để diễn thuyết.
Indonesia là nước dân chủ, chính trị gia cũng rất tế nhị trong việc tạo ấn tượng với media.
Nhưng chính các đài báo đã chọn một phe để ‘đầu tư’ với hy vọng một trong hai người kia lên làm tổng thống sẽ ‘báo đáp’ lại cho họ bằng quyền lợi gì đó.
Như thế, trong môi trường không bị bắt buộc phải tuyên truyền và không có kiểm duyệt, truyền thông vẫn tự nguyện thiên vị vì quyền lợi riêng.
Hiện tượng báo chí bị các đại gia có quyền thế điều khiển cũng khá phổ biến và 'tham nhũng thông tin' là một vấn đề nghiêm trọng.

Nếu như ở Việt Nam khó xảy ra chuyện một tờ báo dám điều tra tham nhũng trong quan chức thuộc bộ chủ quản của mình thì ở Indonesia, dù đã có dân chủ đa đảng, cũng khó xảy ra chuyện một tờ báo, kênh truyền hình dám rọi đèn vào chuyện làm ăn của chính tập đoàn kinh doanh làm chủ họ.
Nhiều người tôi gặp thuộc giới nhà báo đấu tranh chống nền độc tài Suharto trong thập niên 1990, nay đã là tổng biên tập, phó tổng biên tập các cơ quan truyền thông lớn.
Nhưng họ không phải là ông chủ các cơ quan đó mà công việc biên tập của họ ít ra cũng bị hạn chế ở chỗ không được đụng chạm đến 'nồi cơm' của tập đoàn báo chí mà họ đứng tên.

Tuy thế, tôi không quá bi quan như Thomas vì có thể cái nhìn của anh về báo tiếng Anh trong vùng là đúng nhưng các báo tiếng Indonesia như trang Tempo hay Jakarta Post vẫn nói được về nhiều chủ đề quan trọng một cách khá độc lập.
Dù vậy, xu hướng chung thì không chỉ ở Đông Nam Á mà trên toàn thế giới, nghề viết báo bị sa sút là chuyện có thực.

Căn cứ vào một điều tra của Pew Research Center về nghề báo Hoa Kỳ thì một thập niên qua (2003-2012), có tới 16200 việc làm chuyên về báo chí trong các tờ báo Mỹ bị đóng sổ.

image
Báo in sụt giảm nhưng truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội lại bùng nổ
Nay, theo bài của Amy Mitchell trên trang của Pew tính tới tháng 3/2014 cả nước Mỹ chỉ còn có 500 báo điện tử (digital news outlets) tuyển 5000 người, tính ra trung bình mỗi cơ sở có 100 nhà báo và biên tập viên.
Nếu lấy thị trường báo chí Hoa Kỳ làm chuẩn thì 100 nhà báo cho một tòa soạn là con số vàng cho nghề báo thời nay?
Nếu các tòa soạn ở Indonesia, Việt Nam hay Trung Quốc có nhiều cây bút hơn thế thì số 'thừa ra' có phải thực sự đang làm báo hay những việc chỉ mang danh nhà báo?
Pew Research Center cũng khẳng định điều gần như ai cũng đã biết rằng thời gian qua, báo in sụt giảm nhưng truyền thông kỹ thuật số (digital media) và mạng xã hội bùng nổ.
Nếu như ngày trước, vụ Watergate bị phát hiện là một cột mốc cho báo in ở Mỹ và thế giới thì ngày nay, những câu chuyện lớn như WiliLeaks chống lại giới chức an ninh Hoa Kỳ cũng xảy ra hoàn toàn trên mạng.

Bài toán nghề báo

Nhưng công nghệ kỹ thuật số không chỉ làm thay đổi nghề báo.
Đến nghề in sách nay cũng phải đối mặt với sự lên ngôi của sách điện tử, e-book.
Một bài gần đây trên Financial Times nói rằng năm qua, ở Hoa Kỳ, có tới 28% đầu sách được bán ra thị trường là thuộc dạng e-book.
Ở Anh, cũng năm qua, số người mua sách dạng digital tăng từ 1/5 lên 1/4 thị trường.

image
Mấy năm qua, số người mua sách dạng digital tăng lên hẳn ở Anh và Mỹ
Nhưng dù công nghệ biến đổi, liệu ta có thể kết luận nghề báo sa sút tới mức sắp tan biến?
Tôi nghĩ rằng không phải vậy.
Các tờ báo ở dạng báo in, cũng như sách in bằng giấy có thể ngày càng ế khách, nhu cầu đọc, tìm hiểu tin tức của con người lại tăng lên hơn trước, chỉ có điều ở dạng tiêu thụ khác mà thôi.

Nic Newman từ Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters thuộc Đại học Oxford vừa công bố một báo cáo quan trọng, đánh giá nghề báo và cách thức đọc tin, sử dụng truyền thông kỹ thuật số (news digital media) ở Mỹ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Brazil và Nhật Bản.
Đây là một báo cáo dài, bạn nào muốn đọc xin tự tải xuống từ trang Reuters Oxford này, tôi chỉ lấy ra hai ý tôi cho là quan trọng.

Một là khả năng bán báo dạng điện tử trên mạng đã trở thành hiện thực.

Vài năm trước, một số báo như The New York Times, Washington Post, đã mở chế độ 'paywall', chỉ cho công chúng đọc một số bài miễn phí, còn lại ai muốn đọc thêm các bài có chiều sâu, hay đọc thường xuyên thì phải trả tiền.
Một số liệu do CJR đưa ra hồi tháng 8/2013 nói The Times Company, chủ của New York Times và Boston Globe dự tính kiếm được tới 300 triệu USD trong một năm, gồm 150 triệu từ tiền đọc báo trên mạng, phần còn lại là quảng cáo mạng.

Nay, cách làm ăn này đã khá phổ biến và lan ra nhiều nơi khác.

Vẫn theo Nic Newman, bản thân là một phóng viên BBC và vẫn thường hay từ Oxford về trụ sở của chúng tôi ở London để phổ biến các kiến thức anh tìm hiểu được, vai trò cá nhân của các cây viết nay quan trọng hơn cả cho tiếng tăm một tờ báo.

image
Ngoại trưởng John Kerry gặp một số blogger Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 2/2014
Thậm chí các cây viết có uy tín dễ dàng bỏ báo lớn ra mở một trang riêng như trang Business Insider của Henry Blodget, Daily Dish của Andrew Sullivan (blogger Mỹ gốc Anh), hay Vox Media của Ezra Klein, Nic Newman nêu ví dụ.
Trong thế giới mạng ngày nay, các tờ báo, toà báo có thể có vấn đề nhưng tương lai của nghề báo không phải vì thế mà tiêu tan.
Vì các công ty báo chí, các toà soạn nay không nhất thiết phải là nơi duy nhất để người ta làm báo với điều kiện làm báo không phải để kiếm sống mà vì một lẽ sống.
Đã có thời, các nhà báo đấu tranh, làm cách mạng chống thực dân đế quốc viết báo hoàn toàn vì lý tưởng.
Trước nữa, nhiều nhà tư tưởng, văn sỹ, thi sỹ châu Âu và châu Á đều sống khiêm tốn và viết không mệt mỏi để đưa ý tưởng đến công chúng bằng mọi cách họ có được mà không vì mục tiêu kinh tế.

Ngày nay, viết ra được giới thiệu tiếp, được chia sẻ ngay không chỉ đem lại niềm vui cho tác giả mà số người theo dõi (followers) và bấm 'like' trên Facebook còn là một thứ 'currency' (ngoại tệ cứng), tạo uy tín cho nhà báo.
Hiển nhiên, chỉ viết miễn phí thì không còn là một nghề mà là một cái nghiệp, và sự trông đợi của chính giới làm báo về địa vị thế xã hội của họ sẽ phải thay đổi.
Người thực sự làm báo chắc chắn vẫn sống được nhưng số này ít hơn trước và không đông, không oai bằng người làm nghề PR, tiếp thị và tuyên truyền.

Nghề báo không vì thế mà suy tàn, chỉ biến đổi từ dạng thức này sang dạng thức khác.



Nguyễn Giang


image

Phải làm gì khi con em phạm tội
Những thứ sẽ biến mất trong tương lai?
Hồ Chí Minh: con khủng long ba đầu, chín đuôi
Cuộc đời của người tị nạn
Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình
Giảm lệ thuộc vào Trung Cộng như thế nào
Du học: "Đi đi, đừng về!"
Vợ chồng và World Cup
Những mánh khóe và xảo thuật của đặc công Việt cộn...
Khoa học gia gốc Ấn thắng giải lương thực Thế giới...
TC đưa giàn khoan thứ hai gần VN hơn
Indonesia 'khó dẹp' khu đèn đỏ
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Tr...
Hiểm họa từ căn cứ quân sự trái phép TC xây trên đ...
Hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Bất ngờ và thất vọng sau vòng một
Tổng thống Obama loan báo kế hoạch bảo vệ Thái Bìn...
Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Cộng
Huyền thoại cây Sồi già
Hãy sống đúng nghĩa như một hoa hậu
Phở Việt ở Brazil 248.000 đồng/tô
Bóng Đá Mỹ: Số Đỏ
Phong trào 'Không bán nước' được hưởng ứng và lan ...
Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?
Đại sứ Trung Cộng Wang Min tố cáo chính quyền Hà N...
Người Việt ở Mỹ với Father's Day
Khi nào Việt Nam thay đổi
TS Hà Vũ: ‘TC chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN th...
Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!
Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới
Không tay chân vẫn câu được hơn 7.000 con cá
Những bằng chứng Trung Cộng tố cáo Việt Cộng
Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Tiểu bang California đặt tên đường “Ca nhạc sĩ Việ...
Thế Uyên, Tình dục là sự sống
Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh cao quyền lực
Trung Cộng 'Quốc tế hóa' tranh chấp Biển Đông?
Cả Thế Giới ghét TC
Nếu phải đánh nhau.?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.