Bước sang nửa cuối năm, những dị tượng vào tháng 7 và tháng 8 trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn, cảnh báo thế nhân rằng những thảm họa nghiêm trọng hơn sắp xảy ra.
Kể từ khi bước vào năm Canh Tý 2020, thiên tai trên khắp Trung cộng dường như vẫn chưa dừng lại, ngoài dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát trở lại, dịch châu chấu, hạn hán và lũ lụt ra, Trung cộng sẽ đối mặt với khủng hoảng lương thực.
Mặc dù Thượng Thiên liên tục giáng dị tượng để cảnh báo thế nhân, nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTC, dưới sự tuyên truyền của ĐCSTC và sự xói mòn của Thuyết vô Thần, mọi người dường như đang chìm trong giấc ngủ say mà không biết thảm họa sắp xảy ra. Đặc biệt khi bước sang nửa cuối năm, những dị tượng vào tháng 7 và tháng 8 càng trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn, cảnh báo thế nhân rằng những thảm họa nghiêm trọng hơn sắp xảy ra.
Người xưa nói “Thiên - Nhân cảm ứng”, từ sự thay đổi của thiên tượng có thể đoán biết được điều gì sẽ xảy ra với con người, vì vậy người xưa rất coi trọng việc quan sát thiên tượng. Dưới đây là 4 thiên tượng quan trọng xảy ra trong tháng 8 dựa trên những lý giải trong sách cổ.
Hai sao Thổ, Mộc và Mặt trăng cùng xuất hiện báo hiệu nội loạn và nạn đói
Trong tháng 8, có hai lần xảy ra kỳ quan thiên tượng "Hai sao Thổ, Mộc và Mặt trăng cùng xuất hiện": lần đầu từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 8; lần thứ hai từ ngày 28 đến 29 tháng 8.
Trong tháng 8, có hai lần xảy ra kỳ quan thiên tượng "Hai sao Thổ, Mộc và Mặt trăng cùng xuất hiện": lần đầu từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 8; lần thứ hai từ ngày 28 đến 29 tháng 8.
"Hai sao Thổ, Mộc và Mặt trăng cùng xuất hiện" đề cập đến sự xuất hiện đồng thời của Sao Thổ, Sao Mộc và Mặt trăng trên bầu trời đêm. Ở Trung cộng cổ đại, sao Thổ được gọi là Điền tinh và sao Mộc được gọi là Tuế tinh. Nếu sao Mộc và sao Thổ xuất hiện cùng lúc, điều đó báo hiệu đất nước sẽ xảy ra nội loạn và nạn đói, và nếu chiến tranh thì sẽ thất bại. Điều này được ghi lại trong nhiều sách chiêm tinh cổ đại.
Ví dụ, tác phẩm Ất Tỵ chiêm của Lý Thuần Phong (tác giả sách dự ngôn Thôi Bối Đồ) thời nhà Đường có viết rằng:
"Sao Thổ và sao Mộc cùng xuất hiện thì đất nước đó sẽ xảy ra nạn đói".
"Mặt trăng và Tuế tinh (sao Mộc) cùng chiếu sáng thì sẽ có chết đói. Sao Thổ cũng như vậy".
"Mặt trăng tiến gần Tuế tinh (sao Mộc), trong năm có nhiều trộm cướp, hình phạt, ngục tù nhiều".
"Mặt trăng đến gần sao Mộc, người dân tranh nhau miếng ăn, gạo đắt, nông phu và quan lại lo lắng".
"Mặt trăng đến gần sao Thổ, quốc gia bị diệt vong do nạn đói".
“Sao Thổ và sao Mộc cùng xuất hiện là diệt quân giết tướng. Chiến tranh thì quân sĩ nổi loạn. Sao Mộc và sao thổ cùng xuất hiện, quốc gia xảy ra nạn đói, chiến tranh sẽ thất bại, bị mất đất".
Theo "Khai Nguyên chiêm kinh" của Cù Đàm Tất Đạt thời nhà Đường có ghi chép rằng:
Sách Kinh Châu Chiêm có viết: “Mặt trăng và Tuế tinh (sao Mộc) chiếu sáng nhau, thì nạn đói trong ba năm, ngũ cốc đắt, dân chúng lưu vong”.
“Mặt trăng và Tuế tinh (sao Mộc) chiếu sáng nhau, thì nạn đói trong ba năm, ngũ cốc đắt, dân chúng lưu vong”.
Pháp sư Vu Hàm nói: “Tuế tinh (sao Mộc) và Mặt trăng cùng chiếu sáng, và có nguyệt thực trong tháng, sẽ có nạn chết vì đói; quốc gia diệt vong bởi nữ nhạc".
Sách Kinh Châu Chiêm có viết: "Nếu hai sao (Thổ, Mộc) cùng xuất hiện thì quốc gia có binh biến, thay lập vua. Người có đức thì hưng vượng, kẻ không có đức thì chết".
Sách Khai Nguyên chiêm kinh trích từ Tống Thư - Thiên văn chí có ghi chép:
"Tháng 9 năm Quảng Hy thứ nhất, Điền tinh (sao Thổ) phạm Tuế tinh (sao Mộc), khi đó Tư Mã Việt chuyên quyền. Hắn rốt cuộc vô lễ với Tấn Giản Văn Đế".
"Ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Hàm An thứ 2, Tuế tinh (sao Mộc) phạm Điền tinh (sao Thổ) ở phạm vi sao Tu Nữ, tháng 7, Hoàng đế bệnh nặng, xuống chiếu cho Hoàn Ôn rằng: Nếu thấy Hoàng tử nhỏ có thể phò tá được thì phò tá, nếu thấy không được thì khanh hãy tự làm vua. Nhan Thị trung Vương Thản Chi hủy bàn chiếu, sửa thành phụ chính. Chuyện đến tai Ôn, ông ta nổi giận giết bọn Thản Chi, ứng với nội loạn vậy".
"Năm Đinh Mão năm An Đế Nghĩa Hy thứ 7, Tuế tinh (sao Mộc) phạm Điền tinh (sao Thổ) ở bên sao Sâm. Khi đó Chu Linh Thạch đánh được đất Thục, người dân đất Thục tìm cách làm phản và tiêu diệt ông ta".
Mấy đoạn mà sách Khai Nguyên chiêm kinh trích ở trên đều nói về việc dân chúng xảy ra bất ổn và nổi loạn trong nước sau sự xuất hiện của thiên tượng "Hai sao Thổ, Mộc và mặt trăng cùng xuất hiện".
Sao Hỏa và Mặt Trăng cùng xuất hiện: đại hung, hạn hán, và nạn đói, chiến tranh thất bại, quốc gia diệt vong.
Mấy đoạn mà sách Khai Nguyên chiêm kinh nhắc đến đều nói về việc dân chúng xảy ra bất ổn và nổi loạn sau sự xuất hiện của thiên tượng "Hai sao Thổ, Mộc và mặt trăng cùng xuất hiện".
Vào lúc 22h ngày 9 tháng 8, trên bầu trời Mặt trăng đã xuất hiện cùng sao Hỏa. Theo các nhà thiên văn học, sau khi bước vào tháng 8, sao Hỏa đang sáng lên từng ngày.
Ở Trung cộng cổ đại, sao Hỏa được gọi là Huỳnh Hoặc. Sao Hỏa sáng chói, màu hơi đỏ, quỹ đạo thay đổi khó xác định nên được gọi là Huỳnh Hoặc. Huỳnh Hoặc là ngôi sao hình phạt trong thiên văn học, đại diện cho sự hỗn loạn quân sự, chết chóc, v.v. Trong chiêm tinh học phương Tây, sao Hỏa cũng đại diện cho sự trừng phạt của chiến tranh và cái chết.
Người xưa tin rằng khi xảy ra “Huỳnh Hoặc thủ nguyệt" (tức là sao Hỏa xuất hiện cùng với mặt trăng), có nghĩa là sẽ có nạn đói, nội loạn hoặc cái chết của một nhân vật lớn.
Theo ghi chép của Khai Nguyên chiêm kinh, Dịch Truyện của Kinh Phòng có viết: "Khi mặt trăng và Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) cùng xuất hiện thì quốc vương sẽ chết".
Vào lúc 22h ngày 9/8, trên bầu trời Mặt trăng và sao Hỏa đã cũng xuất hiện. Sách cổ viết rằng: "Khi mặt trăng và Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) cùng xuất hiện thì quốc vương sẽ chết".
Sách Hải trung chiêm có viết: "Khi mặt trăng và Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) cùng xuất hiện thì thái tử chết, quý nhân lại bị thương, là điềm hung, hoặc có binh biến nội loạn".
Sách Kinh Châu chiêm viết: "Khi mặt trăng và Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) cùng xuất hiện thì trong nước có nội loạn, chiến loạn ba năm; Trong vòng ba năm thì thái tử chết".
Vu Hàm nói: "Mặt trăng và Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) cùng chiếu sáng, trong tháng có nguyệt thực, thì trong nước có loạn thần và nhiều người chết đói".
Sách Ất Tỵ chiêm cũng viết: "Trăng và Huỳnh Hoặc phạm lẫn nhau, quý nhân sẽ chết. Hễ sao Hỏa vận hành lặp lại quỹ tích thì gọi là 'thiêu tích', là đại hung, hạn hán, và nạn đói, chiến tranh thất bại và quốc gia diệt vong"; "Trăng và Huỳnh Hoặc cùng chiếu sáng thì xảy ra nội loạn và nạn đói".
Trong chiêm tinh học cả phương Đông lẫn phương Tây, sao Hỏa đều đại diện cho sự trừng phạt của chiến tranh và cái chết, là một sao xấu.
Mưa sao băng (Perseids): thiên hạ đại loạn, bá quan lẫn muôn dân lưu lạc và chết.
Mưa sao băng (Perseids) xảy ra từ 21h ngày 12 tháng 8 đến 0h ngày 13 tháng 8, lưu lượng thiên đỉnh (ZHR) vào khoảng 110/h. Người xưa tin rằng sao băng tượng trưng cho những người bình thường, những người bình dân, và những thứ thịnh hành; mưa sao băng ám chỉ cuộc sống lưu vong của con người do đói kém hoặc chiến tranh, kéo dài không quá ba năm.
Sách Tống Thư Thiên văn chí có ghi chép:
“Ngày Đinh Hợi tháng 12 năm Tấn Hiếu Hoài Vĩnh Gia thứ nhất, mưa sao băng” (Lưu Hướng nói: là thiên tượng các sao Thiên quan ở vị trí, các sao nhỏ vô danh là thứ dân. Đây là thiên tượng báo hiệu bá quan và thứ dân sẽ lưu lạc ly tán, sao đó thiên hạ đại loạn, bá quan và muôn dân lưu lạc và chết).
Thạch Thị nói: "Các ngôi sao băng đã di chuyển, và thời gian sẽ không dừng lại; thiên hạ bị nạn đói lớn và binh lính nổi lên. Dân chúng lưu vong, người nào về quê người ấy. Thời gian không quá ba năm”.
Sao Kim và mặt trăng cùng xuất hiện: đại hung, đại sát
Hiện tượng thiên văn "sao Kim và mặt trăng cùng xuất hiện" xảy ra vào rạng sáng 15 đến ngày 16 tháng 8. Sao Kim thời cổ đại được gọi là sao Thái Bạch hoặc Thái Bạch Kim Tinh. Khi nó xuất hiện trên bầu trời phía Đông trước bình minh, thì được gọi là "Khải Minh Tinh". Khi nó xuất hiện trên bầu trời phía Tây sau khi hoàng hôn, thì được gọi là "Trường Canh Tinh".
Hiện tượng thiên văn "sao Kim và mặt trăng cùng xuất hiện" xảy ra vào rạng sáng 15 đến ngày 16 tháng 8.
Sách cổ Ngũ hành truyện có chép : “Sao Thái Bạch là Kim Tinh phương Tây, là Nghĩa trong Ngũ Thường. Hành động hợp thì nói Ngũ Sự (5 điều chú ý tu dưỡng là dung mạo, lời nói, nhìn, lắng nghe và suy nghĩ), hiệu lệnh dân theo nghĩa. Nói lỡ miệng, trái hiệu lệnh thì Thái Bạch biến đổi, sẽ có chiến loạn và chết chóc".
Người xưa tin rằng nếu sao Kim vận hành không theo quy luật sẽ dẫn đến chiến tranh chinh phạt, hình phạt. Bất kể kiếp nạn lớn nhỏ đều giống như sấm sét phá hủy cây cối và thay đổi thế giới.
Trong mắt người xưa, hiện tượng thiên thể "sao Kim và mặt trăng cùng xuất hiện" là điềm báo đại hung, đại sát, bởi vì “Thái Bạch thuộc về Kim, Kim chủ về chiến tranh”. Kim chủ về phổi, có tai họa về phổi. Sự xuất hiện của những hiện tượng thiên văn như vậy thường là điềm báo về tai họa quân sự, quân vương chết, và những tai họa chết người.
Trung Dung
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.