Pages

Monday, April 24, 2023

Những người theo chủ nghĩa xã hội thân Nga ở Hoa Kỳ

 BM

Những người theo chủ nghĩa xã hội thân Nga ở Hoa Kỳ đang được tiết lộ

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các cáo buộc chống lại họ sẽ đứng vững.


Bản cáo trạng hôm 13/04 cáo buộc rằng một số thành viên và quan chức của Đảng Xã hội Nhân dân Phi Châu (APSP) và Phong trào Uhuru, tất cả đều là công dân Mỹ, đã âm mưu và hành động như là những đặc vụ của Nga nhằm thúc đẩy các lợi ích của Nga ở Mỹ, bao gồm cả việc gây ảnh hưởng đến một số cuộc bầu cử địa phương.


BM


Tài liệu dài 37 trang này trình bày chi tiết cách thức ông Omali Yeshitela, người sáng lập và chủ tịch của APSP, đã tới Moscow vào tháng 05/2015 và bắt đầu hợp tác với ông Aleksandr Ionov và Phong trào Chống Toàn cầu hóa của Nga (AGMR) của ông. Bản cáo trạng này cáo buộc rằng nhóm của ông Ionov không chỉ được tài trợ bởi các khoản trợ cấp từ chính phủ Nga, mà ông này còn là người thực hiện mệnh lệnh trực tiếp từ FSB, cơ quan tình báo và an ninh của Nga.


BM


Ông Ionov sẽ gửi các yêu cầu tới APSP để xúi giục và trợ giúp nhiều mục đích khác nhau vì lợi ích của Nga, bao gồm một số cuộc biểu tình, một “đơn thỉnh cầu về Tội diệt chủng người Phi Châu ở Hoa Kỳ,” ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, và ủng hộ đội Olympic Nga năm 2016 khi có hơn 100 vận động viên Nga bị cấm thi đấu vì vụ bê bối doping.


Ngược lại, APSP sẽ yêu cầu ông Ionov đưa tiền, trong đó có khoảng 12,000 USD cho một “chuyến tham quan bốn thành phố” vào năm 2016 để ủng hộ đơn thỉnh cầu về tội diệt chủng.


BM


Hai thành viên APSP cũng đã tranh cử vào các văn phòng địa phương ở St. Petersburg, Florida, vào năm 2017 và 2019 với sự trợ giúp bí mật của AGMR, các công tố viên cáo buộc.


Những cáo buộc này cho thấy rằng các quan chức APSP đã biết về những gì họ đang làm.


Như ông Yeshitela đã nói trong một bản tóm tắt về một trong những chuyến đi Moscow năm 2015 của ông được gửi qua thư điện tử cho các thành viên APSP, bản cáo trạng này cho biết “rõ ràng” rằng AGMR là một “công cụ của chính phủ Nga.”


Tuy nhiên, các công tố viên sẽ phải đối mặt với một rào cản pháp lý khá cao để bảo vệ những phán quyết trong vụ kiện này.


Các cáo buộc mà họ đưa ra là: Vi phạm Đề mục 951, vốn cấm hoạt động với tư cách là một người đại diện của chính phủ ngoại quốc mà không ghi danh trước; và một âm mưu vi phạm quy chế nói trên.

 

Đề mục 951 yêu cầu một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa chính phủ ngoại quốc và người đại diện được cho là của chính phủ đó.


Năm 2018, một thẩm phán Virginia đã đưa ra một cáo buộc theo Đề mục 951 nói rằng ý nghĩa của “người đại diện” trong ngữ cảnh này bao gồm “quyền lực của người đứng đầu trong việc đưa ra chỉ dẫn và nghĩa vụ của người đại diện này là phải tuân theo những chỉ dẫn đó.”


BM


Thẩm phán Địa hạt Liên bang Anthony Trenga cho biết: “Một người phải làm nhiều việc hơn là hành động với tư cách là một ‘người đại diện’ hoặc ‘thay mặt’ cho một chính phủ ngoại quốc.”


Bản cáo trạng chống lại APSP này bao gồm bằng chứng cho thấy ông Ionov là một đặc vụ Nga, bao gồm cả việc liên lạc của ông với các đặc vụ FSB bị cáo buộc là ông Yegor Popov và ông Aleksey Sukhodolov.


BM


Theo bản cáo trạng này, vào năm 2018, ông Popov đã nói với ông Ionov rằng: “Đừng làm bất cứ điều gì mà không có tôi hoặc [ông Sukhodolov] nữa. … Bởi vì tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm làm việc với ông. Ông Sukhodolov đang giám sát và quản lý mọi thứ. … Đây là những thủ tục nội bộ quan trọng. Xin đừng vi phạm quy tắc đó. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.”


Nhưng bản cáo trạng này đưa ra rất ít bằng chứng về việc ông Ionov có quyền kiểm soát trực tiếp như vậy đối với người Mỹ. Bản cáo trạng nói rằng ông này đang “chỉ thị” các quan chức APSP làm mọi việc nhưng không rõ ràng là họ có nghĩa vụ phải tuân theo.

 

Có thể APSP đã vi phạm Đạo luật Ghi danh Đại diện Ngoại quốc (FARA), trong đó cấm vận động không được ghi danh thay mặt cho một tổ chức ngoại quốc chủ yếu mang lại lợi ích cho một chính phủ ngoại quốc. Nhưng việc đưa ra các cáo buộc theo đạo luật FARA yêu cầu người vi phạm đó biết rằng ông ta phải ghi danh. Thông thường, nếu Bộ Tư pháp phát hiện ra một hành vi vi phạm, thì họ chỉ cần gửi một thông báo yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải ghi danh sau đó.


Trong vụ APSP này, các công tố viên đã không cáo buộc vi phạm FARA.




Petr Svab  _  Thanh Tâm
***

                 http://baomai.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.