Để giúp một số bạn đọc
trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những người mới tập làm thơ lục bát có
thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát, người biên soạn xin được giới thiệu bài
nói về luật thơ... dùng cho người mới tập làm thơ, chứ tuyệt nhiên không dám
múa rìu qua mắt các thợ thơ. Những chi tiết trong bài viết này là tổng hợp,
chọn lọc, biên soạn từ nhiều tài liệu tham khảo khác nhau, cũng có thể dùng
nguyên câu chữ của một tác giả khác... Các ví dụ cốt minh họa cho sát vấn đề
nêu ra chứ không đề cập tới yếu tố hay hoặc dở. Rất mong được quý bạn đọc góp
ý, bổ khuyết.
1 - Vần tiếng Việt:
Vần
là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng
Việt.
*
Tiếng việt có các vần sau:
*
Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với
các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép.
Ví
dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A.
Từ
THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N.
Từ
THANH có vần là ANH là nguyên âm A ghép với phụ âm kép NH.
*
Vần tiếng Việt nếu có hai nguyên âm đứng đầu thì tính cả hai nguyên âm đó. Ví
dụ: Từ TOANH có vần là OANH.
Tuy
nhiên cũng có trường hợp lại chỉ tính từ nguyên âm thứ hai. Việc xác định vần
trong trường hợp này nên tra cứu bảng thống kê vần trên đây để tham khảo. Ví dụ:
-
Từ “quện” có vần là “ên” chứ không phải “uên” vì trong bảng tra vần không có
vần “uên”.
-
Từ “giang” có vần là “ang” chứ không phải “iang” vì trong bảng tra vần không có
vần “iang”.
2 - Các loại vần trong thơ lục bát:
-
Một cặp thơ lục bát gồm hai câu: câu đầu 6 từ, câu hai 8 từ.
-
Thơ lục bát có các loại vần sau:
Mỗi
vần có hai dạng là VẦN BẰNG và VẦN TRẮC tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là
dấu) kèm theo nó. Ví dụ: vần “an” có “an”, “àn” là vần bằng, “án”, “ản”,
“ãn”,“ạn” là vần trắc.
*
Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền). Ví dụ:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
thì
từ “ta”, “nhau” có vần không thanh (không dấu). Còn từ “là” có vần có thanh
huyền (dấu huyền).
*
Vần bằng trong thơ lục bát: Từ thứ 6 câu lục và từ thứ 8 câu bát thường là vần
bằng. Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng (tức vần yêu) của câu
bát. Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với vần chân câu lục tiếp sau...
*
Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng. Ví dụ:
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
Các
từ “nhện” và “quện” mang vần trắc. Trường hợp này rất ít khi dùng. Nếu sử dụng
thì bao giờ từ thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải dùng thanh trắc.
*
Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
Một đời đuổi bóng bắt hình
Tóc sương mới ngộ ra mình ngu ngơ.
Thì
vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các
vần chân.
*
Vần chính và vần phụ: Vần gieo ở câu trước là vần chính, vần gieo ở câu sau là
vần phụ. Nếu vần câu sau cùng vần với vần câu trước thì cũng là vần chính.
*
Vần yêu: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ
thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh với từ thứ 4. Ví dụ:
Yêu em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
*
Điệp vận: Vần tiếp sau giống hệt vần trước.
*
Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng một vần
thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe không hay. Ví dụ:
Cả đêm thao thức bồn chồn
Râm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.
*
Lạc vận: Là vần chân câu lục sang vần lưng câu bát, vần chân câu bát sang vần
chân câu lục tiếp theo lại không cùng vần, đọc nghe mất âm điệu. Ví dụ:
Mang danh kẻ sĩ Bắc Hà
Lại chui vỏ ốc, lại chuồn đi đâu.
*
Vần thông và lân vận (vần ép): Các vần nối tiếp nhau phải cùng vần (vần chính),
nếu vần tiếp theo khác hẳn vần chính thì lạc vận, nếu gần giống vần chính thì
gọi là lân vận, nếu vần đọc lên nghe na ná vần chính thì gọi là vần thông (vần
phụ). Ví dụ:
Lù lù ngồi giữa công đường
Ra oai có vẻ ông hoàng ta đây.
3 - Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
A
- Mô hình:
Các
từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu
lục 1: * B * T * B
Câu
lục 2: * T T * * B
Câu
bát 1: * B * T * B * B
Câu
bát 2: * T * B * T * B
(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, * là tự do.)
B
– Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
-
Các từ 2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc (xem mô hình trên).
-
Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.
-
Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ thứ 2 câu
lục là thanh trắc thì phải đưa vềdạng tiểu đối. Tức là chia câu lục làm 2 về,
mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc, từ thứ 6 phải là thanh
bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:
Đi vạn dặm, viết nghìn trang
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.
Chú
ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân, trường hợp hãn
hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ:“Khi tựa gối, khi cúi đầu”... Nếu làm thơ
nghệthuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.
-
Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối thì từ thứ 4
phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và 6). Nếu ở câu bát đã
gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ 6 phải dùng thanh trắc.
-
Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu)
và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh
huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?
4 - Họa thơ lục bát:
-
Khi họa thơ lục bát cần tuân thủ nghiêm yêu cầu: Từ thứ 5, 7 ở câu bát và từ
thứ 5 câu lục không được trùng với bài xướng.
-
Khi họa nguyên vận thơ lục bát phải dùng đúng vần (cả vần chân và vần lưng) với
bài xướng. Nhưng cũng có thể chỉ họa đúng vần chân cho dễ hơn...
5 - Tập Kiều và lẩy Kiều:
-
Tập Kiều là lấy nguyên văn câu lục và câu bát ghép lại với nhau thành một bài
thơ lục bát hoàn chỉnh. Chú ý: không được thay đổi một từ nào, cũng không được
lấy cả cặp câu lục bát liền nhau.
-
Lẩy Kiều là mượn từng câu trong Truyện Kiều, có sửa đổi đôi chút, rồi ghép lại
thành một bài thơ có nội dung định thể hiện, không bắt buộc phải giữ nguyên vần.
6 - Tiểu đối:
Thơ
lục bát không bắt buộc phải dùng tiểu đối. Nhưng nếu sử dụng thì ở câu lục chia
hai phần phải đối nhau toàn diện (thanh, ý, từ). Còn câu bát cũng chia hai phần
chỉcần đối ý, riêng từ thứ 4 và từ thứ 8 phải đối cân cả thanh và ý.
Trần Mỹ Giống
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.