Sau
khi nhận định Tòa đã xử lố Dương Tự Trọng 6 năm tù ở hành vi “tổ chức người
khác trốn đi nước ngoài trái phép”, chuyên gia luật Trịnh Minh Tân lại đặt vấn
đề: Phải chăng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm của TP Hà Nội đã bỏ lọt hành vi
che giấu tội phạm của bị cáo này?
Việc
trốn đi nước ngoài của Dương Chí Dũng là nhằm mục đích trốn tránh việc xử lý
của pháp luật về hành vi phạm tội trước đó của ông ta. Nội dung này đã được thể
hiện rõ trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án và nội dung trong bản án
của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bị cáo Dượng Tự Trọng và các đồng phạm đều biết
mục đích này. Nhưng còn tội che giấu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng lại
“quên” mất?.
Điều
21 Bộ luật Hình sự đã đưa ra khái niệm “che giấu tội phạm” như sau: “Người nào
không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu
người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở
việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.
Điều
313 về tội “che giấu tội phạm” có hai khoản, Khoản 1 quy định: “Người nào không
hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5
năm: … Điều 278, các Khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);… Điều 289, các khoản
2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ);…”.
Đây
cũng là yếu tố cấu thành cơ bản của tội danh “che giấu tội phạm”.
Căn
cứ vào khái niệm che giấu tội phạm quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự thì nội
dung của các yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 thể
hiện qua:
Khách
quan
Hành
vi che giấu tội phạm nói chung thường được thực hiện đa dạng. Trong vụ án Dương
Tự Trọng và các đồng phạm cũng có dấu hiệu chung là tuy không có hứa hẹn trước,
nhưng sau khi biết Dương Chí Dũng bị cơ quan điều tra khởi tố, Dương Tự Trọng
và các đồng phạm đã tiến hành một loạt các hoạt động để Dương Chí Dũng thực
hiện hành trình đi trốn (sang Campuchia, Singapore) và nơi ẩn náu cuối cùng
(Mỹ) để khỏi bị bắt.
Tội
phạm đã hoàn thành khi Dương Tự Trọng và các đồng phạm thực hiện các hành vi
nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội che giấu tội phạm. Do
đó dù kết quả có che giấu được hay không thì người thực hiện hành vi phạm tội
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (ngoài các quy định của pháp luật về việc
miễn trách nhiệm hình sự).
Nếu
chỉ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trong nước (như che giấu trong nhà, đưa đi
trốn ngoài đảo, trên rừng…) thì các bị cáo chỉ phạm một tội là tội che giấu tội
phạm. Nếu đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài thì ngoài việc phạm tội che
giấu tội phạm, các bị cáo phạm thêm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái
phép.
Khách
thể của tội phạm: tội che giấu tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường và
đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra và xử
lý tội phạm.
Chủ
quan
Tội
phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Trong vụ Dương Tự Trọng và các đồng phạm đưa
Dương Chí Dũng đi trốn, các bị cáo biết tội phạm đã được thực hiện, đồng thời
hiểu được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho
người phạm tội (Dương Chí Dũng) trốn tránh, gây cản trở cho việc điều tra, khám
phá và xử lý tội phạm.
Có
một điểm lưu ý là người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện,
nhưng không nhất thiết phải biết chi tiết, tường tận, cụ thể và các diễn biến
của tội phạm mới cấu thành tội che giấu tội phạm. Trong trường hợp này, người
phạm tội che dấu tội phạm chỉ cần biết Dương Chí Dũng đã thực hiện tội phạm là
đã có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 313.
Trong
tội che giấu tội phạm, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Chủ
thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự.
Việc
không truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo về hành vi “che giấu tội phạm” là
để lọt tội phạm.
Trong
trường hợp bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội che giấu tội phạm thì cũng chỉ bị áp dụng theo Khoản 1 Điều 313:
“Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại
các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 5 năm: …Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);… Điều
289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ)”.
Tại
sao chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 mà không là
Khoản 2 Điều 313?
Khoản
2 Điều 313 quy định: “Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản
trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội,
thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Mặc
dù bị cáo Trọng và các bị cáo khác đều có chức vụ, quyền hạn trong phạm vi
ngành nghề của mình, nhưng họ không lợi dụng dụng chức vụ quyền hạn vào việc
đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài trái phép nhằm giúp Dũng trốn tránh sự
trừng phạt của pháp luật, mà hành vi phạm tội của họ hoàn toàn độc lập với chức
vụ quyền hạn của mà họ có.
Án
sơ thẩm đã tuyên, các bị cáo có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng
nghị. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội lập cáo trạng truy tố, nhưng để lọt tội
thì khả năng viện kiểm sát này kháng nghị là không có. Nhưng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án để kháng nghị theo hướng theo
hướng hủy bản án sơ thẩm để đều tra lại với lý do để lọt tội.
Do
bị truy tố xét xử theo Khoản 3 Điều 275 nên Dương Tự Trọng và các bị cáo bị
tuyên mức hình phạt tù khá cao. Nếu vụ án được điều tra, truy tố, xét xử lại
thì mức hình phạt sẽ giảm, dù có bị truy tố, xét xử về hai tội danh: Tội tổ
chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Khoản 2 Điều 275 và tội che
giấu tội phạm theo Khoản 1 Điều 313.
Mức hình phạt tù của cả hai tội công lại cũng sẽ vẫn nhẹ hơn bị xét xử theo
Khoản 3 Điều 275, nhưng sẽ “tâm phục, khẩu phục”, vì mục đích của các bị cáo là
che giấu tội phạm. Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài cũng nhằm
mục đích này.
DƯƠNG TỰ TRỌNG MẮNG KHÉO
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Báo
chí phương tây cụ thể là tờ TIME có vẻ hào hứng bình luận về bức ảnh Dương Tự
Trọng được đăng trên trang WORDTIME.
Vô
tình hay có ý nghĩa khi mặc chiếc áo thun BLACK FLAG ra hầu tòa để anh em ông
đấu phé với Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và tòa án của nhà nước Việt Nam thì chỉ có
ông Dương Tự Trọng mới có câu trả lời thú vị nhất.
Tuy
nhiên có thể giả định là bản thân ông Dương Tự Trọng có ấn tượng sâu sắc với
lời của bài hát POLICE STORY. Điểm qua những lời cung và thái độ trước
phiên tòa, ông có vẻ đã xác định 1 thái độ bất hợp tác với nhà nước Việt Nam .
Thông điệp chuyển tải chính là chiếc áo BLACK FLAG và từng ý
nghĩa trong ca từ của bài hát, được Vang Anh tạm chuyển ngữ bên dưới, là CÂU
CHUYỆN CẢNH SÁT.
Câu
chuyện cảnh sát
Thành
phố chết tiệt này
Được điều hành bởi những con lợn
Chúng tước đoạt mọi quyền lợi
Ngay từ tất cả những đứa trẻ
Được điều hành bởi những con lợn
Chúng tước đoạt mọi quyền lợi
Ngay từ tất cả những đứa trẻ
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến mà chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến mà chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Đi
bộ xuống các đường phố
Tôi quật chúng xuống
Chúng nó đánh tôi trên đầu
Với 1 cây gậy chuyên dụng
Tôi quật chúng xuống
Chúng nó đánh tôi trên đầu
Với 1 cây gậy chuyên dụng
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
TÔI
KHÔNG CÓ LÀM GÌ – TÔI KHÔNG CÓ NÓI GÌ
Tôi nói với chúng nó
Chúng nó bỏ tôi vào tù
Tôi nói với chúng nó
Chúng nó bỏ tôi vào tù
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Tôi
đi ra tòa án,
Vì tội phạm của tôi,
Đứng xếp hàng trả tiền tại ngoại,
Tôi có thể ở tù một thời gian
Vì tội phạm của tôi,
Đứng xếp hàng trả tiền tại ngoại,
Tôi có thể ở tù một thời gian
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
TTXVA
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.