Báo
VN nói người ta bảo ông Trong 'lú' vì không ăn tiền?
Báo Đại
biểu Nhân dân có bài nói Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam có tên
dân gian 'Trọng lú' vì người dân 'khen Ông sạch' và chê các lãnh đạo khác tham
tiền.
Tác
giả Thăng Long của bài báo 'Viết tiếp Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' mở đầu bằng
chuyện ông Trọng lẩy Kiều 'Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn' khi nhậm chức Chủ
tịch Quốc hội khóa XII.
Cây
viết Thăng Long bình luận trong bài viết mà từ ông với chữ Ô viết hoa luôn được
dùng khi nói đến vị Tổng Bí thư hiện nay: "[T]ôi có ý chê Ông...với cương
vị ấy sao Ông lại lẩy câu kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi
mới thấy thông cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành."
Nói
bóng gió tới những câu vè về ông Trọng khi làm Bí thư Hà Nội, và các
cộng sự ở Hà Nội gồm ông Phùng Hữu Phú là Phó của ông Trọng kiêm Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân, ông Hoàng Văn Nghiên là Chủ tịch và ông Nguyễn Quốc Triệu là
phó của ông Nghiên, tác giả Thăng Long bình luận:
"Ông
được ghép chữ LÚ ngay sau tên của mình cùng vần vè với người khác gán với chữ
tham, chữ gian, chữ gì gì nữa, nói chung là chẳng hay ho gì."
"Đọc
cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật
hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái
cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu.
"Ấy
là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên
mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú
lẫn thật rồi."
Khuất
Nguyên ( 278 - 343 trước Công lịch) là nhà thơ Trung Hoa thời Chiến
Quốc, được cho là tác giả Sở Từ đã nhảy xuống sông tự vẫn sau khi
Sở mất nước.
Tác
giả bài báo khá lạ về Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng bình
luận thêm về sự trong sạch của Giáo sư Trọng và phu nhân của ông:
"Anh
Đông, thư ký của Ông kể, khi về nhận Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông xòe bàn tay
bảo, mình với cậu thi đua nhé. Hai bàn tay ấy hôm nay vẫn còn trắng.
"...Hồi
mới có Nghị quyết Trung ương 4, dân và cán bộ thì thích, nhưng có kẻ ghét, có
kẻ đặt điều bảo nghe nói chụp được cả ảnh bà nhà ông ấy nhận phong bì.
"Anh
em có hỏi, tôi có nói: Họ không nói được gì ông ấy thì họ bảo bà ấy, như tôi
biết bà ấy không có tính ấy, tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu. Ai biết
cầm nhìn biết liền."
'Kỹ
lưỡng, tình người'
Giàu
như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu
Vè
dân gian về lãnh đạo Hà Nội
Bài
báo cũng nói chính ông Trọng là người ký quyết định nâng cấp báo Đại biểu nhân
dân lên 'Báo loại I, cấp tổng cục'.
Tác
giả nhắc lại rằng chính ông Trọng quyết định tự ký quyết định bổ nhiệm tổng
biên tập Hồ Anh Tài lúc bấy giờ với mức phụ cấp 1,25, mức mà Quốc hội có thể
quyết thay vì mức 1,3, vốn thuộc về quyền của Ban Tổ chức Trung ương.
Hơn
nữa ông Trọng cũng được cho là đã sửa câu 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ
quản của Báo Đại biểu nhân dân' thành 'Văn phòng quốc hội là cơ quan chủ quản
của Tòa soạn Báo Đại biểu nhân dân' cho phù hợp với luật báo chí.
Tác
giả bình luận: "Kỹ lưỡng đến thế, chặt chẽ từ pháp lý đến tình người như
thế còn được mấy ai nhỉ?"
Nhưng
cây viết Thăng Long không nói gì về chữ 'lú' được dùng trong một hoàn cảnh khác
khi người ta nói ông Trọng từng là Chủ tịch của 'Hội đồng lú lẫn trung ương' mà
tên chính thức là 'Hội đồng Lý luận trung ương'.
'Sự
thật ở dư luận'
Vào
cuối bài viết, tác giả kết: "Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành
viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê.
"Bởi,
dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó.
"Như,
có người bảo Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu. Thế thì, ngẫm mà
xem, sao có nhiều kẻ xấu sợ nó đến thế?"
Bài
của ông Thăng Long được viết sau khi có bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' của
tác giả Văn Bông, cũng của báo Đại biểu nhân dân.
Văn
Bông nói về tình trạng 'rải kinh phí ngoài hợp đồng' và tiền 'đi đêm' mà
doanh nghiệp phải chi cho các quan chức chính phủ để có hợp đồng.
Câu
kết của bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' là: "Sự thật trước pháp luật là
căn cứ vào chứng lý, nhưng sự thật trong xã hội đôi khi nằm ở dư luận.
"Người
làm hoạch định chính sách đôi khi phải tìm sự thật ở dư luận."
Hiện
chưa rõ vì sao báo Đại biểu Nhân dân đăng bài viết này, trong bối
cảnh gì.
Một
vài năm trước, Tổng biên tập báo, ông Hồ Anh Tài có cho hay quan điểm
của ông về báo chí Việt Nam "Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước không quy định 'vùng cấm'. Vậy tại sao chúng ta phải lảng tránh".
"Khen
ngợi là thuộc tính của báo chí nhưng phê phán cũng là một thuộc tính khác của
báo chí", ông Hồ Anh Tài nói hồi 2007 trong một cuộc đối
thoại với bạn đọc tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.