Pages

Wednesday, January 14, 2015

Tội nghiệp Lục Bát

image
Lục bát là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam. Người Hoa không có lục bát. Ở Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan có lục bát với cách gieo vần giống như lục bát của chúng ta. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam đã sử dụng lục bát trong các tác phẩm của họ. Người bình dân trong những câu hò, câu lý, trong ca dao cũng đã đến với lục bát. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng thơ lục bát dễ làm, nhưng làm được một bài lục bát hay thì rất khó. Dở một chút thì lục bát thành vè ngay.

Nhưng có thật là lục bát dễ làm không?

Ở bậc trung học trước năm 1975, ngay ở năm đầu, tôi nhớ là học sinh lớp đệ thất cũng đã được dậy về luật thơ lục bát: chữ cuối của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám; chữ cuối của câu tám phải vần với chữ cuối của câu sáu, và chữ thứ sáu của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám … và cứ như thế tiếp tục trong suốt 3254 câu của truyện Kiều.

Cách hiệp vần lục bát như vừa nêu ra ở trên thoạt nghe thì có vẻ khó nhớ, nhưng chỉ cần lẩm nhẩm mấy câu đầu của truyện Kiều là nhớ ngay cách hiệp vần lục bát:

Trăm năm trong cõi người TA
Chữ tài chữ mệnh khéo  ghét NHAU
Trải qua một cuộc bể DÂU
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn lòng

image
Trong những câu trên, TA vần với LÀ; NHAU vần với DÂU, với ĐAU. Tuy dễ như vậy, nhưng hình như không phải người Việt Nam nào cũng biết cách hiệp vần của thơ lục bát. Mới đây, một cựu học sinh của một trường trung học danh tiếng ở Sài Gòn trước đây cũng đã lạc vận một cách tệ hại trong mấy câu gọi là lục bát của ông:

…Ấy ơi, ấy hãy vào ĐÂY
Cho em đổi lại cái QUẦN chút COI
Cái quần duy nhất của EM
Hôm qua anh lấy về BÊN ấy rồi …

Hôm nay mưa đổ sụt SÙI
Tớ không hong nữa cái QUẦN không PHƠI
Bên hiên vẫn vắng bóng NÀNG
Rưng rưng tôi nghiện cái QUẦN của em

Trong 8 câu lục bát, chỉ có mấy chữ EM, QUÊN và NÀNG, QUẦN là tạm có thể coi là có vần với nhau mặc dù có hơi khiên cưỡng. Những câu khác thì đều lạc vận. ĐÂY không thể vần với QUẦN; COI không thể vần với EM; SÙI không thể vần với QUẦN; PHƠI không thể vần với NÀNG.

Thơ tự do thì không cần phải có vần. Nhưng nếu một câu sáu kế đó là một câu tám thì đó là lục bát và phải theo luật của lục bát và phải hiệp vần.

Mấy câu đó được nghe thấy trong một cuộc họp mặt tất niên của các cựu học sinh mấy trường trung học ở Sài Gòn trước đây. Nguyên đó là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính gồm 42 câu kể chuyện một cuộc tình bi thảm của một thanh niên với cô hàng xóm. Mối tình chưa có dịp thổ lộ thì người phụ nữ trẻ qua đời. Bài thơ này đã được ít nhất hai nhạc sĩ phổ thành nhạc. Và một trong hai bản nhạc cũng được sửa lời để hát diễu, thành hai người lấy lộn quần của nhau vì cùng phơi trên một cái cọc giữa hai căn nhà. Nhưng rồi chính lời diễu của bài hát diễu đó cũng lại được sửa lại thành những câu lục bát lạc vận một cách thảm hại được hát lên trong buổi họp mặt vừa qua. 

image
Tác giả của những lời ca được sửa lại lần nữa với những câu lục bát què quặt ấy, theo bài tường thuật trên báo, cho biết có giữ bản quyền. Việc đó không cần thiết vì lục bát mà như vậy thì sẽ không có ai chôm chỉa của ông đâu khiến ông phải quá lo xa.

Nếu tác giả chỉ đọc cho vợ con nghe trong bếp thì tôi sẽ không bao giờ có ý kiến. Nhưng vì nó được phổ biến ở một nơi công cộng nên người nghe được quyền có ý kiến và nhận xét.

Có ý kiến vì tôi sợ rằng sẽ có người nghe hay đọc thấy những câu ấy rồi tưởng thơ lục bát là như thế rồi cứ thế mà bắt chước làm thơ lục bát thì tội cho cụ Tiên Điền biết là chừng nào. Bỗng nhớ hai câu bi thảm của Nguyễn Du:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Ba trăm năm nữa có dư / Biết còn ai khóc Tố Như Tiên Điền)

Thưa Tố Như tiên sinh, lục bát, thể thơ mà tiên sinh dùng để viết truyện Kiều đã bị thảm sát như vậy thì con số người khóc tiên sinh chắc chắn không phải là nhỏ.

Mà cũng tội nghiệp cho lục bát biết là chừng nào!  Ấy là chưa nói tới câu cuối (rưng rưng tôi nghiện cái quần của em) là một câu tuyệt đại cực kỳ nham nhở và dơ dáy.

Nên cũng tội nghiệp luôn cả Nguyễn Bính nữa.




Bùi Bảo Trúc

*****


Tội nghiệp cho “người tội nghiệp thơ lục bát”

Em này, trời bây giờ là chớm đầu đông. Khi chớm đông người ta hay buồn vẩn vơ em ạ. Chị của em hôm nay thì không những buồn vẩn vơ mà lại cộng thêm cái buồn không vẩn vơ tí nào. Ấy là vì chị vừa được đọc một bài viết của một người. Họ tội nghiệp cho thơ lục bát em ạ. Còn chị đọc xong thì lại tội nghiệp cho cái người tội nghiệp thơ lục bát.

Em ngạc nhiên ư? Thôi để chị kể em nghe nhé. Em biết đấy, chuyện một bài thơ hay một bản nhạc bị chế lời là thường tình. Có người chế hay, có người chế không được hay lắm. Về nhạc, có lẽ Lam Phương bị “chế nhạc” nhiều nhất em còn nhớ không. Thơ thì Nguyễn Bính cùng số phận. Có lẽ vì bài thơ của Nguyễn Bính có cái gì đó dung dị dễ khiến người khác “trêu ghẹo”. Em có nhớ chị  hay trêu vầy không: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh lè” (nguyên bản là xanh dờn). Trong nhiều bài chế ở net, chị thích bài này nhất vì tếu vui vô cùng.

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái cọc để phơi áo quần
Hai người nhầm lẫn tứ tung
Nàng như cũng có cái quần giống tôi
Để rồi có một lần phơi
Thế nào tôi lấy nhầm ngay của nàng
...Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Thấy nàng hé cửa gọi sang thế này
"Ấy ơi ấy hãy vào đây,
Cho tui đổi lại cái này chút coi"
Lần đầu tiên thấy nàng cười
Nàng che một tấm vải dày ngang eo
"Cái quần duy nhất của em,
Hôm qua anh lấy về bên ấy rồi."

... viết tiếp đoạn cuối:

Tui nghe rồi tủm tỉm cười,
"Cô đưa tấm vải rồi tui trả quần."
Nàng sao chẳng thấy tần ngần,
Kéo phăng tấm vải lộ thân ngọc ngà.
Làm tui vừa chạy vừa la,
"Đâu phải con gái mà là con trai."
Nàng rượt theo gọi: "Anh hai,
Sao anh hổng chịu trả tui cái quần."

Bài thơ này chả có “chỉnh” lắm về quy luật thơ lục bát nhưng đọc lên cũng xuôi tai và vui vì cái nội dung của nó.
Em có thấy hầu như “nhạc chế” hay “thơ chế” thường là không đúng âm luật phải không? Xưa nay chả ai thắc mắc về chuyện ấy vì …vui thôi mà.

Thế nhưng em biết không, mới đây có là một ông nhà văn của Nam CA nổi hứng nói về thơ lục bát. Gọi là “nổi hứng” thì cũng không đúng lắm. Dường như ông bị túng đề tài hay sao ấy cho nên ông viết một bài có tựa vầy “Tội nghiệp cho thơ lục bát”. Trong này, ông giảng cho khắp bàn dân thiên hạ nghe về quy luật thơ lục bát. Cơ khổ, ông cứ làm như chỉ có mình ông là …con nhà giáo, người bác học, thông thạo luật thơ còn người khác ngu hết cả. Rồi thì ông phê phán, ông chỉ trích, ông dè bĩu rằng đấy là bài thơ lạc điệu của một người cựu học sinh của một ngôi trường danh tiếng.

Thấy nhóm chữ “ngôi trường danh tiếng”, chị giật thót cả người em ạ. Em biết đấy, chị luôn bảo vệ những gì tốt đẹp của Việt Nam Cộng Hòa mình ngày xưa. Ở xứ tạm dung này, còn gì để nói cho thế hệ sau biết về một quê hương cũ, một tổ quốc xưa nếu như không nói về những cái tốt đẹp của nó em nhỉ? Chị vẫn nói rằng bốn ngôi trường lớn, danh tiếng của Sài Gòn ngày nào thường là nơi xuất thân của nhiều tài năng. Tất nhiên các trường ở tỉnh cũng có nhưng tính về đa số thì vậy. Tương tự ở ngoại quốc cũng thế. Một số tài năng thường xuất thân từ những ngôi trường danh tiếng. Chị đi tìm hiểu thì em ạ, giời ôi, người cựu học sinh ấy là ..đồng môn của ông! Hơn thế nữa, nhỏ hơn ông thì phải, có nghĩa đấy là sư đệ của ông.

Đó chính là lý do mà chị của em hôm nay có nỗi buồn không vẩn vơ. Hỡi ôi, thời buổi đảo điên nên những cái luân thường đạo lý, những cái như chị ngã em nâng, những cái như một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ, những cái như tôn sư trọng đạo, nghĩa đệ huynh, tình bằng hữu dường như hơi lộn xộn rồi em ơi.

Có đâu một người sư huynh, nghĩa là cùng học dưới một mái trường lại đem lên mặt báo chế diễu một cậu em không phải vì cậu ấy vi phạm lằn ranh quốc cộng, cũng chẳng phải vì cậu ấy làm chuyện ô nhục gia môn, mà chỉ vì cậu ấy mua vui cho bạn bè tại các buổi tiệc tùng của hội ái hữu cựu học sinh bằng cách hát một bài từ một bài thơ chế từ thơ Nguyễn Bính.

Em ơi

L nghĩa ngày nay tht là bun
Sư huynh sư đệ c lung tuông
Đem em ra diu ngoài đường ph
Nhng chuyn cn con, tht đáng bun!




Hoàng Lan Chi

*****

Jan 30, 2014
Để giúp một số bạn đọc trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những người mới tập làm thơ lục bát có thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát, người biên soạn xin được giới thiệu bài nói về luật thơ... dùng cho người mới tập làm ...

Mar 31, 2014
Ngay sau khi lá đơn xin nghỉ học bằng thơ “có một không hai” của học sinh được truyền, một đoạn thơ lục bát khác như lời đối đáp của “thầy cô” cũng đã được tung lên mạng với giọng điệu khá hài hước. Thư xin nghỉ học .

image

Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!!
Lại chuyện ý thức của người Việt
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ
Diễu Kim Jong Un để làm gì?
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại
Sáu bài học từ thiên tài
Vì sao dư luận quan tâm ông Thanh?
Thằng nhỏ cầm cái lon ...
Nước Pháp: Tuần hành lớn vì lý tưởng tự do
Chuyện tình: "em không thể yêu anh, Đảng ạ"!!!
Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?
Je suis Charlie: “Rụng rời”
Thượng Đế và Khoa học
Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt...
Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đ...
Vì sao phần lớn chúng ta thuận tay phải?
Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời...
Tờ 2 USD in hình con dê
Je suis Charlie
Họa sĩ bốn phương vẽ tặng Charlie Hebdo
Pháp săn lùng thủ phạm vụ xả súng
Nói với Việt Kiều
Bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì ở London
Vũ khí tối tân triển lãm tại AUSA-2014
Mỹ phản công Nga
Mỹ dùng cây Olive để chống chọi giá dầu
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Thế Chiến thứ III
Dự đoán kinh tế Trung Cộng 2015
Đồng hồ đếm ngược cho chế độ Putin
Lại bàn chuyện dân chủ
Xả súng làm 8 người Việt thiệt mạng tại thành phố ...
Văn học miền Nam hay văn học đô thị miền Nam?
Davis-Monthan: nghĩa địa máy bay
Dạy con trẻ thói lưu manh
Khi vợ hồi xuân…
San Jose: cấm sử dụng hộp, chén, đĩa, ly xốp Styro...
Thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của...
Hà Nội thiếu văn minh đô thị?
Giao thông Hà Nội là một kỳ quan thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.