Pages

Monday, August 31, 2020

Chỉ 6% người Mỹ tử vong hoàn toàn do virus Vũ Hán

 image

Báo cáo gây sốc: Chỉ 6% người Mỹ tử vong hoàn toàn do virus Vũ Hán, 94% còn lại do các bệnh lý khác.


Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa công bố, thực tế chỉ có khoảng 10.900 người Mỹ tử vong do nguyên nhân duy nhất nhiễm virus Vũ Hán. Dựa trên tỷ lệ tử vong này mà bác sĩ nổi tiếng Fauci đã khuyến nghị Mỹ phải đóng cửa toàn bộ nền kinh tế?

 

Con số thật gây sốc

 

Theo cdc.gov, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) đã cập nhật “số lượng tử vong tạm thời do nhiễm virus corona Vũ Hán”, trong đó Trung tâm này đã công bố rằng, chỉ 6% trường hợp tử vong do virus Vũ Hán ở Mỹ được liệt kê là “nguyên nhân duy nhất” gây tử vong, trong khi 94% còn lại là có "2.6 điều kiện hoặc nguyên nhân bổ sung trên mỗi trường hợp tử vong."


image

  

Hiện tại, theo số liệu CDC cung cấp tính đến ngày 31/8, thì số người Mỹ tử vong do virus Vũ Hán là 183.488. Có nghĩa là theo thống kê của CDC, khoảng 10.900 người được ghi nhận là đã tử vong do nguyên nhân duy nhất nhiễm virus Vũ Hán, trong khi 172.478 người còn lại tử vong do có nhiều bệnh lý  hoặc nguyên nhân tử vong khác.

 

Theo số liệu của CDC, có 6.026.488 người Mỹ đã nhiễm virus Vũ Hán, 183.488 tử vong gồm nhiều nguyên nhân trong đó có viêm phổi Vũ Hán, chiếm tỷ lệ 3,07% và chỉ có 0,18% người đã tử vong hoàn toàn do nguyên nhân nhiễm virus Vũ Hán. 

 

Cố tình gây hiểu nhầm


image

  

Ngày 3/3/2020, Tổng Giám đốc WHO đã gây hoảng loạn cho toàn thế giới bằng tuyên bố rất “thiếu sót” của ông:

 

“Trong khi nhiều người trên thế giới đã tăng cường khả năng miễn dịch đối với các chủng cúm theo mùa, COVID-19 là một loại virus mới mà chưa ai có khả năng miễn dịch. Điều đó có nghĩa là nhiều người dễ bị nhiễm trùng hơn, và một số sẽ bị bệnh nặng.

 

Trên toàn cầu, khoảng 3,4% các trường hợp COVID-19 được báo cáo đã tử vong. Để so sánh, cúm theo mùa thường giết chết ít hơn 1% những người bị nhiễm”. 

 

Những “tuyên truyền” này của ông TGĐ WHO đã được các kênh truyền thông chính thống đưa tin triệt để. Thậm chí họ còn cố tình “nhập nhằng” gộp số liệu người chết vì bệnh cúm mùa thành số liệu tử vong do coronavirus tại Mỹ. Truyền thông cánh tả đã cố tình khuyếch đại con số người chết tại Mỹ, gây ra tâm lý hoảng sợ cho người dân.


image

  

Thêm nữa, bác sĩ Fauci tiếp tục đẩy tỷ lệ tử vong liên quan đến virus Vũ Hán lên một mức vô lý, khi sử dụng Mô hình tính toán của Đại học Hoàng gia để thuyết phục Tổng thống Trump đóng cửa TOÀN BỘ NỀN KINH TẾ Hoa Kỳ.

 

Các tác giả của Mô hình trường Đại học Hoàng gia đã chia sẻ phát hiện của họ với Lực lượng Đặc nhiệm Coronavirus của Nhà Trắng vào đầu tháng 3/2020 do Tiến sĩ Tony Fauci đứng đầu. Mô hình này dự đoán có 2,2 triệu người Mỹ tử vong do đại dịch coronavirus.

 

Tuy nhiên báo cáo CDC ngày 26/8 cho thấy: 


image

  

“Bảng 2 cho thấy các loại tình trạng sức khỏe và các nguyên nhân góp phần được đề cập cùng với các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Đối với 6% trường hợp tử vong, COVID-19 là nguyên nhân duy nhất được đề cập. Đối với những trường hợp tử vong có điều kiện hoặc nguyên nhân ngoài COVID-19, trung bình có 2,6 điều kiện hoặc nguyên nhân bổ sung trên mỗi trường hợp tử vong”. 

 

Với việc CDC âm thầm cập nhật số liệu vào ngày 26/8 đã chứng minh rằng, chỉ có 6% các trường hợp tử vong là hoàn toàn do virus Vũ Hán. 94% còn lại tử vong là do bệnh nhân có các bệnh nền nghiêm trọng khác.  Ngoài ra, hầu hết các trường hợp tử vong tại Mỹ đều là người già với nhiều bệnh nền và sống tại các viện dưỡng lão. 


image

  

Tuy nhiên, báo cáo gây sốc này của CDC lại khiến CNN “hoảng sợ”. Vì vậy kênh truyền thông cánh tả này đã cố gắng hạ thấp tính xác thực của bản báo cáo của CDC bằng cách tuyên bố nhóm QAnon - là kênh độc lập đưa lại tin báo cáo này là “không khả dụng vì vi phạm Quy tắc Twitter”.

 

Twitter cũng đã xóa các tweet có chứa "tuyên bố sai" mà họ cho là vi phạm nguyên tắc cộng đồng của họ, trong đó có cả tweet đã được Tổng thống Trump đăng lại.


image

  

Có cả một âm mưu mà nhóm Big Tech, Big Media, và Đảng Dân chủ “lợi dụng” virus Virus Vũ Hán để gieo rắc nỗi sợ cho người dân Mỹ với các lệnh cấm khắc nghiệt, đóng cửa nền kinh tế, để phá hủy toàn bộ thành quả kinh tế mà Tổng thống Trump gây dựng suốt 3 năm qua. Mục đích là làm giảm uy tín của Tổng thống và gây khó dễ cho ông trong mùa bầu cử 2020.

 

 


Đông Bắc


donald trump GIF by franceinfo


Biden và Đồng Minh VNCH
Thủ tướng Nhật 'có khí phách của nhà lãnh đạo’
Tổng thống Trump có thể lập lại kịch bản đắc cử năm 2016
TT Trump đơn thương _ độc mã chống Tàu cộng
TT Trump tới thị sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Laura
Một cử tri Mỹ gốc Việt được Melania Trump 'cảm hóa'
Cộng Hòa sau đại hội Đảng 2020
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng mạnh tại ‘bang chiến trường’ California
TT Trump muốn giải thể ĐCSTC trong nhiệm kỳ hai
Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Quyền lực của Big Media đưa tin tiêu cực về TT Trump
Tối cao Pháp viện thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Đại học Mỹ dạy online _ sinh viên có được giảm học phí?
4 thiên tượng lớn xuất hiện tại Trung cộng trong tháng 8 _ Nạn đói đang đến?
Đảng Dân chủ và ĐCSTC đang ‘hợp sức’ chống TT Trump
Cựu luật sư FBI đã nhận tội _ Thượng viện đã bạch hóa rửa oan cho ông Trump
Những câu hỏi của lương tâm!
Bài bình luận của Fraser Dixon

Biden và Đồng Minh VNCH

 image

(Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt tị nạn. Một số đã đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.)

 

Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, hình ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai tình huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring. Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông còn định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại vì ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy. 


image

  
Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đã có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tị nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đã khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đã soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà bình chân như vại’ (go down with the flag flying) để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đã không chấp nhận. 

image

  
Yếu tố nào đã đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy    

Không còn nghi ngờ gì nữa về lý do chính là vì ông đã được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đã dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đã hết sức xúc động vì thấy sự bất công quá rõ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH. 

image

  
Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đã giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. 


Marbod đã có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford thì chúng tôi lại càng thấy rõ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn còn bùi ngùi. Ông ký tặng chúng tôi cuốn Hồi ký ‘A Time to Heal’ (Thời gian để hàn gắn) với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes - Gerald R. Ford (Gregory là tên Thánh của chúng tôi).

image

  
Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp thì Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã tự động yêu cầu và đến Tòa Bạch Cung gặp Tổng thống để bày tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ còn tiến xa hơn nữa là đã bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case thì đã quá quen thuộc. Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đã được bầu vào Thượng Viện (tháng Giêng, 1973 - cũng là thời điểm ký kết Hiệp định Paris). 

Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn. 

image

  
Trong cuốn hồi ký, Tổng thống Ford đã kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256): “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” ... 

“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về tình hình Đông Nam Á. Đây là sự việc hãn hữu ít khi xẩy ra - lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson (Woodrow Wilson, 1913 - 1921, lời tác giả) - vậy nên tôi gọi cả Kissinger (Ngoại Trưởng), Schlesinger (Bộ Trưởng Quốc Phòng) và Scowcroft (Cố Vấn An Ninh) cùng tới dự. 


image

  
“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger trình bày về tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ý kiến của quý vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đã thật rõ ràng: hãy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)… “Chúng tôi bằng lòng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự thì một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church thì cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng ta vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta. 

“Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu gì tới việc di tản người Việt.”

image

  
Trong cương vị là Tổng thống viết hồi ký, có lẽ ông Ford đã viết nhẹ nhàng hơn là những gì thực sự đã xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi ký của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tị nạn đã nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’ Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside (Những gì ở hậu trường thì thực là khác), Nessen thuật lại rõ ràng hơn, tóm tắt như sau (trang 104-106): “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được... " 

image

  
“Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quý vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quý vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.” 

“Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sài Gòn (có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng - lời tác giả) đã nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”… 

“Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ còn lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban... “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” (để phải di tản người Việt), Nghị sĩ Charles Percy bình luận. 

“Tổng thống Ford cảnh cáo thêm... “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc thì sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ còn lại”... 

“Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” (dùng chữ nghiêng là do tác giả): “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” (độc giả lưu ý là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần). 


image

  

Bên ngoài Tòa Bạch Ốc, Nghị sĩ McGovern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đã ghi lại (trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26).

Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford còn dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản. Quý vị hãy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định tình hình.”

 


Nguyễn Tiến Hưng


last days in vietnam documentary GIF by PBS


Thủ tướng Nhật 'có khí phách của nhà lãnh đạo’
Tổng thống Trump có thể lập lại kịch bản đắc cử năm 2016
TT Trump đơn thương _ độc mã chống Tàu cộng
TT Trump tới thị sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Laura
Một cử tri Mỹ gốc Việt được Melania Trump 'cảm hóa'
Cộng Hòa sau đại hội Đảng 2020
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng mạnh tại ‘bang chiến trường’ California
TT Trump muốn giải thể ĐCSTC trong nhiệm kỳ hai
Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Quyền lực của Big Media đưa tin tiêu cực về TT Trump
Tối cao Pháp viện thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Đại học Mỹ dạy online _ sinh viên có được giảm học phí?
4 thiên tượng lớn xuất hiện tại Trung cộng trong tháng 8 _ Nạn đói đang đến?
Đảng Dân chủ và ĐCSTC đang ‘hợp sức’ chống TT Trump
Cựu luật sư FBI đã nhận tội _ Thượng viện đã bạch hóa rửa oan cho ông Trump
Những câu hỏi của lương tâm!
Bài bình luận của Fraser Dixon
Thay thế Tập Cận Bình _ một đồng thuận trong nội bộ đảng

Thủ tướng Nhật 'có khí phách của nhà lãnh đạo’

 image

Ý kiến nói Thủ tướng Abe Shinzo sáng tạo về sách lược ngoại giao và là người ‘năng động, quyết đoán, khéo dùng người’.

 

Tiến sĩ John Nilsson-Wright từ Viện nghiên cứu Chatham & Đại học Cambridge nhận xét:

 

"Đối với những người chỉ trích mình, ông Abe thể hiện thái độ của một thế hệ có tuổi tác, bảo thủ, và không muốn đề cao hồ sơ thời chiến của Nhật Bản, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại có khả năng gây rắc rối và rất quyết đoán.

 

"Đối với những người ủng hộ mình, thủ tướng đã nâng cao vị thế toàn cầu của đất nước, hiện thực hóa lợi ích quốc gia của mình bằng cách làm hài hòa tham vọng chính đáng với vai trò là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

 

"Trên thực tế, cả hai hình ảnh về ông Abe đều đúng".


image

  

Tiến sĩ John Nilsson-Wright đánh giá rằng chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc của ông Abe chủ yếu tập trung vào nội địa.

 

Ngược lại, trong các vấn đề đối ngoại (dù là trong chính sách an ninh hay kinh tế), ông Abe là một người theo chủ nghĩa thực dụng.

 

"Ông củng cố các liên minh hiện có (đáng chú ý nhất là với Hoa Kỳ) và phát triển quan hệ đối tác mới với các bên trong khu vực và toàn cầu, cả các nền dân chủ và các chế độ toàn trị, độc lập với khuynh hướng ý thức hệ của các nước đó.

 

"Việc đổi mới chính sách đối ngoại của ông Abe được kết hợp với một loạt các sáng kiến thương mại song phương và đa phương mạnh bạo mà thủ tướng đã phải đối đầu với các đơn vị bầu cử chính trị chủ chốt trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 

image
Ông Abe có quan hệ tốt với ông Trump.

 

"Ông đóng vai trò quyết định trong việc củng cố Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP 11); đàm phán thành công một hiệp định thương mại đột phá với Liên minh châu Âu vào năm 2019; và đàm phán một số thỏa thuận tài chính và phát triển với Trung cộng trong năm 2018".

 

Tiến sĩ John Nilsson-Wright cho rằng ông Abe có lý khi vẫn nhận thức sâu sắc về mối đe dọa địa chiến lược do Trung cộng gây ra nhưng không để thực tế này chặn các cơ hội hợp tác thực dụng với Chủ tịch Tập Cận Bình.

 

Trong khi đó ông Abe, theo học giả này, nên được ghi nhận là người thành công trong việc duy trì mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Donald Trump và vì ông đã sử dụng ngoại giao như một công cụ để đối phó một số chiến thuật áp đảo của tổng thống Hoa Kỳ.


image

  

"Abe là một nhà sáng tạo về sách lược ngoại giao và thể hiện năng lực tư duy chiến lược đánh dấu sự khác biệt rõ rệt so với các thủ tướng tiền nhiệm, những người thường phản ứng với các sự kiện bên ngoài hoặc có xu hướng thụ động đi theo sự dẫn dắt của Washington," Tiến sĩ John Nilsson-Wright nhận định.

 

Giáo sư Trần Văn Thọ từ Tokyo đã nhận xét đôi điều về Thủ tướng Abe trên Facebook cá nhân.

 

"Ông Abe có vẻ già đi nhiều, nét mặt trông mệt mỏi, kết quả của những ngày vừa chiến đấu với bệnh tật vừa làm tròn trách nhiệm của người lãnh đạo tối cao trước các vấn đề trọng đại của đất nước. Cách trình bày của ông về lý do từ chức, về tâm tình phải để dở dang nhiều kế hoạch, thái độ xin lỗi quốc dân toát ra được tinh thần trách nhiệm của một vị lãnh đạo".    


image
  

Giáo sư Thọ nói ông đặc biệt ấn tượng về mấy đoạn trong bài diễn văn mà ông Abe đọc hôm 28/08:

 

"Về chính trị, điều quan trọng nhất là phải đưa ra kết quả. Từ ngày bắt đầu chính quyền tôi đã nói như thế và trong 7 năm 8 tháng vừa qua tôi đã đem hết tinh thần và sức lực để đưa ra kết quả. Bây giờ mang bệnh và phải trị liệu, tôi không thể để xảy ra trường hợp trong lúc khổ sở vì thể lực không còn được toàn vẹn có thể bị sai lầm trong phán đoán chính trị hay không đưa ra được kết quả. Do đó tôi đã phán đoán là nếu không còn đáp ứng với sự phó thác của quốc dân, tôi không nên tiếp tục giữ địa vị của một thủ tướng".

 

"Trong 7 năm 8 tháng này tôi đã cố gắng đối phó trước nhiều thử thách. Rất tiếc còn nhiều kế hoạch phải bỏ dở, nhưng đồng thời cũng đạt được thành quả về nhiều vấn đề. Những cố gắng và thành quả đạt được là nhờ sự tin cậy, sự khích lệ của quốc dân qua các cuộc tuyển cử.


image

  

Nhưng được sự ủng hộ như vậy mà tôi phải tự chấm dứt nhiệm vụ sớm 1 năm trong lúc việc thực hiện nhiều chính sách còn dang dở, và họa Covid 19 vẫn còn, tôi thành thật xin lỗi quốc dân đồng bào. Không giải quyết được vấn đề người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên là nỗi khổ tâm cùng cực của tôi. Việc ký hiệp ước hòa bình với Nga hay việc sửa đổi hiến pháp cũng chưa thực hiện được mà tôi phải rời nhiệm vụ thì thật là một nỗi đoạn trường," ông Abe nói hôm 28/08.

 

Giáo sư Trần Văn Thọ mô tả Thủ tướng Abe là ''người năng động, quyết đoán, khéo dùng người, thấy được các vấn đề lớn và biết cách giải quyết dù không phải lúc nào cũng thành công hoàn toàn.


image

  

''Mới lên cầm quyền từ cuối năm 2012 đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế (Abenomics) thích đáng và phần lớn là khả thi. Vài nội dung chưa được thực hiện nhưng kinh tế Nhật đã được cải thiện nhiều.

 

"Về đối ngoại Abe đã làm tăng uy tín của Nhật trên vũ đài quốc tế nhờ chính sách ngoại giao năng động, trong gần 8 năm đã đi công du hơn 100 nước, và do cá tính dễ gần gũi với các lãnh đạo thế giới. Thủ tướng Abe Shinzo và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có quan hệ cá nhân thân thiết", Giáo sư Trần Văn Thọ bình luận.


 japan naruhito emperor naruhito enthronement GIF


Tổng thống Trump có thể lập lại kịch bản đắc cử năm 2016
TT Trump đơn thương _ độc mã chống Tàu cộng
TT Trump tới thị sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Laura
Một cử tri Mỹ gốc Việt được Melania Trump 'cảm hóa'
Cộng Hòa sau đại hội Đảng 2020
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng mạnh tại ‘bang chiến trường’ California
TT Trump muốn giải thể ĐCSTC trong nhiệm kỳ hai
Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Quyền lực của Big Media đưa tin tiêu cực về TT Trump
Tối cao Pháp viện thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Đại học Mỹ dạy online _ sinh viên có được giảm học phí?
4 thiên tượng lớn xuất hiện tại Trung cộng trong tháng 8 _ Nạn đói đang đến?
Đảng Dân chủ và ĐCSTC đang ‘hợp sức’ chống TT Trump
Cựu luật sư FBI đã nhận tội _ Thượng viện đã bạch hóa rửa oan cho ông Trump
Những câu hỏi của lương tâm!
Bài bình luận của Fraser Dixon
Thay thế Tập Cận Bình _ một đồng thuận trong nội bộ đảng
TT Trump phản pháo Michelle Obama

Tổng thống Trump có thể lập lại kịch bản đắc cử năm 2016

 image

Khảo sát mới cho thấy Tổng thống Trump đang dần thu hẹp khoảng cách lợi thế của Biden, khiến nhiều người càng thêm lạc quan về khả năng ông chiến thắng.

 

Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Morning Consult tại thủ đô Washington, Mỹ công bố hôm 29/8 cho thấy tỷ lệ ủng hộ của ứng viên Dân chủ Joe Biden là 50%, cao hơn 6 điểm phần trăm so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Mỹ Donald Trump.

 

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy Tổng thống Trump đang "rút ngắn" khoảng cách với đối thủ sau Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC), khi cuộc thăm dò tương tự hôm 23/8 cho thấy Tổng thống Trump chỉ nhận được 42% ủng hộ, thấp hơn Biden 10 điểm phần trăm.

 

Khảo sát do Reuters/Ipsos công bố hôm 26/8 cũng cho thấy Biden chỉ dẫn trước Tổng thống Trump 7 điểm phần trăm, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 47% và 40%. Khảo sát này được thực hiện một phần trong Hội nghị Toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) và một phần khi RNC diễn ra.


image

Tổng thống Donald Trump (trái) và Đệ nhất phu nhân Melania tại Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington tối 27/8.

 

Hội nghị 4 ngày của đảng Cộng hòa tập trung chủ yếu vào phác họa ứng viên Biden và phó tướng Kamala Harris như "con rối" của phe cực tả, những người mà Tổng thống Trump cho sẽ đưa Mỹ "chìm" trong đen tối nếu đắc cử.

 

Hội nghị dường như đã giúp thúc đẩy vị thế của Tổng thống Trump ở các khu vực bầu cử quan trọng, rút ngắn lợi thế dẫn đầu của Biden từ mức hai con số hồi tháng trước xuống một con số, theo của Hill.

 

Kết quả nhiều cuộc khảo sát khác cho thấy Tổng thống Trump đang dẫn đầu ở hai tiểu bang quan trọng Michigan và Wisconsin, theo Telegraph.


image

  

Dù hiện Biden vẫn bảo toàn vị thế dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc khảo sát mới nhất, nhiều nhà phân tích vẫn không bỏ qua khả năng kịch bản 2016 lặp lại. Cựu ứng viên Dân chủ Hillary Clinton từng dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc khảo sát trước thềm bầu cử tháng 11, nhưng chiến thắng cuối cùng lại thuộc về Tổng thống Trump.


image

  

Jim Vandehei, biên tập viên trang tin Axios của Mỹ, cho rằng sẽ là sai lầm nếu nói Tổng thống Trump không có khả năng thắng, nếu dựa trên đánh giá về dữ liệu và phản ứng hiện tại đối với cuộc bầu cử.

 

Đây cũng là nhận định được Peter Roff, nhà phân tích của Newsweek, đưa ra trong bài viết mới đây với tựa tề "Tại sao Trump Tổng thống có thể chiến thắng".


image

  

Với gần 50 năm gắn bó với chính trường, đội ngũ tranh cử của Biden và nhiều người có lẽ cho rằng cựu phó tổng thống Mỹ là người "thực sự hiểu" về nước Mỹ. Tuy nhiên, Roff nhận định Tổng thống Trump mới là người nắm giữ nhịp tim của nước Mỹ. Và hội nghị 4 ngày diễn ra tuần trước đã cho thấy điều này.

 

Những người phát biểu ủng hộ Tổng thống Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tại Tòa Bạch Ốc rất đa dạng. Tất cả câu chuyện họ mang tới không chỉ phù hợp với câu chuyện của chính Tổng thống Trump mà với cả nước Mỹ.


image

  

"Chúng tôi đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Với sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump trong Tòa Bạch Ốc 4 năm nữa và sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ lại khiến nước Mỹ vĩ đại một lần nữa", Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tối 26/8.

 

Tại RNC, Covid-19 được mô tả chỉ như một khoảng lặng trong lộ trình tăng trưởng kinh tế không thể ngăn cản của nước Mỹ, với minh chứng là số liệu hàng triệu người Mỹ thoát cảnh thất nghiệp trong tháng 8.


image

  

"TT Trump đã mang đến nền kinh tế tốt nhất trong lịch sử của chúng ta và ông ấy sẽ làm được một lần nữa", Bob Vlaisavljevich, thị trưởng thành phố Eveleth, tieu bang Minnesota, một trong hai cựu đảng viên Dân chủ phát biểu tại RNC, cho hay.

 

Ngược lại, các bài phát biểu ở DNC được cho là vẫn chưa thuyết phục được đa số cử tri rằng Biden, ứng viên của họ, sẽ dẫn dắt nền kinh tế Mỹ tốt hơn TT Trump trong những năm tới, theo David Weigel của Washington Post.


image

  

Michael Moore, nhà sản xuất phim tài liệu và quan sát chính trị ở Mỹ, mới đây cũng cảnh báo Tổng thống Trump dường như đang chiếm lại lợi thế ở một số tiểu bang chiến trường và đưa kịch bản năm 2016 lặp lại. Moore, một trong số ít người dự đoán Trump thắng Clinton, nói rằng ủng hộ dành cho TT Trump ở một số khu vực quan trọng cao hơn hẳn ứng viên Dân chủ Biden.

 

"Bạn đã sẵn sàng đón nhận chiến thắng của TT Trump chưa? Bạn đã chuẩn bị tinh thần để xem TT Trump đánh bại đối thủ lần nữa không? Bạn có thật sự chắc chắn rằng TT Trump không thể chiến thắng không? Bạn có hài lòng khi tin rằng DNC sẽ chiến thắng?", Moore đăng bài Facebook tối 28/8.

 

Moore viện dẫn kết quả thăm dò dư luận ở các tiểu bang chiến trường như Minnesota và Michigan để cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump đang tăng lên. Trump và Biden đang cạnh tranh gay gắt ở Minnesota với cùng 47%, trong khi dẫn trước ở Michigan với 46,6%, cao hơn Biden 1,4 điểm phần trăm.


image

  

"Chiến dịch của Biden chỉ thông báo ông sẽ tới thăm một số tieu bang, nhưng không có Michigan. Nghe rất quen đúng không?", Moore nói tới năm 2016, bà Clinton từng phạm sai lầm khi không tới thăm một số tiểu bang mà sau đó đã quay sang ủng hộ Trump. "Tôi muốn nhắc rằng chỉ còn gần 10 tuần nữa là tới bầu cử. Lòng nhiệt thành của 60 triệu người tại các khu vực ủng hộ TT Trump đang ở mức rất cao. Nhưng với Joe, nó không nhiều".

 

Moore, người từng ủng hộ Bernie Sander, năm 2016 cảnh báo "cuộc bầu cử của TT Trump sẽ trở thành cú sốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại và nó là điều tốt", ngay cả khi chiến thắng khi đó được dự báo chắc chắn thuộc về Clinton.

 

"Xin lỗi khi phải đưa ra thực tế này một lần nữa", Moore nói

 

 

 

Thanh Tâm (Theo Hill, Guardian, Newsweek, CNN)


president trump GIF


TT Trump đơn thương _ độc mã chống Tàu cộng
TT Trump tới thị sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Laura
Một cử tri Mỹ gốc Việt được Melania Trump 'cảm hóa'
Cộng Hòa sau đại hội Đảng 2020
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng mạnh tại ‘bang chiến trường’ California
TT Trump muốn giải thể ĐCSTC trong nhiệm kỳ hai
Joe Biden nổi đóa đòi tưới xăng vào lửa
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Quyền lực của Big Media đưa tin tiêu cực về TT Trump
Tối cao Pháp viện thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Đại học Mỹ dạy online _ sinh viên có được giảm học phí?
4 thiên tượng lớn xuất hiện tại Trung cộng trong tháng 8 _ Nạn đói đang đến?
Đảng Dân chủ và ĐCSTC đang ‘hợp sức’ chống TT Trump
Cựu luật sư FBI đã nhận tội _ Thượng viện đã bạch hóa rửa oan cho ông Trump
Những câu hỏi của lương tâm!
Bài bình luận của Fraser Dixon
Thay thế Tập Cận Bình _ một đồng thuận trong nội bộ đảng
TT Trump phản pháo Michelle Obama
Lũ lụt ở TC _ 'Chân Phật thấm nước, Thành Đô nguy nan'