Monday, November 13, 2023

Quốc hội Hoa Kỳ có 5 ngày để ngăn chính phủ đóng cửa

 BM

Tuần này, các nhà lập pháp sẽ quay trở lại Capitol Hill với chỉ vài ngày để ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa.


Theo các ủy quyền tài trợ hiện tại của Quốc hội, chính phủ sẽ ngừng hoạt động vào ngày 17/11. Khi các nhà lập pháp quay trở lại Capitol Hill vào ngày 13/11, họ sẽ chỉ có bốn ngày để đi đến thời hạn này.


Hàng năm, Quốc hội cần thông qua các khoản phân bổ ngân sách cho 12 lĩnh vực khác nhau của chính phủ liên bang. Nếu việc này không thực hiện được trước thời hạn tài trợ thì sẽ dẫn đến việc chính phủ đóng cửa một phần hoặc toàn bộ, khi đó chỉ các dịch vụ liên bang được coi là thiết yếu vẫn còn hoạt động. Hầu hết các nhân viên liên bang đều bị cho nghỉ phép trong thời gian chính phủ đóng cửa, và không ai kể cả các thành viên của quân đội được trả lương trong thời gian này.


Trước đây, nguồn tài trợ cho chính phủ được giải quyết thông qua các gói lớn, thường dài hàng ngàn trang, được gọi là những dự luật “omnibus,” một tổng hợp hầu hết hoặc tất cả luật chi tiêu bắt buộc trong một dự luật. Nhưng nhiều thành viên Đảng Cộng Hòa nhận thấy hiện trạng này là không thể chấp nhận được và thay vào đó đã yêu cầu Quốc hội tự mình thông qua từng dự luật trong số 12 dự luật chi tiêu này, một tiến trình mà họ cho là minh bạch hơn nhưng cũng là một tiến trình khiến việc thông qua tài trợ trở nên khó khăn hơn. Thời hạn ban đầu để cấp kinh phí cho chính phủ là hồi cuối tháng Chín.


Tuy nhiên, trong một hành động khiến ông phải trả giá bằng chiếc búa chủ tịch, Chủ tịch Hạ viện đương thời Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã đưa ra một nghị quyết chi tiêu tạm thời (CR), một dự luật chi tiêu tạm thời giúp chính phủ tiếp tục hoạt động. Dự luật này, giúp chính phủ tiếp tục nhận tài trợ thêm 45 ngày, được thông qua phần lớn nhờ sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ.


Chỉ vài ngày sau, vào ngày 03/10, Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida) một người từ lâu luôn chỉ trích ông McCarthy đã đưa ra một biện pháp thành công cuối cùng để loại ông McCarthy khỏi vị trí chủ tịch.


BM

Kể từ đó, Hạ viện phần lớn vẫn bị tê liệt khi Đảng Cộng Hòa tìm kiếm một vị tân chủ tịch mà họ có thể đồng thuận, trải qua ba lần đề cử không thành công trước khi quyết định chọn Dân biểu Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) làm người lãnh đạo Hạ viện.


Khi được bầu hôm 25/10, ông Johnson đã tiếp nhận một Hạ viện chỉ có vài tuần để thông qua việc tài trợ cho chính phủ, một nhiệm vụ nặng nề dành cho một vị chủ tịch vẫn còn đang học cách lãnh đạo.

Trong bối cảnh này, ông Johnson đã thẳng thắn cho rằng Hạ viện có thể cần phải thông qua một CR khác, mặc dù ông đã đưa ra một ý tưởng phi truyền thống về cách thực hiện điều này.


Những nơi mà nguồn kinh phí đổ vào


Để tài trợ cho chính phủ, Hạ viện và Thượng viện cần phải đồng thuận về nội dung của từng dự luật trong số 12 dự luật chi tiêu bắt buộc.


Cho đến nay, mỗi viện đã thông qua một số dự luật chi tiêu bắt buộc.


Hạ viện do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo dưới thời ông McCarthy và ông Johnson đã thông qua bảy trong số mười hai dự luật bắt buộc, bao gồm tài trợ cho Ngũ Giác Đài, Năng lượng và Nước, Bộ An ninh Nội địa, Bộ Nội vụ, và các cơ quan môi trường, nhánh lập pháp, các dự án xây dựng quân sự và Bộ Cựu chiến binh (VA), Bộ Ngoại giao và các hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ.


Tuần trước, ban lãnh đạo Hạ viện đã buộc phải rút hai dự luật tài trợ ra khỏi phòng họp Hạ viện do không đủ phiếu bầu cần phải có, bao gồm tài trợ cho cơ quan Dịch vụ Tài chính, và tài trợ cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị.


Trong khi đó, Thượng viện do Đảng Dân Chủ lãnh đạo đã thông qua ba dự luật phân bổ ngân sách trong một gói duy nhất, được gọi là minibus (tổng hợp dưới 12 dự luật). Các dự luật chi tiêu được Thượng viện thông qua bao gồm tài trợ cho nông nghiệp, xây dựng quân sự và VA, Bộ Giao thông vận tải, và Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị.


Tuy nhiên, chưa có dự luật nào được Hạ viện hoặc Thượng viện lúc này đến được hội nghị Quốc hội, có nghĩa là cho đến nay chưa có một dự luật đơn lẻ nào được đưa đến bàn làm việc của Tổng thống Joe Biden.


Và việc đạt tới thỏa thuận giữa hai viện về tài trợ cho chính phủ có thể là nói dễ hơn làm. Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện hy vọng sử dụng cuộc chiến tài trợ này như một phương tiện để giành được những nhượng bộ từ phía Đảng Dân Chủ về các vấn đề gây tranh cãi, và có thể sẽ yêu cầu ít nhất một số nhượng bộ mà Đảng Dân Chủ khó có thể chấp nhận để bằng lòng với một dự luật chi tiêu từ phía Thượng viện.


Do đó, Quốc hội vẫn kiên quyết một cách thiết thực để tài trợ cho chính phủ một tháng rưỡi sau thời hạn ban đầu.


Với rất nhiều việc phải làm, gần như chắc chắn rằng Quốc hội sẽ phải thông qua một nghị quyết CR, nếu không chính phủ sẽ phải đóng cửa.


Một quyết CR ‘theo bậc thang’


Nhận thấy rằng phần lớn nhóm họp kín sẽ phản đối một nghị quyết CR “sạch” theo truyền thống, tức là không kèm điều kiện nào, một dự luật tạm thời hoàn toàn chuyển tiếp các mức tài trợ trước đó trong một khoảng thời gian nhất định, thì thay vào đó ông Johnson đã đề xướng cái mà ông gọi là một nghị quyết CR “theo bậc thang.”


Theo kế hoạch mới được ông đưa ra, Quốc hội sẽ thông qua hai nghị quyết CR: một CR gia hạn một số khoản tài trợ cho chính phủ cho đến ngày 19/01, và một CR khác gia hạn tài trợ cho đến ngày 02/02.

Ngược lại với một nghị quyết CR truyền thống, vốn gia hạn tất cả nguồn tài trợ của chính phủ trong một gói duy nhất, đề xướng CR theo bậc thang của ông Johnson sẽ cung cấp các phần mở rộng cho từng khu vực riêng lẻ của chính phủ.


Trong một tuyên bố, ông Johnson cho biết: “Nghị quyết chi tiêu tạm thời hai bước này là một dự luật cần thiết để đặt các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện vào vị trí tốt nhất để tranh đấu giành những chiến thắng cho phe bảo tồn truyền thống.”


Ông nói tiếp: “Dự luật này sẽ ngăn chặn kiểu dự luật omnibus vô lý trong mùa nghỉ lễ đối với các dự luật chi tiêu đồ sộ, chồng chất được đưa ra ngay trước kỳ nghỉ Lễ Giáng Sinh.”


BM

Một phương pháp gia hạn nguồn tài trợ cho chính phủ như vậy có thể sẽ dễ chấp nhận hơn đối với một số người theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống, nhưng cũng có thể vẫn cần sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ để được thông qua.


Đảng Dân Chủ cũng như Đảng Cộng Hòa đều cho biết họ ủng hộ một đề xướng như vậy, nhưng không nhất thiết coi đó là hướng hành động tốt nhất.


Dân biểu Mario Diaz-Balart (Cộng Hòa-Florida) từ chối dự đoán liệu đây có phải là lộ trình mà ông Johnson sẽ đi theo hay không.


Ông Diaz-Balart nói với The Epoch Times: “Đó là lời kêu gọi của chủ tịch.”


BM


Ông cho biết ông sẽ ủng hộ một nghị quyết như vậy, nhưng nói rằng ông không thấy lợi ích của việc chia nhỏ nghị quyết CR theo cách đó.


Ông Diaz-Balart nói: “Quý vị biết đấy, nếu quý vị hỏi tôi, thứ bậc thang đó có bất kỳ lợi ích thực sự nào không? Tôi có thể sẽ tranh luận rằng tôi không thấy lợi ích nào.”


Ông nói thêm, “Tôi nghĩ 99% những người ở đây, những thành viên Đảng Cộng Hòa, hiểu rằng việc đóng cửa chính phủ thực sự, thực sự gây tổn hại cho đất nước, cho an ninh quốc gia của chúng ta. Điều đó lãng phí một số tiền hết sức kinh ngạc. Và điều đó không mang lại cho quý vị đòn bẩy, hay quyền lợi nào cả. Nhưng như vậy mà chúng ta cần nghị quyết CR trong ngắn hạn, chúng tôi sẽ chờ xem chúng tôi tiếp tục giải quyết vấn đề đó như thế nào.”


Dân biểu Mike Garcia (Cộng Hòa-California) đã đồng tình, nói với các phóng viên rằng, mặc dù ông sẽ ủng hộ một nghị quyết CR theo bậc thang nếu nghị quyết này được đưa ra sàn hạ viện, nhưng “Tôi không biết liệu đó có phải hành động khôn ngoan nhất hay không.”


BM

Tương tự như vậy, Dân biểu Thomas Massie (Cộng Hòa-Kentucky) không bình luận về việc liệu ông có nghĩ ông Johnson sẽ sử dụng nghị quyết CR theo bậc thang hay không, nhưng nói rằng nếu ông sử dụng, thì nghị quyết này sẽ hết hạn vào đầu năm sau.


Thử thách thực sự cho kế hoạch này sẽ diễn ra tại Thượng viện, nơi Đảng Dân Chủ chiếm đa số sít sao. Tuy nhiên, có vẻ như từ những bình luận công khai thì một kế hoạch như vậy có thể giành được sự ủng hộ của Thượng viện.


Trong khi có vẻ không quá hào hứng với viễn cảnh này, Thượng nghị sĩ Chris Murphy (Dân Chủ-Connecticut) trong lần xuất hiện trên chương trình “Meet the Press,” đã nói: “Tôi sẽ sẵn sàng lắng nghe.”


Tuy nhiên, ông cho rằng Quốc hội không nên thông qua nhiều nghị quyết CR. “Đó không phải là cách đi đúng hướng,” ông Murphy nói.


“Tôi không thích nghị quyết CR ‘theo bậc thang’ này, với tôi thì nghị quyết này trông có vẻ phô trương,” ông nói tiếp, nhưng nói thêm rằng ông “sẵn sàng” cân nhắc bất cứ điều gì Hạ viện gửi tới. “Tôi không thích những gì Hạ viện đang nói đến, nhưng tôi sẽ sẵn sàng lắng nghe.”


Giờ đây khi ông Johnson đã cam kết đi theo cách tiếp cận này, thì các nhà lập pháp có thể chờ đợi các cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết chi tiêu tạm thời thứ hai trong những ngày tới.




Joseph Lord  _  Cẩm An


baomai.blogspot.com
Vì sao cánh tả căm ghét Israel và Mỹ quốc?
Liệu họ có đóng tài khoản ngân hàng của quý vị?
Chuyện những “Cái Lưỡi”
Từ gánh phở hàng rong đến đại sứ ẩm thực Việt
100 nhóm nhân quyền sẽ biểu tình phản đối ĐCS_TC tại Hoa Kỳ
Ở Trung Đông _ Obama đứng về phía nào?
Vùng đất của tự do, quê hương của những anh hùng
Ngày Cựu Chiến Binh & Memorial Day _ Chiến Sĩ Trận Vong
Hoa Kỳ cam kết toàn cầu: Bao nhiêu rắc rối mới là quá nhiều?
Một cuộc chiến oái oăm
Mắt kính mù sương
Đừng nên để dành những thứ quý giá
Vì sao chỉ ở Mỹ mới có chuyện chính phủ đóng cửa?
Mỏ Bitcoin Trung cộng: Mối đe dọa đối với an ninh Hoa Kỳ
Những bài tựa đề có chữ "Robot"
Vạch trần các mối quan hệ với ngoại quốc trong các vụ kiện ở Hoa Kỳ
Vụ án gian lận dân sự ở New York: Ivanka Trump ra làm chứng
Các loại rau củ được nấu chín sẽ bổ dưỡng hơn
Xấu hổ là điều cần thiết để trưởng thành
Các nhà phê bình nói rằng: ESG là một ‘nghị trình điên rồ’

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.