Pages

Wednesday, March 22, 2023

Nghề Nail đem lại thu nhập nhưng nuôi dưỡng 'văn hóa tiểu nông'?

 BM

Theo quan sát của tôi, khi ở Việt Nam bạn có thể là kỹ sư, giáo viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh, nông dân nhưng lúc qua Mỹ đều có thể làm nail. Vì đây là nghề mưu sinh nơi đất khách xem ra thích hợp với người Việt ở sự tỉ mỉ, khéo léo và tính nghệ thuật không đòi hỏi quá cao và cả không cần phải biết tiếng Anh.


Nghề nail công việc phổ biến ở Mỹ


BM


Phở là món ăn nổi tiếng nhất của người Việt ở Mỹ. Nhưng nghề phổ biến nhất của cộng đồng gốc Việt tại Mỹ thì đó là nghề làm nail.


Tiệm nail có mặt ở hầu hết các khu buôn bán, trung tâm thương mại ở Mỹ.


Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, theo khảo sát cộng đồng người Mỹ của Cục điều tra dân số ước tính, khoảng 12% người Mỹ gốc Việt tham gia lao động trong ngành nail.


Thống kê của Hội Nghề Làm tóc và Thẩm mỹ của tiểu bang California có 80% thợ nail và thợ thẩm mỹ được cấp phép trong tiểu bang là người gốc Việt.


BM

Còn tại Texas, trong một báo cáo được đăng trên trang website của Đại học Rice ở Houston, Texas năm 2021, con số này khoảng 76%. Các tiểu bang có đông người gốc Việt khác, số người Việt gắn với làm nail cũng không hề nhỏ.


Ở những tiểu bang có ít người Việt sinh sống hơn lại có kiểu làm gọi là làm nail xuyên bang. Theo đó, người Việt này từ tiểu bang khác đến một tiểu bang ít người Việt sinh sống để làm nail.


Làm nail xuyên bang phải chịu cảnh xa gia đình, nhưng bù lại có mức thu nhập cao hơn.


Trong tất cả thợ nail có gốc gác nhập cư ở Mỹ, người Việt chiếm 74%.


Nước Mỹ ‘khát’ thợ nail


image


Trên cả nước Mỹ đang có hơn 10 triệu việc làm cần người làm, trong đó có cả việc chờ người tại các tiệm nail.


Mấy năm vì đại dịch vừa qua, số hồ sơ được xét duyệt để vào Mỹ chậm lại, trong đó có người Việt, làm cho nguồn thợ nail mới trở nên ít hơn. Điều này dẫn đến nhiều tiệm nail đều trong tình trạng thiếu thợ, giữa bối cảnh người Mỹ vẫn tiêu tiền nhiều từ năm 2021 đến nay.


Trên các trang Facebook của cộng đồng người Việt ở Mỹ ngày nào cũng có tin từ các tiệm nail tuyển thợ.


Người từ Việt Nam mới qua Mỹ dễ dàng bắt đầu công việc mới với nghề làm nail. Họ có thể chọn cách học xong trong vòng 3 – 6 tháng rồi làm, hoặc chỉ ghi danh lấy giờ và họ đi làm rèn tay nghề ngay tại tiệm nail.


BM


Cách thứ hai này không đúng luật cho cả trường dạy và chủ tiệm nail. Dù vậy, tại các thành phố có sự dễ dãi, các trường dạy nail chấp nhận điều này để có học viên và tiệm nail có người làm.


Học phí để có được bằng nail không quá cao, chỉ khoảng hai nghìn USD.


Nhiều bạn trẻ gốc Việt ngày thường đi học, nhưng cuối tuần, dịp hè họ gắn với nghề nail. Đây là cách các bạn trẻ này có thêm thu nhập bằng nghề tạm thời tốt hơn so với nhiều công việc khác.


BM

Có không ít người đã ra trường, đi làm với công việc đúng chuyên môn, cuối tuần, ngày nghỉ họ vẫn gắn với việc đi làm nail để thêm thu nhập.


Không ít bạn trẻ từ Việt Nam sang Mỹ với lý do du học, nhưng trên thực tế thời gian tại các tiệm nail của họ nhiều hơn ở trường. Các bạn này thường ở lại hợp pháp sau đó bằng cách kết hôn với người cư trú hợp pháp ở Mỹ. Và thường sau đó họ không bao giờ tốt nghiệp được trường đại học nào tại Mỹ.


Nghề nail không phải trả lương cao, nhưng nhờ có tiền tip (tiền bo) nên tổng thu nhập trong ngày không thấp, có thể nói là đồng lương hậu hĩnh.


Bên cạnh trả lương theo ngày (bao lương), tại nhiều tiểu bang còn có cách thợ chia tiền với chủ tiệm nail trên số tiền khách hàng trả cho chi phí dịch vụ họ được làm (ăn chia). Thường thợ nail lấy 60%, chủ lấy 40% từ số tiền của khách.


Nghề nail góp phần không nhỏ vào sự khấm khá của cộng đồng người Việt trên đất Mỹ.


Tôi có người quen đến Mỹ hơn chục năm, cả hai vợ chồng đi làm nail. Giờ họ làm chủ hai tiệm nail lớn, nắm trong tài sản hàng triệu đô. Khối tài sản mà nhiều người Mỹ mơ ước.


Ân nhân ngành nail của người Việt


BM

Nữ diễn viên Tippi Hedren, sinh năm 1930 và hiện vẫn còn sống, được coi là ân nhân của người Việt đang gắn với công việc làm nail.


Theo đó, sau biến cố 30/4/1975, diễn viên Tippi Hedren lúc đó là điều phối viên cứu trợ quốc tế của Food for the Hungry. Cô đến thăm những người tị nạn từ Việt Nam mới đến sau biến cố 30/4/1975 tại Hope Village, ngoại ô Sacramento, California.


Nhìn thấy những người từ Việt Nam này thích bộ móng tay của mình. Từ đây cô Tippi Hedren nảy ra ý định mời thợ làm móng của mình là Dusty Coots đến trại tị nạn dạy những người phụ nữ Việt đầu tiên cách làm móng. Sau đó cô phối hợp với một trường dạy thẩm mỹ tại địa phương tìm việc làm sau khi đã học nghề.


Từ lớp học này, giấy phép làm móng riêng rẽ đầu tiên được cấp. Trước đó, giấy phép được cấp phép cho cả tóc và móng.


BM

BM

Công việc của Hedren với người Mỹ gốc Việt được đạo diễn Honey Lauren thực hiện một số phim tài liệu: Phim có tên Happy Hands đã đoạt giải Phim tài liệu ngắn hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Sonoma năm 2014; còn phim Nailedit – nói về người gốc Việt với nghề nail tại Mỹ đã giành được Giải thưởng Quỹ Tài liệu năm 2014 của Trung tâm Truyền thông Người Mỹ gốc Á.


BM

https://www.youtube.com/watch?v=u-31cAT7eAY&ab_channel=LaFemmeFilmFestival


Thói quen ‘chợ VN’ ở các tiệm nail


Do trong tiệm nail thợ vừa làm vừa nói chuyện, các thói tiểu nông từ VN mang qua được thể hiện một rất rõ. Chuyện vợ chồng nhà người ta, chuyện ai đó bị tai nạn, chuyện con cái nhà ai không ngoan, chuyện nhà bị trộm…chuyện nào cũng dễ dàng được kể đi kể lại, bàn tán, bình phẩm với nhau.


Ở tiệm nail, chuyện từ nhà ra phố được truyền đi một cách nhanh chóng. Cách nhìn hiện đại có thể thấy, mỗi tiệm nail như một tờ báo. Chỉ khác thông tin thường thiếu sự xác minh, theo kiểu nghe kể lại.


BM

Nói một cách khác, các tiệm nail giữ cho cộng đồng người Việt tại Mỹ dù sống trong khu vực vài thành phố cạnh nhau vẫn có tính thông tin như một làng quê truyền thống của người Việt.


Tính lắm điều, nhiều chuyện trong các tiệm nail như không gian để người Việt gần gũi với thói quen không khác ở quê nhà.


Nhưng không phải người phụ nữ Việt nào cũng thích điều này.


Gần nhà tôi ở Tacoma, bang Washington có chị Hân, qua Mỹ lúc gần 50 tuổi. Ngay khi đến Mỹ chị chọn cách đi làm nail như nhiều đồng hương. Làm hơn 6 tháng chị nghỉ, xin chuyển tới một công ty dù thu nhập ít hơn.


Chị Hân nói, không thể tiếp tục làm nail là vì tính người Việt với nhau. Mới vào chưa giỏi nghề bị ăn hiếp theo kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”.


Người làm lâu hơn, họ biết ai là khách sộp (tip nhiều) dùng chiêu để dành, dù người khách đó theo lượt sẽ là đến phiên mình. Đến việc chia phe, người này nói xấu những người họ không ưa.


Đây cũng là những lý do phổ biến tôi nghe được từ nhiều người phải chia tay với nghề nail.


Mặt trái nữa là không ít tiệm nail của người Việt cũng là nơi thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt không giấu giếm trong người Việt về màu da nào cho tiền tip cao. Phân biệt chủng tộc công khai trên không gian mạng với tiếng Việt khi giới thiệu “tiệm khu Mỹ trắng”, thay vì nói khu khách sang để tuyển thợ. Cũng may cho họ, dân Mỹ chẳng có mấy người biết tiếng Việt.


Và con số không nhỏ người Việt vẫn tiếp tục sang Hoa Kỳ, góp phần thêm đông đảo vào lực lượng làm nail, duy trì nuôi dưỡng tiếp những định kiến, thói quen phát ngôn, suy nghĩ, hành xử “từ quê” đem sang.


 BM

https://www.youtube.com/watch?v=9wJrI9x4EjM&ab_channel=VanSon



Võ Ngọc Ánh

***

Phim ‘Nailed It’ và giấc mơ Mỹ xuyên thế hệ của người Việt

 BM  

·        Có bao nhiêu người trong gia đình anh làm nghề nail?
***

Nghề Nail đối mặt với sát thủ thầm lặng

BM

Tôi có người bạn mới từ Việt Nam qua, khó tìm việc làm vì vốn tiếng Anh kém cỏi, ai cũng khuyên nên đi học và hành nghề Nail là tiện nhất vì học vừa nhanh, lại có nhiều tiền. Cô hỏi, nghề Nail có nguy hiểm vì hóa chất độc hại không? Vì cô đang có thai vài tháng, cô lo cho đứa nhỏ trong bụng. Trước tình cảnh thiếu thốn của cô, tôi không biết khuyên làm sao cho phải, nên chỉ biết nói cho cô nghe những sự thật mà cô sẽ phải đương đầu. Không phải tôi đưa ra những nhận xét bi quan nhưng vì tôi có người thân từng làm nghề này nên xin đưa ra những khuyến cáo đứng đắn không chỉ với cô bạn tôi mà với tất cả những ai đang làm nghề này.

***

Từ chuyện phạt vạ của cơ quan lao động đến nạn thưa kiện của thợ Nail

BM

Sau hàng mấy chục năm làm ăn kiếm tiền thật suôn sẻ, nghề làm chủ tiệm Nail của người Việt tại Hoa Kỳ hiện đang đối diện với hai vấn đề khó khăn mà lâu nay chưa từng thấy xảy ra:

https://baomai.blogspot.com/2013/12/tu-chuyen-phat-va-cua-co-quan-lao-ong.html

***

Cô Tám kể chuyện Nails

 BM

Khi nói về nails, người ta thường nhắc tới bà Tippi Hedren, một diễn viên điện ảnh, người mẫu và luôn cổ võ về bảo vệ súc vật (animal rights activist). Ngoài ra, bà ta cũng giải cứu những sinh vật trong khu Shambala Preserve thiết lập năm 1983. Sau cùng, điểm nổi nhất là bà Hedren giúp người Việt tị nạn phát triển nail salons.

https://baomai.blogspot.com/2015/04/co-tam-ke-chuyen-nails.html

***

"Chồng gà vợ nail" tiền vào như nước

 BM

BM
Biden phủ quyết đầu tiên: Chặn nghị quyết đầu tư chống ESG
Nếu cựu Tổng Thống đầu tiên bị truy tố _ Án lệ lịch sử này sẽ có tác động vĩnh viễn
7 cách đốt cháy chất béo nhiều hơn khi đang ngủ
Hạ viện yêu cầu Biện lý Quận Manhattan trả lời về khả năng bắt giữ ông Trump
Bạn trai không thực hiện lời cầu hôn, tôi nên làm gì?
Tôn vinh trường phái hội họa tả thực ngày nay
100 tỷ USD cho thỏa thuận giải cứu Credit Suisse
Những yếu tố khiến các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ suy yếu
Phản ứng trước khả năng cựu TT Trump bị bắt
Trí tuệ nhân tạo không thể ‘đe dọa’ các nhà soạn nhạc
Những ngày âm u có thể làm giảm sự trao đổi chất và tâm trạng
Đồng minh của cựu TT Trump lên tiếng về bản cáo trạng tiềm ẩn
Gần 200 ngân hàng Hoa Kỳ có nguy cơ sụp đổ giống như Silicon Valley Bank
Ông Trump bị cáo buộc không tiết lộ hơn 100 món quà ngoại quốc
Goldman Sachs cắt giảm dự báo GDP
Nỗi sợ Trung cộng kìm chặt một thành viên Đảng Cộng Hòa
Đảng Dân Chủ & Cộng Hòa phản ứng về khả năng ông Trump bị bắt
Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu
Tia laser xanh lục của Trung cộng ở Hawaii báo hiệu một cuộc chiến sắp xảy ra
Khởi đầu một khu vườn ở sân sau nhà

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.