Monday, November 13, 2023

Liệu họ có đóng tài khoản ngân hàng của quý vị?

 BM

Có sự phản đối rộng rãi của công chúng đối với toàn bộ kế hoạch này. Trước thực tế đó, cần phải có một số cách sáng tạo để chuyển biến từ phản đối sang áp đặt CBDC. Giờ thì chúng ta đang có được một cái nhìn thoáng qua về cách thức việc này sẽ diễn ra.


Tiêu đề trên The New York Times (luôn luôn là một tờ báo cho thấy xu hướng chung) viết như sau: “Tại sao các Ngân hàng Đột ngột Đóng Tài khoản của Khách hàng” (Why Banks Are Suddenly Closing Down Customer Accounts). Và đoạn giới thiệu: “Những cá nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ bị bất ngờ, không thể trả tiền thuê nhà hoặc trả lương, và chẳng có ai giải thích họ đã làm gì sai.”


BM


Quý vị có thể đoán được diễn biến còn lại. Đó là hàng loạt câu chuyện của những người bình thường nhận được thông báo bất ngờ từ ngân hàng rằng tài khoản của họ đã đột ngột bị đóng. Thẻ tín dụng và tài khoản chi phiếu của họ không còn hoạt động nữa. Số dư được gửi dưới dạng chi phiếu, và người gửi tiền đột nhiên bị đẩy vào một tình huống kỳ lạ. Họ phải tìm kiếm một ngân hàng khác, điều đưa đến câu hỏi hiển nhiên: Tại sao quý vị lại đang phải chuyển dịch vụ tài khoản của mình?


Sự hoài nghi này có thể khiến các ngân hàng ngần ngại tiếp nhận các tài khoản mới mà không có sự thẩm định kỹ lưỡng. Kỳ lạ là, người đối diện với tình huống này không bao giờ được biết chính xác lý do tại sao điều này lại xảy ra. Quý vị gọi điện tới ngân hàng để hỏi nhưng chẳng đi đến đâu. Quý vị đi vào và gặp người quản lý. Quý vị hỏi tại sao, nhưng sẽ không ai nói cho quý vị biết. Vấn đề là hệ thống ngân hàng đã đuổi quý vị ra ngoài. Chẳng có thông tin nào có sẵn.


Người gửi tiền đành phải phỏng đoán. Có lẽ việc đóng tài khoản này là do hàng loạt lần rút tiền mặt để trả cho dịch vụ cắt cỏ chỉ dùng tiền mặt. Có lẽ đó là do những khoản phí trong một chuyến đi quốc tế. Có thể đó là do cách quý vị sử dụng thẻ ghi nợ của mình tại một công ty mã kim đã đóng cửa. Quý vị tìm kiếm trong ngân hàng ký ức của mình một lý do nào đó, bất cứ lý do gì, mà quý vị đã làm mà có thể bị xem là không cẩn thận hoặc sai sót. Nhưng quý vị không biết chắc chắn.


Quý vị không biết vì một lý do. Đó là chiến thuật độc tài cổ điển: Sự áp đặt tùy tiện truyền tới nỗi sợ hãi ngẫu nhiên.


NYT giải thích một cách chính xác:


BM


“Những tình huống này được các ngân hàng gọi là ‘loại ra’ hoặc ‘loại bỏ rủi ro.’ Đây không phải là cách hối thúc tiêu chuẩn mà quý vị dành cho những người đã mang tới quá nhiều chi phiếu. Thay vào đó, một bộ máy an ninh rộng lớn đã bắt đầu hoạt động, bắt đầu từ các cơ quan quản lý ở Hoa Thịnh Đốn và dần dần xuống tới các nhà quản lý an ninh ngân hàng và nhân viên chi nhánh đang quan sát khách hàng. Mục tiêu là trấn áp gian lận, khủng bố, rửa tiền, buôn người, và các tội phạm khác.”


“Trong quá trình này, các ngân hàng đang trục xuất ngày càng nhiều cá nhân, gia đình, và chủ doanh nghiệp nhỏ. Thông thường, khách hàng không biết tại sao ngân hàng lại chống lại họ. Nhưng hầu như luôn có những dấu hiệu cảnh báo chẳng hạn như các giao dịch có vẻ không đúng bản chất dẫn đến việc bị trục xuất. Các cảnh báo được tạo bằng thuật toán do các nhân viên xem xét hàng ngày. Các ngân hàng thường không cho biết tần suất họ đóng tài khoản theo cách này và họ cũng không theo dõi tần suất họ mắc sai lầm.”


BM


Từ quan điểm của người gửi tiền, toàn bộ chuyện này là một cơn ác mộng. Đóng tài khoản có nghĩa là các khoản thanh toán vay nợ mua nhà bị trì hoãn, tiền lương bị trì hoãn, và thảm họa tài chính ngay lập tức. Đây là loại nguyên nhân gây mất ngủ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Chỉ riêng viễn cảnh đó cũng đã đủ để truyền dẫn cảm xúc cho sự siêu tuân thủ. Thật vậy, đây có thể là toàn bộ mục đích của bài báo tiêu đề trên NYT: khiến quý vị sợ hãi.


Mọi người sẽ làm hầu hết mọi thứ để ngăn chặn tình huống này. Còn việc các ngân hàng lấy một trang ra khỏi cuốn sách về tuân thủ TSA thì sao? Có lẽ cần phải có một hình thức “kiểm tra trước” đối với người gửi tiền. Có lẽ việc quét võng mạc là cần thiết đối với máy ATM. Có lẽ là chính phủ có thể bảo đảm rằng tài khoản của quý vị sẽ không bị đóng bằng cách cung cấp sự ghi danh đặc biệt cho các chương trình như vậy dưới chiêu bài giữ an toàn cho tài khoản của quý vị, ngăn chặn gian lận, và bảo đảm rằng cuộc sống của quý vị có thể tiếp tục như bình thường.


BM


Đây là sự khởi đầu của hệ thống tín nhiệm xã hội, vốn đã được áp đặt cho việc đi lại bằng đường hàng không rồi. Tín nhiệm xã hội cũng đã được áp dụng theo những cách khác, chẳng hạn như tại cửa hàng UPS hoặc FedEx, nơi sẽ không gửi gói hàng của quý vị nếu không quét ID chính phủ. Ngoài ra, ngay bây giờ, chính phủ hiện đang khai triển “ID nâng cao” hoặc “ID thực” để quý vị thậm chí không thể đi du lịch trong nước vào năm tới nếu không có ID. Mọi người ở mọi tiểu bang đều phải đến DMV và đổi giấy phép cũ lấy giấy phép mới.


Tương lai này là chắc chắn: Hệ thống tương tự cũng sẽ được áp dụng cho ngân hàng. Khi điều đó xảy ra, đây sẽ là bước quan trọng đầu tiên hướng tới một hệ thống quản lý thanh toán bù trừ mới trên chuỗi khối độc quyền. Việc rút tiền mặt sẽ bị thắt chặt đến mức hạn chế nghiêm trọng. Mục tiêu là để bảo đảm rằng không một giao dịch nào có thể diễn ra mà không có khả năng theo dõi, truy vết, và cô lập. Từ đó, việc hướng tới CBDC sẽ chỉ là một bước nhỏ, được khai triển với mục đích bảo đảm an toàn, bảo mật, và ổn định ngân hàng.


Người ta nói rằng họ sẽ chống lại điều này, nhưng họ sẽ không làm được như vậy đâu. Tuyệt đối không ai có thể giải quyết được việc một tài khoản bị đóng đột ngột. Hiện tại ngân hàng đang làm điều này, và NYT đang quảng bá điều này, như một chiến thuật khủng bố để bảo đảm rằng mọi người đều tuân thủ và nhìn thấy được hậu quả của việc không tuân thủ.


BM


Bài viết quan trọng này của NYT chỉ là sự khởi đầu. Quý vị sẽ thấy nhiều bài báo như vậy hơn và ngày càng có nhiều trường hợp đóng tài khoản. Việc bị đóng tài khoản sẽ xảy ra với những người có ảnh hưởng lớn trong giới bảo tồn truyền thống, những ngôi sao Hollywood lên tiếng chống lại chính phủ, và những chính trị gia dám cổ vũ những ý tưởng mà giai tầng thống trị cho là nguy hiểm. Không cần phải đàn áp hay những hình thức ép buộc thô thiển khi quý vị có thể kiểm soát mọi người thông qua việc đe dọa hủy bỏ tài chính.


Cách giải quyết là gì? Khó mà nói cho được. Có thể biện pháp là giữ những túi đựng đồng xu bạc và có lẽ là vàng vật chất. Có thể là bitcoin và các loại mã kim khác trên ví của quý vị có thể có tác dụng để tránh bị ngăn thực hiện giao dịch tiền tệ và ngân hàng thông thường. Có thể trao đổi hàng hóa sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Nhưng ngay cả ở đây, thì các yêu cầu báo cáo cũng sẽ tăng cường, đến mức mà việc không tiết lộ những giao dịch như vậy có thể khiến quý vị bị phạt hình sự.


Tất cả những diễn biến này đang đến, thưa các quý vị của tôi.


Điều tôi thấy thực sự đáng chú ý về điều này là hoàn toàn không có ai trong số những người bình thường thực sự muốn điều này. Tôi đã có cuộc trò chuyện vui vẻ với một nhân viên của hệ thống CLEAR tại phi trường vào cuối tuần này. Máy quét mắt tôi và ngay lập tức tạo ra khuôn mặt và ID của tôi.


BM


Tôi hỏi cô ấy liệu cô ấy có thấy điều này đáng sợ và thậm chí là vô đạo đức không. Cô ấy nói chắc chắn là vậy. Mặc dù cô ấy làm việc cho hệ thống này, nhưng cô ấy thực sự ghét hệ thống.


Quả thực đúng là mọi người đều ghét sự giám sát, các quy định bắt buộc, việc theo dõi và truy tìm, các biện pháp phát xít sinh học, công nghệ, sự tập trung hóa, và việc không ngừng xây dựng một tương lai đen tối. Những thứ này đang được áp đặt lên một công chúng không sẵn lòng. Đó là giai cấp thống trị chiếm 1 phần trăm so với những người khác.


Vấn đề là tìm ra cách ngăn chặn điều đó và thoát khỏi số phận nghiệt ngã này.




Jeffrey A. Tucker  _  Vân Du
***

Tiền của quý vị trong ngân hàng _ Làm thế nào để bảo vệ?

 BM

Hai ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ, Silicon Valley Bank và Signature Bank, vừa sụp đổ. Hầu hết mọi người đều biết về sự sụp đổ đó, và sự kiện này khiến nhiều người tự hỏi liệu tiền của họ có an toàn trong ngân hàng hay không. Bên cạnh những vụ sụp đổ của ngân hàng, các điều kiện kinh tế khác càng làm cho mọi người bối rối khi tự hỏi làm thế nào để bảo vệ tiền của mình.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/tien-cua-quy-vi-trong-ngan-hang-lam-nao.html

***

Gần 200 ngân hàng Hoa Kỳ có nguy cơ sụp đổ giống như Silicon Valley Bank

 BM

Các nhà nghiên cứu cùng với Mạng Nghiên cứu Khoa học Xã hội đã phát hiện, có 186 ngân hàng trên khắp Hoa Kỳ có thể sụp đổ nếu một nửa số người gửi tiền không được bảo hiểm tương ứng của các ngân hàng đó rút tiền. Tiền gửi tại các ngân hàng thành viên được Tổng Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang bảo hiểm lên tới 250,000 USD, mặc dù cơ quan này đã đồng ý bảo hiểm cho tiền gửi của những người gửi tiền cao hơn mức đó sau khi SVB sụp đổ trong tháng này.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/gan-200-ngan-hang-hoa-ky-co-nguy-co-sup.html


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.