Thursday, June 6, 2024

ĐCS_TC dùng tiền để thao túng truyền thông

 BM

Tuyên truyền đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) không được mọi người tin tưởng, và không có nhiều người trả tiền để mua các thông tin này. Nhưng chỉ cần số tiền đủ lớn, thì họ có thể chèn quảng cáo tin tức vào các tạp chí chủ lưu của quốc tế. Cùng với việc phát hành báo, tuyên truyền đối ngoại có thể tiếp cận hàng triệu gia đình, dựa vào việc “mượn thương hiệu” để “giành được thiện cảm của người dân trên toàn thế giới.”


Quý vị có muốn đăng bài viết “nói tốt về Trung cộng” trên Tạp chí Time của Hoa Kỳ không? Quý vị có thể phải trả từ hàng chục ngàn USD trở lên cho mỗi trang. Tạp chí Time cho phép ĐCS_TC sử dụng thương hiệu của họ để tuyên truyền, thiết kế quảng cáo giống như tin tức, có tiêu đề, có hình ảnh và có nội dung văn bản dài. Nhưng thực tế, những điều này đều được trả phí để các nhà quảng cáo thiết kế.


BM

Quý vị muốn đăng toàn bộ Chuyên bản Bắc Kinh trên tờ Los Angeles Times ư? Hay quý vị muốn đăng phụ chương Quan sát Trung cộng (ChinaWatch) nói về kinh tế, môi trường tự nhiên, và văn hóa của Trung cộng trên tờ USA Today? Quý vị có thể phải trả vài ngàn USD cho mỗi trang. Những hãng thông tấn này hợp tác với tờ Nhật báo Trung cộng (China Daily) phiên bản Anh ngữ của ĐCS_TC, và đó chính là đối tác sẽ trả phí cho quảng cáo.


Theo báo cáo của Cơ quan Ghi danh Đạo luật Ghi danh Đại diện Ngoại quốc (FARA) thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, năm ngoái (2023), China Daily đã chi khoảng 85,000 USD mỗi tháng cho Tạp chí Time để đăng quảng cáo và bài viết của ChinaWatch. Tương tự, họ đã trả 34,000 USD mỗi tháng cho tạp chí Los Angeles Times, bao gồm cả số ra ngày 17/09/2023 với bốn trang bài viết của Chuyên bản Bắc Kinh, Chuyên bản Thành Đô, và các tin tức đặc biệt. Năm ngoái (2023), Tạp chí USA Today đã nhận được 107,500 USD với cách làm tương tự.


BM

BM

Những người đã từng nhìn thấy ChinaWatch được chèn vào giữa các trang của báo phương Tây sẽ rất quen thuộc với cách làm này. Điều này tương tự như các chuyên bản của Kiều báo (The China Press) như Bắc Kinh Hôm nay, Quảng Đông Hôm nay, Chuyên bản Vũ Hán, Chuyên bản Thành Đô. Nhưng điểm khác biệt là, trên các chuyên bản của báo Hoa Kiều không có nhãn quảng cáo và không có chú thích “Nhiều thông tin hơn nữa được lưu trữ tại Bộ Tư pháp ở Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ” ở cuối mỗi trang.


Các bài quảng cáo của ChinaWatch đã được đăng trên tờ The Washington Post trong hơn 30 năm. Nhiều tờ báo nổi tiếng khác cũng đăng những tin tức quảng cáo của ĐCS_TC được ngụy trang thành những bản tin thực sự. Cho đến khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liệt kê những hãng truyền thông này vào danh sách “đại diện của ngoại quốc,” thì tình trạng mới mới bắt đầu có những biến đổi nhỏ.


Chiến lược ‘mượn thương hiệu’ lừa dối độc giả Hoa Kỳ trong 30 năm


BM

Họ đưa tuyên truyền đối ngoại của Bắc Kinh vào dây chuyền, và đóng lên con dấu của các hãng truyền thông dòng chính.


Trong bốn năm qua, China Daily đã chi hàng triệu USD vào việc này. Giả sử giá mỗi trang là 10,000 USD, vậy trong bốn năm các hãng truyền thông lớn của phương Tây có thể phát hành một ngàn trang nội dung. Và các hãng này có thể tiếp cận hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu độc giả mỗi ngày.


Chiến lược mượn thương hiệu tuyên truyền đối ngoại này bắt đầu từ hơn 30 năm trước. Trong số những người dẫn đầu phong trào này có hai nhân vật đáng chú ý.


Nhân vật đầu tiên là ông Hùng Phỉ Văn, Chủ tịch đầu tiên của báo Hoa Kiều nhiệm kỳ từ năm 1990 đến năm 1995. Ông Hùng trước đó tên là Hùng Hoài Tế (Xiong Huaiji), là một đảng viên ĐCS_TC tốt nghiệp khoa Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Trung ương Trung cộng. Ông Hùng từng là Chủ tịch kiêm Tổng biên tập của Thông tấn xã Trung cộng ở Hồng Kông, đổi tên thành Hùng Phỉ Văn (Sioeng Fei Man), sau đó ông được cử tới Hoa Kỳ để giữ chức chủ báo Hoa Kiều.


BM

Báo Hoa Kiều, Trung Thông Xã (Hong Kong China News Agency), và Trung Tân Xã (China News Service) đều có chung một nguồn gốc, tức là đều thuộc hệ thống Văn phòng Hoa kiều của Quốc vụ viện Trung cộng (viết tắt là Văn phòng Kiều vụ). Báo Hoa Kiều và China News Service ở New York còn có cùng một địa chỉ làm việc. Nguồn tài chính, trang bìa chuyên mục, và nội dung của báo Hoa Kiều đều được chính quyền ĐCS_TC cung cấp. Về bản chất, đây đều là các hãng truyền thông của ĐCS_TC.


Tuy nhiên, khi ghi danh kinh doanh, báo Hoa Kiều đã ủy thác cho người địa phương ở Hoa Kỳ đại diện, nhưng người này không có thực quyền. Quyền lực thật sự nằm trong tay những người được Bắc Kinh cử đến. Cách làm này nhằm tránh các hạn chế của pháp luật Hoa Kỳ về việc cấm chính phủ ngoại quốc kinh doanh báo chí ở Hoa Kỳ. Đây là thủ đoạn che mắt chính quyền địa phương.


BM

Đồng thời, báo Hoa Kiều cũng che giấu nguồn gốc tài chính. Năm 2011, một cựu nhân viên của Văn phòng Kiều vụ đã gửi thư viết rằng: Số tiền mà truyền thông đảng ĐCS_TC nhận được từ Văn phòng Kiều vụ Trung cộng dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu dollar Mỹ mỗi năm. Vì số lượng độc giả và người mua quá ít nên họ phải phụ thuộc vào tiền thuế của người dân Trung cộng để duy trì hoạt động. Người này tiết lộ rằng mặc dù chính quyền ĐCS_TC tuyên bố không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, nhưng thực tế họ chưa bao giờ ngừng sử dụng các hãng truyền thông do chính đảng này kiểm soát ở ngoại quốc để thực hiện các hoạt động chính trị, và tuyên truyền lừa dối về chế độ độc tài.


Để tăng doanh thu, những người tổ chức báo Hoa Kiều bắt đầu thảo luận với các biên tập viên của tờ Thẩm Quyến Đặc khu Báo khi họ đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1994, và thấy rằng đối phương muốn tuyên truyền về Quảng Đông tại hải ngoại. Vì vậy, những người này đề xướng việc chia sẻ nguồn tin tức trong nước Trung cộng và mong muốn hợp tác để xuất bản. Sau đó, hai bên đạt được thỏa thuận và nhận được sự ủng hộ của Ban Tuyên truyền Thành ủy Quảng Đông. Ngày 01/07/1995, cả hai tờ báo này cùng xuất bản chuyên mục Quảng Đông Hôm nay (Guangdong Today), đánh dấu xu hướng mới trong việc xây dựng “cửa sổ” của các tờ báo Trung cộng ở hải ngoại.


Mô hình tuyên truyền đối ngoại mới này bắt đầu hình thành. Sau đó, Báo Hoa Kiều liên tục đưa ra các chuyên bản của nhiều tỉnh thành như Phúc Kiến Hôm nay, Giang Tô Hôm nay, Bắc Kinh Hôm nay .v.v.

BM

Dưới sự dẫn dắt của báo Hoa Kiều, văn phòng tuyên truyền đối ngoại của tỉnh Quảng Đông lần lượt thành lập các trang “Quảng Đông Hôm nay” trên các tờ báo do Văn phòng Kiều vụ điều hành như Thời báo Âu Châu (Nouvelles d’Europe) tại Pháp, Nhật báo Hiện đại (Today Daily News) tại Cana, báo Hoa Kiều Nam Mỹ tại Brazil và Nhật báo Quang Hoa (Kwong Wah Yit Poh) tại Malaysia, và thực hiện mô hình một trang đa chức năng. Mô hình này đưa tuyên truyền của ĐCS_TC ra vũ đài quốc tế, và được coi là “một bước tiến lớn trong chiến lược tuyên truyền đối ngoại,” “là một ví dụ về tuyên truyền đối ngoại tiết kiệm chi phí,” nhận được “sự công nhận” từ Văn phòng Thông tin Báo chí và Văn phòng Kiều vụ của Quốc vụ viện ĐCS_TC.


Theo tin tức do một nhân sĩ tiết lộ, một phần nguồn tài chính của báo Hoa Kiều được Văn phòng Kiều vụ cung cấp dưới hình thức chi phí quảng cáo của các trang chuyên bản địa phương. Các khoản chi phí này hàng tháng sẽ được chuyển vào tài khoản của Ngân hàng Trung cộng.


Tin tức Trung cộng tràn lan trên truyền thông Anh ngữ


BM

Nhân vật thứ hai đóng vai trò quan trọng trong việc xen lẫn tin tức Trung cộng vào các hãng truyền thông Anh ngữ là ông Hùng Đức Long (Ted Sioeng), một thương nhân giàu có người Indonesia. Tháng 10/1995, ông Hùng mua lại tờ báo tiếng Hoa ủng hộ Đài Loan mang tên International Daily News ở Hoa Kỳ với giá hơn 3 triệu USD. Sau đó, ông ta thay đổi hướng đưa tin của tờ báo này, gia tăng số lượng lớn bài viết về Trung cộng, mở các mục và các chuyên bản như “Vân Nam hôm nay,” “Quý Châu hôm nay”.


Đồng thời, ông Hùng Đức Long cũng nhắm đến các hãng truyền thông Anh ngữ và độc giả nói tiếng Anh. Ông đặt quảng cáo trên tờ báo lớn nhất ở California là Los Angeles Times, với tám trang tin tức mỗi tuần về Trung cộng. Ngoài ra, ông Hùng mở các chuyên mục Anh ngữ giới thiệu về các thành phố Trung cộng như Phúc Châu, Thiên Tân, nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp cho ĐCS_TC. Ông này còn tổ chức việc phát hành phiên bản Nhân dân Nhật báo của ĐCS_TC ở hải ngoại, và Văn Hội báo của Hồng Kông tại Hoa Kỳ và Indonesia để nhận được ưu đãi thương mại từ chính quyền Trung cộng.


Loại tin tức có ranh giới mờ nhạt giữa tin tức và quảng cáo này dần xuất hiện nhiều trên các hãng truyền thông Anh ngữ. Đáng chú ý là, ông Hùng Phỉ Văn, người đầu tiên giữ chức Chủ tịch báo Hoa Kiều, đã được ông Hùng Đức Long bổ nhiệm làm Chủ tịch tờ International Daily News sau khi ông mua lại tờ báo.


Sau khi ông Hùng Đức Long mua lại International Daily News, ông đã giao tờ báo cho ông Hùng Phỉ Văn quản lý. Ông Hùng Phỉ Văn từng là Chủ tịch của báo Hoa Kiều ở Hoa Kỳ, và là Chủ tịch Trung Thông Xã ở Hồng Kông. Điều này khiến dư luận đồn đoán rằng hành động thu mua của ông Hùng Đức Long có thể là do ĐCS_TC chỉ thị.


Ông Hùng Phỉ Văn từng giữ chức vụ chủ tịch của cả báo Hoa kiều và International Daily News, nhưng hai tờ báo này có bản chất khác nhau. Báo Hoa kiều do Văn phòng Kiều vụ ĐCS_TC kiểm soát, trong khi International Daily News thuộc sở hữu tư nhân. Báo Hoa kiều được ví von như ‘con ruột’ của ĐCS_TC, trong khi International Daily News là ‘con nuôi.’


BM

ĐCS_TC thường che giấu các hãng truyền thông do đảng này kiểm soát ở hải ngoại, tức là những người “con ruột,” bằng cách che giấu nguồn tài trợ và danh tính thật của các nhân vật chủ chốt, để người ngoài không biết rõ tình hình thực tế của họ. Tuy nhiên, đối với “con nuôi” International Daily News, ĐCS_TC không quá e ngại. Ông Hùng Đức Long được ca tụng tại Trung cộng, vì vậy có nhiều thông tin liên quan đến ông. Câu chuyện đằng sau ông Hùng Đức Long rất điển hình và giúp chúng ta hiểu được cách thức ĐCS_TC thâm nhập vào giới truyền thông hải ngoại.


Ông chủ hãng truyền thông người Hoa trở thành thượng khách của tổng thống nhờ các khoản quyên góp chính trị


BM

Ông Hùng Đức Long mang hai dòng máu Hà Lan và Indonesia. Khi vừa chào đời, ông bị cha mẹ ruột bỏ rơi, và được vợ chồng Hoa kiều người Indonesia quê ở Mai Châu, Quảng Đông nhận nuôi từ cô nhi viện. Mặc dù ông có ngoại hình giống “người ngoại quốc,” nhưng tiếng mẹ đẻ của ông là tiếng Hoa. Năm 1982, ông chuyển đến Hoa Kỳ.


Dưới sự ủng hộ của ĐCS_TC, ông Hùng Đức Long trở thành người đứng đầu cộng đồng Hoa kiều ủng hộ đảng này tại một số khu vực ở Los Angeles. Ông Hùng đã tổ chức nhiều cuộc họp của ĐCS_TC và trở nên nổi tiếng.


Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1996, ông Hùng Đức Long trở thành một trong những nhân vật chính liên quan đến bê bối quyên góp tiền được gọi là Chinagate. Người ta cho rằng ông đã quyên góp nguồn tiền có liên quan đến ĐCS_TC cho Đảng Dân Chủ. Ông được sắp xếp ngồi cùng Tổng thống Clinton và Phó Tổng thống Gore tại bàn chính trong sự kiện quyên góp tiền mặc dù lúc đó, ông Hùng Đức Long không biết tiếng Anh, không có thẻ xanh, và cũng không đủ điều kiện để quyên góp chính trị.


BM

Ông Hùng Đức Long và ông Hùng Phỉ Văn cũng đã tham gia vào một sự kiện gây tranh cãi về việc gây quỹ ở một ngôi chùa Phật giáo ở Nam California. Trong sự kiện này, hai người ngồi ở bàn chính, còn Phó Tổng thống Gore là người thuyết trình. Theo tin tức từ sự kiện, một phần tiền được quyên góp từ các ni cô và tăng lữ của Phật Giáo. Người ta nghi ngờ rằng số tiền này đến từ ngoại quốc.


Năm 1997, Tổng Chưởng lý, Cục Tình báo Trung ương CIA, FBI và Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo cho Quốc hội rằng họ có thông tin tin cậy cho thấy ông Hùng Đức Long là người đại diện của chính quyền ĐCS_TC. Một nửa trong số 400,000 USD mà gia tộc ông Hùng Đức Long quyên góp cho Đảng Dân Chủ là đến từ “tài khoản ngoại quốc,” và nguồn tiền được xác định là đến từ ĐCS_TC sau khi đi qua Hồng Kông.


Theo tin tức của tờ Newsweek tại thời điểm đó, các cơ quan chấp pháp có bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng ĐCS_TC đã thực hiện một sách lược gồm ba vấn đề để tạo sức ảnh hưởng. Họ sử dụng mạng lưới đại diện thân ĐCS_TC tại Hoa Kỳ để chuyển tiền quyên góp chính trị cho các chính trị gia một cách bất hợp pháp. Thứ hai, họ khai triển chiến dịch tuyên truyền tích cực. Thứ ba, họ cung cấp “lợi ích kinh tế” trong các giao dịch thương mại có lợi tại Trung cộng cho thân nhân của các chính trị gia được nhắm đến. Trong số đó, ông Hùng Đức Long được xem là kênh chuyển tiền và tuyên truyền của ĐCS_TC.


Đối mặt với cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, ông Hùng Đức Long đã chọn lẩn trốn sang Trung cộng, và sau đó không bao giờ trở lại Hoa Kỳ này. Trong khi đó, Chủ tịch đầu tiên của báo Hoa Kiều ở Hoa Kỳ, ông Hùng Phỉ Văn, một nhân chứng im lặng trong vụ việc này, đã trích dẫn quyền “không tự tuyên tội” (quyền giữ im lặng) được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, và từ chối yêu cầu làm chứng của Quốc hội Hoa Kỳ.


ĐCS_TC lợi dụng ham muốn tiền bạc của giới chính trị Hoa Kỳ


BM

Sự kiện Chinagate xuất phát từ cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994, khi Đảng Cộng Hòa kết thúc thời kỳ kiểm soát Quốc hội của Đảng Dân chủ kéo dài 40 năm. Điều này khiến vị trí chính trị của Tổng thống trở nên không ổn định, và cần thiết phải có sự ủng hộ tài chính để tái đắc cử.


Giữa bối cảnh đó, Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) đã “sử dụng tất cả các biện pháp” để tìm kiếm nguồn tài chính mới trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996. Trong đó bao gồm tổ chức sự kiện uống cà phê cùng Tổng thống, cho thuê căn phòng ngủ nổi tiếng của cựu Tổng thống Lincoln trong Tòa Bạch Ốc, và chấp nhận tiền quyên góp từ các nhà tài trợ Á Châu liên quan chặt chẽ với chính quyền ĐCS_TC. Hậu quả của việc “không kén ăn khi bụng đói” là trong cuộc tái tranh cử của cựu Tổng thống Clinton vào năm 1996, vụ bê bối Chinagate đã bùng nổ, và lộ ra việc gián điệp của ĐCS_TC cung cấp một lượng lớn tiền mặt cho ông Clinton và DNC. Đây cũng chính là thời kỳ ông Giang Trạch Dân đang lãnh đạo ĐCS_TC.


Do số tiền quyên góp lên đến hàng triệu USD, và xuất hiện các cáo buộc về sự can thiệp của nguồn tiền ngoại quốc vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ, nên vụ việc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cuộc điều tra mới chỉ kéo dài vài tháng đã kết thúc. Sau cùng có 17 người bị kết tội, và hơn 60 người liên quan đã trốn khỏi Hoa Kỳ, trong đó bao gồm ông Ngô Lập Thắng (Wu Lisheng), thương nhân giàu có đến từ Macau, Trung cộng. Cuộc điều tra của Bộ Tư pháp đối với vụ việc Chinagate cũng không có kết quả. Tuy nhiên, vào năm 1997 và 1998, Ủy ban Thượng viện Liên bang Hoa Kỳ đã công bố hàng ngàn trang báo cáo điều tra, đến nay vẫn có thể tra cứu.


Mô hình ‘mượn thương hiệu’ vận hành như thế nào tại Hoa Kỳ?


BM

Nếu quỹ đen chính trị có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến các quyết sách của Quốc hội Hoa Kỳ thì trong lĩnh vực truyền thông, mô hình “mượn thương hiệu” vận hành như thế nào?


Trong quá khứ, ông Hùng Đức Long từng nói với truyền thông rằng, International Daily News vượt qua khó khăn bằng cách cho các hãng truyền thông của ĐCS_TC mượn thương hiệu của mình. Do đó, con đường phát triển đặc biệt mà ông đúc kết được là “hợp tác với các tờ báo của Trung cộng, sử dụng mạng lưới của mình, cho phép “mượn thương hiệu” để tin tức của Trung cộng được truyền đến Hoa kiều kịp thời.”


Trong một bài viết trên trang Chinanews của Trung cộng vào năm 2015, ông Hùng Đức Long đề xướng “kể thật tốt các câu chuyện về Trung cộng, lan truyền tiếng nói của Trung cộng” là “sứ mệnh tất yếu của truyền thông người Hoa,” “tức là đóng vai trò ngoại giao dân sự.”


Ông Hùng Đức Long đề cập đến việc tờ Kim Vãn Báo (Tonight News Paper) tại Thiên Tân, Trung cộng, có 50 phiên bản ở hải ngoại, và International Daily News là đối tác hợp tác đầu tiên của tờ báo này ở hải ngoại. Năm 2014, International Daily News đã nhận được giải thưởng từ Hiệp hội Báo chí Trung cộng vì một quảng cáo tin tức liên quan đến Trùng Khánh được đăng trên tờ Los Angeles Times, “trở thành một ví dụ rất thành công về truyền thông quốc tế. Tổng Lãnh sự quán Trung cộng tại Los Angeles vì thế đã gửi thư chúc mừng.”


Trong cuốn sách “Kho sách văn hóa khu vực Khách Gia Hakka: Khách Gia ở Indonesia” của La Anh Dương, ông Hùng Đức Long được mô tả là giỏi vận hành vốn. Ông Hùng đã “đóng gói” toàn bộ hợp đồng quảng cáo của International Daily News sau đó bán với giá cao cho các nhà đầu tư lớn hơn, và thực hiện được việc tăng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận từ quảng cáo. Sau khi “đóng gói” quyền sử dụng quảng cáo, bản quyền sẽ thuộc về các công ty đã mua bản quyền. Sự kết hợp giữa bản quyền danh tiếng của các công ty sẽ làm giá trị quảng cáo tăng cao. Khách hàng không cần trực tiếp liên hệ với hãng truyền thông, mà trực tiếp ký hợp đồng mua bán với bên mua bản quyền. Hình thức vận hành vốn như vậy không chỉ tăng lợi nhuận cho hãng truyền thông, mà còn làm cho các doanh nghiệp mua bản quyền thu được lợi nhuận to lớn.


BM

Cuốn sách cho biết, trong việc khai thác quảng cáo, ông Hùng đã có sáng tạo độc đáo, biến nguồn thu nhỏ từ quảng cáo ở Trung cộng gửi cho ông thành một nguồn lợi lớn qua việc sử dụng vốn. “Sáng tạo độc đáo này … đã biến quảng cáo cứng nhắc thành một cái ‘cây hái ra tiền’ một cách tự nhiên.”


Trong một cuộc phỏng vấn trên trang web Mai Châu (Meizhou) vào năm 2017, ông Hùng Đức Long giải thích thêm: “Có độc giả thì có ảnh hưởng, có ảnh hưởng thì có thể kinh doanh. Chúng tôi làm báo, khó hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, nhưng nếu liên kết với kinh doanh thì sẽ dễ hơn bất kỳ ngành nghề nào! Đó chính là ‘bí quyết’ của tôi.”


Trong Hội thảo Truyền thông Hoa ngữ Thế giới diễn ra tại thành phố Phúc Châu cùng năm (2017), ông Hùng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của “hội nhập truyền thông.” Đồng thời, ông lấy sự hợp tác giữa International Daily News và tờ báo Los Angeles Times, lấy việc những trang tin tức Trung cộng được chèn vào tờ Los Angeles Times làm ví dụ, giải thích cho ý tưởng ‘hội nhập’ giữa các hãng truyền thông người Hoa ở ngoại quốc với truyền thông địa phương ở Hoa Kỳ và hãng truyền thông Trung cộng.”


Ảnh hưởng của mô hình ‘mượn thương hiệu’ đối với nền chính trị Hoa Kỳ


Trong vòng hai mươi năm qua, ảnh hưởng của ĐCS_TC ở ngoại quốc không chỉ mở rộng về phạm vi mà còn gia tăng về cường độ. Ảnh hưởng này xuất hiện rõ ràng trên tờ báo The Wall Street Journal và các chương trình truyền hình ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


Năm 2017, Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc điều trần mang chủ đề “Sự kiểm soát thông tin của ĐCS_TC, ảnh hưởng truyền thông toàn cầu và chiến lược chiến tranh mạng.” Cô Sarah Cook, nhà phân tích cấp cao về Đông Á của tổ chức Freedom House, đã làm chứng và cho biết rằng hoạt động tuyên truyền đối ngoại của ĐCS_TC truyền đạt ba mục tiêu lớn: tạo dựng hình ảnh tích cực về ĐCS_TC và tạo cách nhìn tốt về sự độc tài của ĐCS_TC; khuyến khích đầu tư từ ngoại quốc; gạt bỏ ra ngoài lề, tiến hành đàn áp, hoặc bôi nhọ các tiếng nói phản đối ĐCS_TC và những bình luận chính trị gay gắt.


Cô Cook đề cập trong lời chứng bằng văn bản của mình rằng, thủ đoạn mà ĐCS_TC đàn áp các hãng truyền thông Hoa ngữ đã lan sang các hãng truyền thông lớn ở Hoa Kỳ. Ví dụ, vào tháng 01/2017, ChinaWatch đã chèn quảng cáo vào tờ The Washington Post và The Wall Street Journal để công kích Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và Pháp Luân Công. ChinaWatch sử dụng giọng điệu của chính quyền ĐCS_TC để bôi nhọ và kêu gọi khán giả không đến xem các buổi biểu diễn của Shen Yun ở New York và Hoa Thịnh Đốn, bất chấp nhu cầu mua vé xem Shen Yun rất cao.


Cô Cook cho biết đây là lần đầu tiên ChinaWatch sử dụng tin giả dưới hình thức quảng cáo trên hãng truyền thông lớn để công kích các tổ chức và công ty nghệ thuật bất đồng chính kiến với ĐCS_TC tại Hoa Kỳ.


Cô Cook còn cho rằng, ĐCS_TC đã bỏ ra hàng tỷ dollar Mỹ mỗi năm vào việc tuyên truyền và kiểm duyệt truyền thông, nhưng hiệu quả lại hạn chế, vì thế thủ đoạn của ĐCS_TC trở nên ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn, khi sự phụ thuộc kinh tế giữa ĐCS_TC và các hãng truyền thông Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc, điều này có thể gây áp lực lên việc tự kiểm duyệt đối với một số vấn đề, làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc về ảnh hưởng chính trị và kinh tế của các hãng truyền thông đối với Hoa Kỳ.


Một ví dụ điển hình khác đã xảy ra trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 của Hoa Kỳ. China Daily đã chèn bốn trang ChinaWatch vào tờ báo Des Moines Register, chỉ trích Tổng thống đương thời Donald Trump rằng việc khởi phát cuộc chiến thương mại với Trung cộng là “ngu ngốc.” Sau đó, nỗ lực gây ảnh hưởng tới bầu cử Hoa Kỳ này đã thu hút sự chú ý và chỉ trích của Tổng thống Trump. Dưới áp lực của các nghị sỹ Quốc hội, China Daily buộc phải báo cáo các tài khoản chi tiêu chi tiết tại Hoa Kỳ cho Bộ Tư pháp nước này.

 

Mô hình ‘mượn thương hiệu’ vận hành như thế nào tại Đài Loan?


Việc ĐCS_TC thao khống dư luận không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ. Theo nghiên cứu của bà Trương Cẩm Hoa (Zhang Jin Hua), giáo sư ngành báo chí thuộc Đại học Đài Bắc, bắt đầu từ khoảng năm 2009, các hãng truyền thông của Đài Loan đã đăng những tin tức do các cơ quan của chính quyền ĐCS_TC sản xuất một cách không minh bạch.


Trong một ví dụ vào tháng 03/2012, báo cáo điều tra của New Talk đã tiết lộ cách mà tập đoàn truyền thông Vương Vương – Trung Thời phối hợp thực hiện kế hoạch tuyên truyền với chính quyền tỉnh Phúc Kiến và thành phố Hạ Môn, và nhận tiền từ cả hai bên. Trong thời gian tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến đến thăm Đài Loan, Trung cộng Thời báo (China Times) và các tờ phụ trương của báo này đã đăng hàng loạt các tin tức liên quan, các tin tức được mua dưới hình thức “chi phí bổ sung.”


Giáo sư Hoàng Triệu Niên (Jaw-Nian Huang), trợ lý Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, cho biết trong bài viết “Nhân tố Trung cộng trong truyền thông Đài Loan” rằng tập đoàn Vương Vương đã thành lập cơ cấu truyền thông văn hóa Vương Vương – Trung Thời tại Bắc Kinh. Tập đoàn này đã chuyển gói quảng cáo của chính quyền ĐCS_TC cho các công ty truyền thông tại Đài Loan, và thu phí trung gian. Một số nhà đầu tư Đài Loan có lợi ích kinh doanh tại Hoa lục cũng xem xét mua lại các hãng truyền thông tại Đài Loan, nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chính trị và nhận các khoản trợ giúp đầu tư từ Trung cộng.


Bài viết đưa ra ví dụ rằng sau khi tập đoàn Vương Vương và tập đoàn Thời Đại Hoa Hạ hợp nhất, họ đã thu được một lượng lớn tiền quảng cáo tin tức từ chính quyền ĐCS_TC. Công ty con tại Hoa lục là công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Vương Trung cộng (Want Want China Holdings Ltd.) đã nhận được 47 triệu USD từ nguồn trợ cấp của chính quyền Trung cộng vào năm 2011, chiếm 11.3% tổng lợi nhuận. Hơn nữa, tập đoàn Vương Vương luôn dùng ảnh hưởng truyền thông của mình để tranh thủ lợi ích đặc biệt từ chính quyền ĐCS_TC.


Giáo sư Trương Cẩm Hoa nhấn mạnh: “Tin tức sẽ được đưa vào khi các hãng truyền thông nhận tiền, sau đó họ đánh lừa độc giả bằng cách đăng tin tức. Đây là hiện tượng hỗn loạn đi ngược lại và chà đạp các nguyên tắc chuyên môn trong ngành báo chí. Tuyệt đối không thể làm như vậy, đặc biệt đối với những tin tức được chính quyền Trung cộng đưa vào. Trong bối cảnh hai bên đang đối đầu về quân sự và chiến tranh toàn diện, việc này không chỉ phá hoại nền dân chủ của Đài Loan, mà còn đe dọa đến an ninh quốc gia. Các cơ quan của chính phủ Đài Loan nhất định phải coi trọng việc này.”


Từ mô hình ‘mượn thương hiệu’ chuyển sang ‘mua thương hiệu’


Tin tức được ĐCS_TC đưa vào bằng một cách đặc biệt đã ranh giới giữa tin tức và tuyên truyền trở nên mơ hồ. Một phần là do ĐCS_TC lợi dụng sự suy thoái của việc đưa tin truyền thống ở địa phương. Năm 2011, trang web của Hiệp hội Báo chí Trung cộng đăng một bài viết thảo luận về cách tiến hành tuyên truyền ẩn giấu, và cho rằng ngay cả các hãng truyền thông phương Tây tự xưng là độc lập thì cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi sức ảnh hưởng của đồng tiền.


Theo hồ sơ của Cơ quan Ghi danh FARA, chi phí quảng cáo của China Daily tại Hoa Kỳ đã tăng từ 500 ngàn USD vào năm 2009 lên hơn 5 triệu USD vào năm 2019. Số liệu này cho thấy sự khuếch trương của chiến lược tuyên truyền của ĐCS_TC. Nhiều công ty truyền thông vì gặp khó khăn tài chính nên tranh nhau món tiền quảng cáo ấy.


Trong những năm gần đây, dưới sự ràng buộc của luật pháp Hoa Kỳ, ĐCS_TC cố gắng chuyển từ “mượn thương hiệu” sang “mua thương hiệu.” Đặc biệt, qua các thương nhân cá thể tại Hoa Kỳ, ĐCS_TC tiến hành kiểm soát các hãng truyền thông văn hóa phương Tây, giống như cách thức mua lại tờ báo Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post) của ông Mã Vân (Ma Yun) ở Hồng Kông. Các hoạt động bí mật và thao khống các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu của ĐCS_TC là một xu hướng mới với nhiều cách thức đa dạng.


Trong quá trình hợp tác với các hãng truyền thông Trung cộng, nhiều hãng truyền thông Hoa Kỳ có thể hoàn toàn không nhận thức được tính chất của các giao dịch đã được thực hiện. Ông Vũ Kim Sơn (Yu Jinshan), lãnh đạo Khu 65 của Đảng Dân Chủ, đã đánh giá lại mối bang giao Hoa Kỳ-Trung cộng từ thời cựu Tổng thống George Herbert Walker Bush đến thời ông Barack Obama (1989-2017). Ông nói rằng mối quan hệ của hai bên lúc đó gắn bó đến mức như “nước hòa cùng sữa, cầu gì liền có, cần gì cho nấy,” “không quan tâm mọi thứ” và cư nhiên bỏ qua bản chất của những giao dịch này.


Bà Hà Thanh Liên (He Qinglian), một học giả Trung cộng tại Hoa Kỳ, trong tác phẩm “Bản đồ chính trị của truyền thông Hoa ngữ trên thế giới” của mình, đã nói rằng các hãng truyền thông tiếng Hoa của nhiều quốc gia đã bị ĐCS_TC kiểm soát theo nhiều cách khác nhau. So với đầu những năm 90, nội dung tin tức của các hãng truyền thông này có sự thay đổi rõ rệt. Chúng tập trung nhiều hơn vào sự phát triển chính trị, kinh tế của Trung cộng, và bỏ qua các vấn đề nhạy cảm như vi phạm nhân quyền, các cuộc biểu tình xã hội. Các hãng truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại gần như trở thành nơi loan truyền tin tức của Tân Hoa Xã. Các hãng truyền thông này ngày càng giống như bộ máy tuyên truyền, không thể duy trì hoạt động bằng cơ chế thị trường, chỉ có thể tồn tại bằng cách làm hài lòng Bắc Kinh.


Cảnh báo từ giới chính trị Hoa Kỳ: Đừng hợp tác với các hãng truyền thông của ĐCS_TC


BM

Việc chi tiền quảng cáo cho các hãng truyền thông ngoại quốc của Bắc Kinh đã diễn ra trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, với sự xuống dốc trong quan hệ Mỹ-Trung và sự thức tỉnh của Hoa Kỳ, tình hình này đang thay đổi. Trong báo cáo mới của Cơ quan Ghi danh FARA, tờ Washington Post không còn là đối tác quảng cáo của China Daily. Điều này hiển thị rõ khi so sánh số tiền hơn 4.6 triệu USD mà China Daily đã trả cho tờ báo Washington Post từ cuối năm 2016 đến tháng 04/2020.


Báo cáo của Cơ quan Ghi danh FARA vào cuối tháng Mười Một năm ngoái cho thấy, số lượng đối tác quảng cáo của Hoa Kỳ hợp tác với China Daily đã giảm từ hàng chục đối tác xuống còn bốn đối tác. Ngoài ra, một số tổ chức nhân quyền và các chính trị gia Hoa Kỳ đã gửi thư thỉnh nguyện, hoặc trực tiếp gửi thư tới các hãng truyền thông Hoa Kỳ, yêu cầu họ ngừng đăng những nội dung từ các cơ quan truyền thông của chính quyền ĐCS_TC.


BM

Bức thư từ hai Thượng nghị sĩ liên bang Marco Rubio và Chuck Grassley gửi đến các hãng truyền thông vào tháng Ba năm nay nhấn mạnh rằng việc tiếp tục hợp tác với các hãng truyền thông của ĐCS_TC tương đương với việc truyền bá những tuyên truyền của ĐCS_TC cho công chúng Hoa Kỳ. Hai ông còn nói rằng bất kỳ doanh nghiệp nào tại Hoa Kỳ, kể cả các tổ chức truyền thông, đều không nên giúp ĐCS_TC hợp pháp hóa hành vi hoặc truyền bá những lời nói dối của họ.




Thái Dung  _  Hoa Hưng


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.