Những
bài viết của nhóm Giao Điểm làm tôi thấy e ngại, vì thấy cái yếu tố nhân danh
bắt đầu lộng hành.
Nhân
danh sẽ dần thành phe đảng, thù hận, mê muội và đây thật là một điều đáng tiếc.
"Tội
ác của nhân loại thường khởi đầu bằng những nhân danh. Nhân danh càng mỹ
miều, tội ác càng lớn lao, điều nghịch lý là nhân loại vẫn cần những nhân
danh, vẫn khổ đau, hạnh phúc và lớn lên trong những nhân danh này.”
(HoangNguyen)
Bùi
Kha, cái tên này nghe quen quen, hình như tôi có đọc qua một số bài của cây
viết này đâu đó, nếu không lầm thì là những bài trong nhóm Giao Điểm là một
nhóm những nhà trí thức cao cấp mà tôi chưa được hân hạnh quen biết (trừ một người
thuộc thành phần ngoại vi là ông giáo sư Hoàng Hà Thanh có bài đăng trên báo của
nhóm này) nhưng theo sự dò hỏi cũng lơ tơ mơ không kém của tôi trong giới chính
trị thì được nhận định rằng đây là một nhóm trí thức Phật Giáo quá khích và ...
“hơi” khuynh Tả.
Cái
chữ khuynh tả hay khuynh hữu này hiện nay thật nguy hiểm vì rất dễ bị lạm dụng
để chụp mũ lẫn nhau, nên tôi chỉ nghe qua rồi bỏ vì có thể quan điểm chính trị
của tôi, về sự ngay tình cần thiết khi tìm học lịch sử cân đại cũng sẽ bị chụp
mũ là khuynh tả.
Vậy
thì cứ tạm gạt ra ngoài cái chuyện khuynh tả đi nhưng chuyện Phật Giáo quá
khích thì chính tôi cũng cảm nhận được những chấn động nguy hiểm mà những nhà
trí thức Giao Điểm đang phát động.
Chấn
động đầu tiên là trong một lần đi lễ chùa, tôi tình cờ đọc được một tập tài
liệu phát không của nhóm này đả kích mãnh liệt những tín lý thuộc phạm vi đức
tin thần học của đạo Công Giáo thí dụ như sự tích Abraham bỏ con vào lò lửa để
chứng tỏ sự trung thành với Chúa, tín lý đồng trinh mẫu tử nhất là những gì
liên quan tới toà thánh Vatican .
Tôi
không muốn nhận xét là những lời đả kích này đúng hay sai. Khi bước vào phạm
trù đức tin và tín lý thần học của một tôn giáo, thì không thể dùng lý trí để
nói đúng hay sai vì những người công giáo cuồng tín, cũng có thể đưa ra những
đả kích tương tự, đối với một số huyền thoại có ghi trong kinh sách Phật giáo
sơ cấp. Làm sao giải thích được những sự tích kỳ bí về sự đản sinh của Đức Phật
trong vườn Lâm Tỳ Ni, vừa chào đời đã bước đi 7 bước, dưới chân nở những hoa
sen.
Hình
ảnh đẹp biết chừng nào để diễn tả lòng tôn kính của con người với một vĩ nhân,
có gì để phải luận bàn, và hình ảnh này tác hại gì đối với giáo lý của Đức Phật
Sankyamuni.
“Đồng
trinh mẫu tử” có khác gì như “sự tích” hoàng hậu mơ thấy voi trắng xà xuống ấn
vào hông bên phải hoài thai và hạ sinh thái tử nhẹ nhàng khi đứng dựa vào một
cành cây. Có là sự thật không. Có thể lắm chứ trong thực tế y khoa được giản
lược và huyền thoại hoá. Người ta muốn gạt bỏ đi những chi tiết xét ra thừa
thãi về lịch sử một vĩ nhân, nhất là khi muốn thánh hoá nhân vật này.
“Đồng
trinh mẫu tử” có thể có được không. Cãi cho cùng là có thể lắm chứ nếu người ta
hiểu rằng theo khoa học thực nghiệm thì khởi thuỷ của mọi sinh vật trước khi
tiến tới sinh sản hữu tính là giai đoạn tự sinh “nẩy chồi bourgeonnement ” là
một sự sinh sản hoàn toàn vô tính, kế đó là giai đoạn lưỡng tính và sau cùng
mới là sinh dục. Tôn giáo vốn là cái đích vô vọng của khoa học, mang cái ngắn
hạn xo với cái dụng ý vô cùng thì cũng vô vọng không kém.
Một
số tín lý tôn giáo thường được huyễn hoặc hoá mang tính biểu tượng, thuộc loại
“ngôn tại ý ngoại” để diễn tả một ý niệm siêu hình hoặc một giáo lý nào đó. Nói
theo Phật giáo có lẽ người ta phải chấp nhận, hoặc tự động chấp nhận nó trên
quan điểm: “không thể nghĩ bàn” vì đã được tin như thế ở thời đại nó xuất hiện,
hoặc chỉ nên nghĩ bàn với tất cả sự tôn kính nếu không muốn giết nhau.
Vì
thế tôi đã nói với vị Phật tử đang phát những tài liệu của nhóm Giao điểm là
theo ý của tôi, thì nên mang những tài liệu này ra khỏi khuôn viên của chùa nếu
không muốn có người đến phóng hoả đốt chùa này.
Nói
về đức tin thì thật vô cùng vì thế nếu có phải nói đến tôn giáo vì một nhu cầu
nghiên cứu hay tìm hiểu hay ngay cả phãm bình một số hành động của giới tu sĩ
hay đạo hữu, tôi thật e dè không giám tỏ ra bất kính với bất cứ đức tin nào.
Đạo
Cao Đài khởi đầu với những buổi cầu cơ của những ông công chức công bộc của chế
độ thuộc địa (đó là một sự kiện lịch sử), đạo Hoà Hảo khởi đầu với ông Đạo
Khùng, Đạo Sển (cũng là một sự kiện lịch sử) nhưng khi đạo này đã có hàng triệu
tín đồ là một câu hỏi lớn mà mọi người phải dè dặt khi nói đến đức tin.
Nói
như vậy không có nghĩa là người ta không có quyền truy vấn, nghiên cứu về những
đức tin dưới ánh sáng của lý trí. Phật giáo chẳng nói như vậy sao. Có đại nghi
mới đại ngộ, tuy nhiên, cũng chẳng nên quên là “mọi thái độ quá khích khi truy
tầm sự thật sẽ làm lương tâm chúng ta mất đi sự ngay tình, từ đó sẽ chẳng thể
đạt tới sự thật, sự thật bừng sáng như chữ đại ngộ của Phật giáo.”
Ông
Bùi Kha bênh vực ông sư Nhất Hạnh, tôi có thể đả kích hoặc cật vấn cung cách
hay đức hạnh của ông ta dưới lớp áo nâu sòng. Tôi có thể cật vấn dụng tâm và
đặt vấn đề sinh hoạt thực sự dưới lớp áo nâu của “người đàn ông này” nhưng mọi
tranh luận chỉ có giá trị và bổ ích khi trả lời được câu hỏi: “Chúng ta có tìm
ra được sự thật nào không qua những tranh luận này, chúng ta có đủ bình tĩnh và
ngay tình để chấp nhận sự thật hay chỉ thêm mờ mắt về những thiên kiến và nhân
danh”.
Nói
đến Nhân danh, tôi lại nghĩ đến ông thân sinh của tôi và câu nói của ông đã
được tôi dẫn trích trong một cuốn sách đang hoàn thành: “Tội ác của nhân loại
thường khởi đầu bằng những nhân danh. Nhân danh càng mỹ miều, tội ác càng lớn
lao, điều nghịch lý là nhân loại vẫn cần những nhân danh, vẫn khổ đau, hạnh
phúc và lớn lên trong những nhân danh này.”.
Nhóm
Giao Điểm, có sự quy tụ những trí tuệ cao cấp và quý giá của Phật học mà những
người đang tìm học Phật như tôi rất ngưỡng mộ và mong muốn lại gần để học hỏi,
nhưng qua những bài viết của nhóm này cũng làm tôi thấy e ngại, vì đã thấy cái
yếu tố nhân danh bắt đầu lộng hành. Nhân danh sẽ dẫn thành phe đảng, thù hận,
mê muội và đây thật là một điều đáng tiếc.
Cũng
là một chuyện nhỏ thôi, vợ tôi là một học sinh của trường trung học Quốc Gia
Nghĩa Tử. Sau này người ta thành lập một hội, mới đầu chỉ nhân danh tên mái
trường cũ và những tình thân bạn bè, mới đây thì sự nhân danh này trở thành
phức tạp hơn, khi có đề nghị điều kiện gia nhập phải là Quốc Gia Nghĩa Tử, và
phải được xử dụng cho con của mọi tử sỹ dù là những người không học trong
trường này. Vợ tôi bắt đầu lo lắng về cái điều kiện này vì bà ta là một trong
số rất ít không phải con tử sĩ mặc dầu đã được học trong trường.
Đấy
... người ta cần nhân danh để đến với nhau và cũng vì nhân danh để chia lìa
nhau, do đó phải hết sức thận trọng khi sử dụng yểu tố này.
Trong
hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta, những người Việt Nam đã phải lặn ngụp trong đủ
thứ nhân danh, cách mạng, giải phóng, Cộng Sản, Tư bản, Quốc Gia, Quốc tế, Tự
Do, Độc Tài, Công Giáo, Phật Giáo...
Di
luỵ của những nhân danh này còn kéo dài cho đến mãi hiện nay và nói như nhà văn
nữ Dương Thu Hương thì chúng ta đều sống trong những thiên đường mù của thiên
kiến và ảo tưởng.
Tôi
cũng đã từng mù loà như vậy và hiện đang cố gắng tỉnh trí để tách mình ra khỏi
những gông cùm của thiên kiến và nhân danh này, vì thế mà tôi không khỏi hốt
hoảng khi đọc những quan điểm của nhóm Giao Điểm, thí dụ như bài viết mới đây
của tác giả Bùi Kha về “triều đại” Ngô Đình Diệm.
Ông
Kha là một học giả Phật học uyên bác mà tôi rất mong muốn đọc ông để học hỏi,
nhưng có thể cung cách trình bầy của ông đã khiến tôi cũng phần nào nghi ngờ
rằng cái nhãn hiệu khuynh tả của ông cũng phản ảnh phần nào sự thật”.
Tôi
hi vọng cái cảm giác này chỉ là do cách trình bầy của tác giả mà thôi. Thí dụ
trích dẫn đoạn sau đây của Bùi Kha:
“Lực
lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công Giáo chiếm 7%
dân số miền Nam, ngoại trừ một số rất ít thuộc các tôn giáo khác, còn số người
Công Giáo làm nòng cốt cho Tổng Thống Diệm là thành phần đã từng theo hay cộng
tác đắc lực với Pháp, nay Pháp thua bỏ về nước, họ theo chân Mỹ chạy vào Nam
dưới sự hướng dẫn của Đại Tá tình báo Lansdale với khẩu hiệu “Đức Mẹ đã vào
Nam”.
Trong
lúc đó tại miền Bắc, ông Hồ Chí Minh nhận thức lực lượng cách mạng trong mối
tương quan giai cấp nông dân và thợ thuyền khởi đi từ bản tuyên ngôn của Karl
Marx...”.
Tôi
không thể đồng ý với nhận định bao dàn, vu khoát và nặng mùi khẩu hiệu giáo
điều này. Chỉ nói ngắn lại cho đến ngày chót của chế độ Ngô Đình Diệm, hiển
nhiên lực lượng chủ chốt đối đầu với Công sản miền Bắc không phải là Công Giáo.
Gia đình tôi là một trong hàng vạn gia đình ở miền Nam đã chống Cộng nhưng không phải
Công Giáo. Dưới thời ông Diệm nhiều ghế bộ trưởng hoặc những người được tín cẩn
không phải là Công giáo từ Cao Xuân Vĩ cho tới Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông, Vũ
Văn Mẫu, Trần Chánh Thành đều là những Phật tử có truyền thống.
Đặc
biệt trong hàng bộ trưởng, một trong những chiến lược gia chống cộng hàng đầu
là bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành không là Công giáo. Không những thế,
ông Thành vẫn có sự tôn trọng đặc biệt của ông Diệm. Khi xưng hô với ông Thành,
ông Diệm vẫn một điều “thưa ngài” hai điều thưa ngài.
Còn
những người như các ông Thúc, Thông, Mẫu phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là
những người mà từ trong gia đình cho đến cá nhân đều là những phật tử thuần
thành. Họ cũng là những người quốc gia chân chính, làm sao có thể chụp mũ họ
một cách hàm hồ là “những thành phần từng theo hay cộng tác đắc lực với Pháp
nay theo chân Mỹ chạy vào Nam ”.
Trước
ngày về với phe quốc gia, ông Trần Chánh Thành từng hoạt động cho Việt Minh,
Gia đình tôi, cá nhân tôi cũng từng lặn lội khắp núi rừng Việt Bắc trong cuộc
kháng chiến cho tới năm 1950 mới vào thành vì những lý do ngậm đắng nuốt cay
khi Việt Minh bắt đầu lộ rõ quan niệm đảng trị và chịu áp lực manh mẽ của Trụng
Cộng và chủ trương quá khích bạo hành Maoist.
Trên
đây chỉ là đơn cử một đoạn nhỏ trong bài viết, độc giả của có thể truy cập để đọc
lại bài này được đang lại trên tờ Việt Weekly. Riêng tôi chỉ muốn nói một điều
là chính cái quan điểm quá khích và thiên vị của tác giả Bùi Kha, đã làm mờ đi
nhiều sử liệu và những dữ kiện giá trị được tác giả nói tới trong bài viết về
chế độ Ngô Đình Diệm.
Đông Duy
05/05/2013
Xuất
chiêu không bình thường (vụ Mỹ Yên)
Đảng
CSVN vốn nổi tiếng về thủ đoạn chính trị, một phần học được từ Liên Sô, một
phần từ Trung Quốc và một phần do quá trình hoạt động. Chính nhờ những kinh
nghiệm già giặn này, sau khi chiếm miền Nam , Đảng CSVN đã lần lần thanh
toán hay vô hiệu được hầu hết các tổ chức đấu tranh võ trang, chính trị hay tôn
giáo chống lại họ. Nhưng trong vụ phản kháng của giáo dân giáo xứ Mỹ Yên thuộc
Giáo Phận Vinh, chúng tôi thấy cả chính quyền địa phương lẫn trung ương đều đã
hành động rất luộm thuộm. Điều đáng buồn cười là Đảng CSVN đã phải huy động cả
nhóm Giao Điểm ở hải ngoại để “trợ chiến”!
ĐƯA
GIAO ĐIỂM VÀO TRẬN
Ngày
20.9.2013, tờ Nhân Dân điện tử, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CSVN, đã
cho đăng một cách trình trọng bài “Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc”
của Trần Chung Ngọc, thủ lãnh của nhóm Giao Điểm, phê phán các “sự bất lương”
của các cơ quan truyền thông tiếng Việt nổi tiếng ở hải ngoại là BBC, VOA, RFA,
RFI, và chứng minh “Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc”! Trần
Chung Ngọc nói rằng với 80% dân số, Phật Giáo đã tham gia tích cực vào hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Đảng Cộng Sản với ngụ ý rằng các tôn
giáo khác, nhất là Công Giáo, không “đồng hành” với Đảng Cộng Sản như Phật Giáo
nên không phải là “tôn giáo chân chính”!
Trong
khi đó, trên website sachhiem.net của nhóm Giao Điểm lại đăng thư ngỏ
của một giáo dân xứ Nghệ đề ngày 19.5.2013 gởi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp,
giảng dạy tại sao Giáo Phận Vinh phải tôn trọng luật pháp. Tác giả kể lại một
số sự kiện đã xảy ra và đặt câu hỏi: “Giả thử họ (chính quyền) nhân nhượng
chúng ta thì các tôn giáo khác cũng bắt chước, nhà nước bó tay để xã hội bạo
loạn?” Đọc nội dung lá thư này, chúng ta thấy ngay đó là lá thư đã được
viết theo sự chỉ đạo của chính quyền.
Trong
phạm vi bài này, chúng tôi chỉ nói đến hai vấn đề: (1) Đảng CSVN đã dùng hạ
sách khi xử dụng nhóm Giao Điểm ở hải ngoại để đối phó với Giáo Hội Công Giáo.
(2) Trong cương vị của một quốc gia, Đảng và chính quyền cần biết phải hành xử
như thế nào khi xảy ra những bất đồng vớí những thành viên của một chủ thể vừa
là một quốc gia vừa là một tôn giáo như Vatican .
SỬ
DỤNG CÔNG CỤ GIAO ĐIỂM
Ở
hải ngoại ai cũng biết từ ngày thành lập đến nay, nhóm Giao Điểm có hai chủ
trương chính là đánh phá Thiên Chúa Giáo và bênh vực Đảng và nhà cầm quyền
CSVN. Mới đây, khi Bùi Hồng Quang, một sáng lập viên của nhóm Giao Điểm, đem
báo Giao Điểm về in ở Việt Nam và khi đem ra đã được Tổng Cục An Ninh giới
thiệu đây là tạp chí “phục vụ cho việc tuyên truyền vận động đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước ta”.
1- Đánh phá Thiên Chúa Giáo
Trong bài “Trừ Tà – Hiển Chánh và Độ Sinh” phổ biến trên sachhiem.net ngày 28.3.2012, Trần Chung Ngọc, cây viết chủ lực của Giao Điểm, đã xác định chủ trương của Giao Điểm như sau:
“Có thể nói, những bài viết về Ki Tô Giáo, đặc biệt là về Công giáo và Tin Lành thuộc mục “Trừ Tà”. Bởi vì những sự kiện lịch sử đã chứng tỏ bản chất của Ki Tô Giáo là một “tà đạo”, và đưa ra những sự thật về bản chất “tà” của Công giáo chính là để “trừ tà”.
Ngoài những bài chống Công Giáo đăng trên sachhiem.net, hàng ngày chúng ta thấy nhóm vệ tinh của Giao Điểm mang những tên như Trần Quang Diệu, Duyên Sinh (cùng vùng Redmond, WA 98052 với TQD), Bảo Quốc Kiếm, Baos Tam tambaos@gmail.com (cùng vùng Finney County, Kansas với BQK), Phạm Hòang Bá tự Phạm Hoàng Vương, Trần Tiên Long (Trần Văn Quý), Giác Hạnh, Hoàng Thục An, v.v…, không ngừng nghĩ mang những bài chống Công Giáo của Giao Điểm tung lên khắp các diễn đàn Internet. Trong vụ Mỹ Yên, Baos Tam tambaos@gmail.com là tên xung kích hàng đầu.
Đây
là chủ trương mà Karl Marx đã đưa ra: “Xoá bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc ảo
tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân.” Kể
từ cuộc Cách Mạng Tháng 10 cho đến khi các chế độ cộng sản Liên Sô và Đông Âu
sụp đổ, các đảng cộng sản luôn thực mục tiêu này. Nhưng những tên sát thủ Công
Giáo như Karl Mark, Lénine, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đều đã qua
đi và chủ nghĩa cộng sản cũng đang qua đi, Giao Điểm là cái thá gì mà Đảng CSVN
dùng chúng để thực hiện chủ trương của Marx?
2-
Đòi tôn giáo phải “đồng hành” với Đảng CSVN
Bài
“Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc” của Trần Chung Ngọc được đăng trên
tờ Nhân Dân với mục đích kêu gọi Công Giáo phải đi con đường của Phật Giáo là
làm công cụ cho Đảng CSVN. Trần Chung Ngọc đã mô tả việc Phật Giáo “đồng hành
với dân tộc” như sau:
“Từ
xưa tới nay Phật giáo ở Việt Nam
luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp
thuộc, nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, bảo vệ những người yêu nước chống
Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà
sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của
thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết,
không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương “thà mất nước chứ
chẳng thà mất Chúa…”.
Thật
ra, Trần Chung Ngọc chỉ lặp lại những sự kể công của một số cao tăng lãnh đạo
Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đối với Đảng Cộng Sản. Một thí dụng cụ thể là trong
lễ ra mắt Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước hôm 7.11.1981 tại Hà Nội, Hoà Thượng Trí
Thủ, nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang, đã đọc một bức thư
gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:
“Suốt
ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng, nhiều
tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác
Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam
ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của
người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch
và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Nhưng
sự “đồng hành” của Phật Giáo với Đảng CSVN thật là thê thảm. Sau khi chiếm miền
Nam, Đảng CSVN đã gọi nhóm Phật Giáo Ấn Quang đi theo họ là “Phật Giáo phản
động”, rồi thành lập một Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước gồm khoảng 90% các tổ chức
Phật Giáo ở trong nước và đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc. Nhóm Phật
Giáo chống đối bị thanh toán hay vô hiệu hóa.
“Đồng
hành với dân tộc” theo kiểu của Phật Giáo Ấn Quang, chắc chắn Giáo Hội Công
Giáo của Việt Nam không bao giờ chấp nhận, vì đi với Đảng CSVN là đồng lõa với
tộc ác, đưa dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến kéo dài 30 năm với nhiều giết
chốc tang thương, sau đó kìm hãm đất nước trong tình trạng lạc hậu. Không có
Đảng CSVN, ngày nay ít ra Việt Nam
cũng ngang hàng với Thái Lan. Nhưng hiện nay Việt Nam có dân số trên 92 triệu
với diện tích 331 698 km², nhưng tổng sản lượng quốc nội (GDP) chỉ khoảng 140
tỷ USD, trong khi Thái Lan có dân số khoảng 68 triệu với diện tích 514.000 km²,
nhưng GDP lên tới 345 tỷ USD. Đảng CSVN đang áp dụng một chế độ mà đa số người
dân trong nước cũng như thế giới đều nguyền rủa. Blogger Người Buôn Gió ở trong
nước đã đặt câu hỏi:
“Một
bài viết lủng củng, ý tứ đối nghịch nhau, loạn ngôn, giọng điệu hằn học chia rẽ
tôn giáo, kích động hận thù của Trần Trung Ngọc lại được báo Nhân Dân đưa lên.
Chả lẽ không còn ai viết được hơn nữa sao?”
ĐƯỜNG
LỐI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Điều
cần phải lưu ý là Vatican vừa là một quốc gia
vừa là một giáo hội. Đức Giáo Hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia lãnh đạo chính
phủ của Thành Vatican, vừa là giám mục Giáo Phận Rôma, lãnh đạo toàn thể Giáo
Hội Công Giáo. Nhưng Giáo Hội phân biệt giữa tôn giáo và chính trị. Trong buổi
tiếp kiến Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), ĐGH Benedict XVI đã
nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Giáo Hội trong việc cổ vỏ công lý, không
phải bằng chính trị, nhưng bằng sự rao giảng Tin Mừng và cổ võ các nhân
đức như bác ái và đức tin.
1-
Đường lối của Giáo Hội
Hôm
19.6.2003, trong một cuộc nói chuyện tại St. John Lateran Convent of the
Dominicans, một ký giả đã hỏi ĐHY Lucas Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục
Havana ở Cuba: “Khi một chính quyền hay một hệ thống chính trị trở nên một chế
độ chuyên chế, lập trường của Giáo Hội và của người Công Giáo như thế nào và
phải như thế nào?”
Đức
Hồng Y trả lời:
“Trước
những chế độ có thể trở thành toàn trị, chuyên chế hay độc đoán, lập trường của
Giáo Hội và của những người Công Giáo phải phù hợp với hoàn cảnh mà chúng ta đã
biểu hiện cho toàn thể sứ mạng của Giáo Hội ở đó hôm nay…
“Tôi
đã nói lên quan điểm này khi tôi được phỏng vấn ở ngoại quốc, Giáo Hội
không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập… Giáo Hội cũng không
thể bị đòi hỏi phải ủng hộ một chính phủ cách mạng nào. Trong trường hợp khác,
họ phải luôn hiểu điều mà chúng tôi đã nói: Chúng tôi ở đây để rao giảng
Nước của Thiên Chúa.
“Thông
thường, điều mà chúng tôi phải làm là hiệp thông với mầu nhiệm thánh giá; trong
mọi trường hợp, số phận của chúng tôi là chịu đau khổ, và chúng tôi có thể phải
chịu đau khổ và chết. Nhưng không chết cho lý do này hay lý do kia, mà chết cho
tình yêu, cho phục vụ, cho hòa giải, cho sự tốt lành của nhân loại.”
Công
việc dấn thân vào các sinh hoạt chính trị là công việc của người tín hữu công
giáo chứ không phải công việc của Giáo Hội. Nhưng trong những năm qua, thay vì
nối gót Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan để giải phóng đất nước, một số linh mục và
giáo dân công giáo (thường được chúng tôi gọi là nhóm Giao Điểm Công Giáo) đã
dùng “thần học phèng la” hay “thần học ôm bom” để thúc đẩy Giáo Hội phải “tham
chiến” như Giáo Hội Ấn Quang đã làm. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn đi theo “Thần học
Thập giá“của Thánh Phaolô, đi theo lời Chúa: “Nước ta không thuộc về thế
gian này” (Gioan 18, 36) và “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của
các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta (…) Trời cao
hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư
tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).
2-
Giải quyết các tranh chấp
Chương
V, Quyển II của Bộ Giáo Luật đã quy định về sứ mạng của các đại diện của Tòa
Thánh tại các quốc gia. Nhiệm vụ của các đại diện này là làm cho sự hợp nhất
giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội tại địa phương thêm bền chặt và đắc lực hơn.
Ngoài nhiệm vụ này, điều 365 có quy định rằng dựa theo các quy tắc của quốc tế
công pháp, đại diện của Tòa Thánh còn có nhiệm vụ: (1) Cổ võ và duy trì
mọi liên lạc giữa Tòa Thánh với chính quyền, và (2) dàn xếp mọi vấn đề liên hệ
tương quan giữa Giáo Hội với quốc gia.
Hiện
nay giữa Tòa Thánh và Việt Nam chưa thiết lập bang giao, nhưng với sự đồng ý
của chính quyền Việt Nam, Tòa Thánh đã cử Đức TGM Leopoldo Girelli làm đại diện
không thường trú tại Việt Nam. Ngài đã đến thăm các giáo phận tại Việt Nam nhiều lần.
Như vậy nhà cầm quyền Việt Nam
có thể gặp Đức TGM Girelli để dàn xếp những vấn đề liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam . Việc dùng
nhóm Giao Điểm “trợ chiến” là hạ sách.
Hiện
nay Tòa Thách Vatican và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Việt Nam đều biết rằng Đảng
CSVN rất sợ “các thế lực thù định” sẽ biến hai giáo phận Kontun và Vinh thành
những “điểm nóng” có thể thay thế Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đang
suy tàn. Nhưng chúng tôi tin rằng các nhà lãnh đạo hai giáo phận này không bao
giờ theo “thần học ôm bom” của nhóm Giao Điểm Công Giáo.
Lữ
Giang
10.10.2013
Chu Tất Tiến
VĂN
TẾ NHÓM CỘNG NÔ GIAO ĐIỂM, NGUYỄN ĐẮC XUÂN, HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ NHỮNG TÊN
ĐAO PHỦ THÀNH PHỐ HUẾ.
Lũ chúng bay
đầu thai lầm thế giới
Óc chúng bay
không phải óc loài người
Tim chúng bay
mang mầu sắc đười ươi
Hồn không có,
chỉ tay chân sắt đá
Lũ chúng bay
giết người cho thỏa dạ
Dạ kiêu căng,
hãnh tiến, tham, sân, si
Thiếu nữ xinh
tươi kia, có tội tình chi?
Ngươi ra lệnh
cho hồn tan, óc vỡ?
Người thanh
niên đang tuổi xuân hớn hở
Ngươi thản
nhiên bảo “Bắn chết nó đi!”
Những thiếu
niên đang phơi phới xuân thì
Bắt khiêng
xác, vác đạn, rồi đập chết!
Ngươi có nghe
bà mẹ kia khóc thét:
“Con hỡi con!
Chừ con ở nơi mô?”
Người có nhìn
tóc xõa trắng trên mồ
Những hố cạn
đầy xác người vật vã?
Những bộ
xương tay còng, miệng há?
Lỗ đạn kia
xuyên thủng óc anh em?
Trái tim kia
vẫn đập nhịp thật mềm
Nay đã thối,
nát tung trên cỏ!
Ngươi có thấy
máu chẩy tràn trên lộ?
Thấy lửa
thiêu ngun ngút những cụ già?
Thấy oan hồn
uổng tử khóc la?
Thấy em bé
ngậm trên bầu vú cạn?
Sữa mẹ tôi
giờ thành dòng máu loãng?
Nụ hôn kia
giờ cứng lạnh như băng?
Tiếng thét
gào lấp cả mấy vầng trăng
Hơi phẫn nộ
dầy trên thành phố Huế..
Ôi! Giọng ca
nào ngọt ngào như thế
Trên sông
Hương, núi Ngự vẫn thường nghe
Giờ đây thành
tiếng khóc thảm thê
Kéo dài mãi,
dài mãi, dài mãi mãi…
Còn chúng bay
phởn phơ đôi cánh sải
Tới Thiên
Đường Cộng Sản ước mơ
Tới chỗ Người
Bóc Lột Người nhởn nhơ
Người cướp
đất, cướp nhà, nghĩa địa
Cướp vườn
rau, cướp đường, chôm chỉa
Tài sản nhân
dân bỗng thành chủ tịch Phường
Bí Thư Quận,
Thành ngồi hưởng phước sương
Mồ hôi của
dân đang chui vào túi áo
Tổ Quốc ngàn
năm đã từng dâng vũ bão
Chống Bắc
Phương muốn nô lệ dân ta
Giờ đây, bị
bán khơi khơi, mắt lệ khóc nhòa
Lịch sử nghẹn
viết những lời uất hận
Vậy, lũ chúng
bay, nay tới giờ tuyệt tận
Trở về nơi Âm
Phủ mênh mông
Chỗ dưới chân
toàn những lửa hồng
Quỷ sứ đón
chúng bay về, hớn hở
Mong đừng đầu
thai lên làm người lần nữa
Chúng bay
đi.. dân Việt thoát hận đời….
Một ngày nhớ
về Huế
Nov
09, 2012
Trong
đêm đấu giá từ thiện tại Phòng trà Không Tên (TPHCM) do ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tổ
chức, đại đức Thích Pháp Định (Thiền viện Phước Sơn – Đồng Nai) cùng đại đức
Thích Giác Ân (Chùa Quan Âm – Đồng Tháp) đã tới ...
Nov
14, 2013
Về
chính quyền thành phố, thượng tọa viện chủ cho rằng: “Họ là người ngoại quốc,
không hiểu tôn giáo mình, lại biết lủng củng nội bộ, nên họ thẳng tay.” Rồi
thượng ... Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V..
Aug
12, 2013
Khi
đặt dấu hỏi cho vấn đề này, đến đây chúng ta tìm hiểu thêm một chút về ca sĩ
Đàm Vĩnh Hưng, Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chi Minh (ĐVTNCSHCM). Đàm Vĩnh
Hưng, đắc cử vào Ban Chấp Hành Liên Hiệp ...
Nay
đến lượt Thượng tọa Thích Phước Viên lên tiếng về nhóm Giao Điểm, là bàn tay
nối dài của Nhà nước Cộng sản trong chủ trương tiêu diệt Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất. image. Phòng Thông tin Phật giáo ...
NGUYỂN THANH SƠN, KẺ RẤT NGUY HIỂM
ReplyDeleteLm. Nguyền Thanh Sơn, đã trốn tòa án Long Beach California.
Vào hai ngày Jan 28, 2014 và Jan 30, 2014, thế mà hắn vẫn to mồm
nói không trốn, chúng tôi là những nạn nhân bị hắn phá xe, phá
nhà tới ngồi trong phòng xét xử số D7 tại 257 Magnolia Ave
Long Beach, Ca 90802. Tư 9:00 am đến 10:30 am thì judge tên là JD. Lord
gọi Sơn Thanh Nguyển, 3 lần, nhưng hắn không có mặt, mặc dầu
tên Sơn Thanh Nguyển case # 4LG00204 đã niêm yết sẳn trước phòng.
NGUYỂN THANH SƠN, hiện đang bị truy nã với nhiều tội danh.
Tội trốn tòa
Tội cố sát
Tội phá hoại tài sản ̀rất nhiều lần
Tội dùng mưu kế để lường gạt.
NẾU AI THẤY NGUYỂN THANH SƠN Ở ĐÂU XIN GỌI 911
Theo lời điều tra viên những ai cho ông Sơn nấp nép sẽ bị liên hệ
.
Xin mỗi người thông báo rất rộng rải để CS kịp thời bắt hắn trước
khi nó tiếp tục làm những chuyện nguy hiểm khác.
John Le, Feb 05, 2014.