Friday, June 7, 2024

D-Day thời Đệ nhị Thế chiến trên đường đến Normandy

 BM

Ông Max Gurney, 102 tuổi, ở San Diego, là thành viên đáng tự hào của một nhóm nhỏ cựu chiến binh còn sống sót sẽ chứng kiến sự kiện lịch sử này.


BM

Bên trên dòng sông Hudson đục ngầu, Phi đội D-Day đã bay gần 100 dặm trong đội hình chặt chẽ để tiếp cận những ngọn tháp cao vút của thành phố New York.


Phía trước là Trung tâm Thương mại One World màu xanh dương — tòa nhà cao nhất của Manhattan với 1,776 feet (541.3 mét) — nổi lên uy nghi trên một biển cao ốc xám nhạt.


Xa hơn nữa là Tượng Nữ thần Tự do, với ngọn đuốc tự do vươn tới những đám mây.


Năm chiếc phi cơ thời Đệ nhị Thế chiến đã lượn sang trái để có cái nhìn rõ hơn về Nữ thần Tự do đặt trên hòn đảo ở Cảng New York ngay trước chuyến bay trở về Connecticut.


80 năm trước, quang cảnh nhìn từ chiếc phi cơ vận tải quân đội C-47 của phi đội mang tên “That’s All, Brother” trông rất khác khi nó bay đến tâm điểm của một cuộc chiến tranh thế giới đang diễn ra cách đó khoảng 3,500 dặm (khoảng 5,632.7 km) phía bên kia Đại Tây Dương.


Một chiến dịch đổ bộ đường không quy mô lớn đã diễn ra trước bình minh ngày 06/06/1944 — ngày mang tên D-Day. “That’s All, Brother” là chiếc đầu tiên trong số hàng trăm phi cơ vận tải lính dù đã vận chuyển binh sĩ qua những bãi biển được vũ trang dày đặc ở Normandy, Pháp.


Ít nhất 10,000 quân Đồng minh (gần 4,500 lính Mỹ) đã thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc đổ bộ trên bộ, trên không, và trên biển vào D-Day, và ít nhất một phần tư số thương vong này là lính dù. Tổn thất của Đức là từ 4,000 đến 9,000 người thiệt mạng hoặc bị thương.


Chiến dịch quân sự này là bước khởi đầu để chấm dứt cuộc chiến ở châu Âu.


Chuyến bay ngày 17/05 qua thành phố New York vừa rồi là chuyến bay thử nghiệm cho Chuyến tham quan Di sản năm 2024 của Phi đội D-Day, để kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ lịch sử và kỷ niệm 75 năm Vận tải hàng không Berlin ở Wiesbaden, Đức.


Hôm 18/05, phi đội này lại bay lên bầu trời từ Oxford, Connecticut, lần này là cho hành trình bay xuyên Đại Tây Dương theo “Tuyến đường Blue Spruce” được sử dụng trong Đệ nhị Thế chiến.


Theo Phi đội D-Day, Tuyến đường Blue Spruce “đề cập đến con đường dẫn đường bằng phà và tiếp nhiên liệu từ Bắc Mỹ đến châu Âu được sử dụng trong chiến tranh.”


Tuyên bố nêu rõ, “Chuyến bay quan trọng này nhằm tôn vinh lòng dũng cảm và sự hy sinh của Thế hệ Vĩ đại nhất, thúc đẩy di sản lâu dài về tự do và dân chủ mà họ đã chiến đấu để giành được.”


Năm trong số 11 phi cơ trong phi đội sẽ hoàn thành hành trình dài 3,000 hải lý tới Anh và Pháp trong sáu ngày. Mỗi chiếc phi cơ sẽ tiêu thụ 36 gallon dầu và hơn 1,600 gallon nhiên liệu. Toàn bộ hành trình sẽ cần tới 80 thành viên phi hành đoàn.


BM

Một bộ sưu tập phi cơ DC-3 sẽ dẫn đầu với các điểm dừng theo lịch trình ở Canada, Iceland, Vương quốc Anh, và Pháp.


Vào ngày 06/06, khoảng 60 cựu chiến binh Đệ nhị Thế chiến sẽ được vinh danh với chuyến bay mang tính biểu tượng của những chiếc phi cơ này trong các buổi lễ trên mặt đất ở Normandy vào D-Day.

BM

Cụ Max Gurney, 102 tuổi, ở San Diego, là thành viên đáng tự hào của một nhóm nhỏ cựu chiến binh vẫn còn sống sẽ chứng kiến sự kiện lịch sử này.


“Tôi rất vui mừng,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tôi hy vọng được gặp một vài cựu chiến binh khác. Tạm thời tôi chưa biết họ là ai. Đó sẽ là một dịp để ôn lại quá khứ.”


Ông Gurney nằm trong số hàng ngàn thanh niên nhập ngũ ngay khi vừa tốt nghiệp trung học sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào ngày 07/12/1941.


Ông nói rằng vào thời điểm đó, tâm lý bài xích chiến tranh ở Hoa Kỳ đang dâng cao. Tuy nhiên, trận Trân Châu Cảng nhanh chóng khơi dậy sự ủng hộ của dư luận đối với việc tham gia vào cuộc xung đột ở châu Âu.


“Lối suy nghĩ đã thay đổi hoàn toàn, đặc biệt là trong các sinh viên,” ông Gurney nói. “Đó là vào một buổi sáng Chủ Nhật. Đến thứ Hai và thứ Ba, đã có một sự đoàn kết tuyệt vời trong cả nước — đặc biệt là ở thanh niên.”


“Đó là một thời điểm trọng đại của đất nước. Cách lập luận đã thay đổi. Nhu cầu ủng hộ cuộc kháng chiến chống Đức và Nhật là hết sức cấp thiết. Không có ai bất đồng với quan điểm đó.”


“Như quý vị có thể tưởng tượng, mẹ tôi đặc biệt sửng sốt trước những sự kiện này. Bà luôn dặn dò tôi hãy cẩn thận như tất cả các bà mẹ ngày nay dặn dò con mình.”


BM

Sinh ra ở Đức, ông Gurney lớn lên ở thành phố New York và phục vụ trong Quân đoàn Truyền tin thuộc Lục quân Hoa Kỳ (USASC) ở Bắc Phi trong chiến tranh.


Ông tự xem mình là một “người sống sót may mắn.”


“Phía Đức đã hoạt động rất tích cực, mặc dù chúng tôi tin rằng họ không thể thắng cuộc chiến này,” ông nói. “Họ đã chiến đấu đến cùng.”


Sau chiến tranh, ông Gurney dành 45 năm tiếp theo làm việc tại Pan American World Airways. Ông cho biết DC-3 (phiên bản dân sự của C-47) được xếp hạng là một trong những phi cơ đáng tin cậy nhất trong thời bình.


Trong chiến tranh, C-47 là một phi cơ chủ lực đáng tin cậy.


Do đại tá John Donalson điều khiển, chiếc “That’s All, Brother” đã dẫn đầu hơn 800 phi cơ C-47 chở hơn 13,000 lính dù đến các khu vực đổ bộ vào ngày D-Day năm 1944.


Chiếc phi cơ này đã phục vụ trong các chiến dịch quy mô lớn khác như Dragoon, Market Garden, và Varsity, trước khi được đưa trở lại Hoa Kỳ để bán ra thị trường thương mại vào năm 1945 sau khi thế chiến kết thúc.


Trong những thập niên tiếp theo, chiếc phi cơ này đã trải qua nhiều đời chủ nhân và ý nghĩa lịch sử của nó đã bị chôn vùi.

BM

Hai nhà sử học của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cuối cùng đã giải cứu chiếc phi cơ này khỏi một bãi phế liệu ở Oshkosh, Wisconsin. Vài năm sau, Lực lượng Không quân Tưởng niệm (CAF) đã mua lại và khôi phục chiếc phi cơ về màu xanh kaki nguyên thủy năm 1944 cũng như tình trạng hoạt động của nó.


“Làm sao quý vị có thể định ra một mức giá cho lịch sử như thế này — cho chiếc phi cơ dẫn đầu chiến dịch D-Day?” thành viên CAF và cũng là người đứng đầu bộ phận bảo trì đến từ San Antonio Ray Clausen cho biết.


“Trên thực tế, đây là chiếc phi cơ đầu tiên trong cuộc tiến công thực sự của lính dù.”


Do công ty Douglas Aircraft chế tạo, chiếc DC-3 này bắt đầu sự nghiệp lâu dài và nhiều giai thoại của mình trong vai trò một chiếc phi cơ dân sự vào những năm 1930. Công ty này đã sản xuất hơn 600 chiếc DC-3 trước khi chuyển sang sản xuất phi cơ quân sự C-47 Skytrain ở Hoa Kỳ và tiểu bang Dakota cho Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh vào năm 1943.


Chiếc phi cơ điều khiển bằng cánh quạt này có hai động cơ 1,200 mã lực và có thể đạt tốc độ bay hơn 200 dặm một giờ. Phạm vi hoạt động của DC-3 là gần 1,500 dặm trên một bình nhiên liệu.


BM

BM

Ước tính có khoảng 164 chiếc DC-3 vẫn đang vận chuyển hàng hóa cho đến ngày nay.


Trong khi phiên bản quân sự C-47 Skytrain có thể chuyên chở đến 18 lính dù cùng một lúc thì chiếc “That’s All, Brother” được trang bị nhiều thiết bị điện tử hơn, giới hạn trọng tải trong khoảng 10 lính dù cho mỗi lần đổ bộ.


“Vì lý do nào đó, sau chiến tranh, chiếc That’s All, Brother đã được đưa trở lại Hoa Kỳ,” ông Clausen nói. “Họ tìm thấy nó ở bãi đậu phi cơ cũ ở phi trường Oshkosh.”


Hai mươi năm trước, ông Clausen đã tình nguyện làm sạch các bộ phận của chiếc phi cơ này cho CAF để ông có thể “ở gần những chiếc phi cơ.”


“Khi còn nhỏ, tôi là một người đam mê thiết bị và đã bộc lộ năng khiếu về cơ khí. Nhiều người khuyên tôi nên lấy bằng thợ cơ khí đi và tôi đã làm như vậy,” ông nói.

BM

Công việc của ông cuối cùng đã đưa ông đến với chiếc “That’s All, Brother” với tư cách là thợ máy chính của chiếc phi cơ này.


“Những chiếc phi cơ được thiết kế và chế tạo để luôn chắc chắn,” ông Clausen nói. “Nếu chúng ta giữ gìn và thực hiện nhiều công tác bảo trì phòng ngừa cho chiếc phi cơ đó, thì nó thực sự rất hợp tác và dễ điều khiển.”


“Nếu quý vị không để ý gì hết và bỏ qua các vấn đề thì rắc rối vẫn còn đó và ngày càng tệ hơn. Các bộ phận thay thế rất khó tìm và đắt đỏ.”


Đậu gần đường băng ở phi trường Waterbury-Oxford, chiếc phi cơ “That’s All, Brother” đã sẵn sàng làm nên lịch sử một lần nữa khi bay cùng Phi đội D-Day vào đêm trước lễ kỷ niệm 80 năm chiến dịch đổ bộ này.


Là một thợ cơ khí dày dạn kinh nghiệm, ông Clausen cho biết không có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của ông về chiếc phi cơ này.


“Tôi cảm thấy nghẹn ngào khi nghĩ về nó. Thật là một vinh dự,” ông nói, cánh tay ông đặt lên cánh trái đồ sộ của chiếc phi cơ. “Tôi có mối liên hệ với nó. Thật sự rất hồi hộp khi được góp công sức vào chuyến bay này.”


Du khách tại phi trường Oxford có thể ngắm nhìn cận cảnh năm chiếc phi cơ loại cũ và lắng nghe những người tái hiện Đệ nhị Thế chiến giải thích về vai trò quan trọng của mỗi chiếc phi cơ trong và sau chiến dịch D-Day.


Ông Scott Fischer, người mặc quân phục lính dù của Tiểu đoàn Dù số 1 của Canada trong Đệ nhị Thế chiến, cho biết: “Vâng, đôi khi thật kỳ lạ khi biết rằng chúng tôi đang đảm nhận vị trí của những cựu chiến binh không thể trở về nhà.”


“Đó là một niềm vinh dự — một cảm giác tự hào. Chúng tôi đánh giá cao những gì họ đã trải qua và nhờ có họ mà chúng tôi có được những thứ như ngày nay. Rất nhiều người đã quên điều đó.”


“Khi tôi mặc bộ quân phục này, tôi không còn là Scott Fischer nữa,” cư dân đến từ Fairfield, Connecticut này cho biết. “Scott Fischer là một ông khác. Ông ấy sở hữu một doanh nghiệp. Ông ấy là người tận tâm với công việc của mình.”


“Tôi sắm một vai nào đó — tôi là một phần trong đó. Tôi ôm trọn và tận hưởng niềm vui sướng đó. Và tôi cố gắng thuyết phục mọi người khác cảm nhận được điều kỳ diệu đó.”


BMBM

Lần đầu tiên ông Fischer tham gia tái hiện Đệ nhị Thế chiến là vào năm 2010, và kể từ đó, ông đã “bị cuốn hút.”


Ông nói khi mọi người lãng quên lịch sử, thì lịch sử có khuynh hướng lặp lại theo những cách nghiệt ngã.


Cụ ông hơn trăm tuổi Gurney đã có cả cuộc đời để suy ngẫm về những tác động toàn cầu của chiến tranh và thực tế là mặc dù thời thế thay đổi, nhưng niềm đam mê của con người vẫn không đổi thay.


Và trong chiến tranh cũng vậy.


“Tôi nghĩ chiến tranh không giải quyết được gì nhiều,” ông Gurney bày tỏ. “Chiến tranh chấm dứt một tình trạng tạm thời cùng với những đam mê, căm ghét, và chống đối, chiến tranh gia tăng tỷ lệ thuận với dân số thế giới.”


“Những thay đổi trong suốt cuộc đời tôi là rất lớn. Tôi đang cố gắng hiểu một số điều đang diễn ra ngày nay.”


“Điều này đòi hỏi một nỗ lực, đặc biệt vì công nghệ.”


Đội chiếc mũ phi công quân sự thời Đệ nhị Thế chiến và mặc một áo khoác da, ông Andrew Bleidner ở Connecticut đã dành nhiều ngày du hành cùng Phi đội D-Day để thu thập kiến thức và hiểu biết sâu sắc về bộ phim tài liệu mà ông đang sản xuất cùng với đạo diễn Steven Spielberg.


Ông Bleidner cho biết dự án này rất có ý nghĩa đối với ông. Ông ngoại của ông là Arthur “Art” J. Negri, một xạ thủ phụ tá trên oanh tạc cơ B-17 trong Đệ nhị Thế chiến và đã giành được huy chương Ngôi sao Đồng (Bronze Star) vì đã cứu sống bốn quân nhân.

BM

“Ông ngoại tôi là một người tốt,” ông Bleidner nói. “Tôi làm bộ phim này để tưởng nhớ ông ấy. Đó là việc đến với nhau trong những lúc khó khăn và hiểu được tình huynh đệ đó, mối liên kết đó. Đó là một điều vượt thời gian.”


Bảo tàng Chiến tranh Quốc gia ước tính rằng chỉ có 119,550 trong số 16.4 triệu người Mỹ từng phục vụ và chiến đấu trong Đệ nhị Thế chiến còn sống tính đến năm 2023, một con số đang giảm đi gần như mỗi ngày.


“Chúng ta phải sưu tầm câu chuyện của họ,” ông Bleidner nói. “Chúng ta phải cố gắng bảo tồn càng nhiều càng tốt. Nếu chúng ta giữ cho những gì thế giới đã trải qua ở vị trí vững chắc thì chúng ta có thể tiến về phía trước. Đó là cách sống khôn ngoan nhất.


“Chúng tôi không đặt mục tiêu tiếp thị bộ phim này cho một cá nhân đặc biệt nào. Đó là yếu tố con người.”


Cho đến khi qua đời vào ngày 12/12/2012, ông ngoại của ông Bleidner không thích nói về trải nghiệm chiến tranh của mình.


Hãy cứ để những điều tốt đẹp nhất chôn vùi theo dĩ vãng.


“Không phải lúc nào quý vị cũng muốn hồi tưởng về những ký ức đó,” ông Bleidner nói. “Những gì quý vị giữ bên mình là tình bằng hữu thân thiết và sự gắn kết qua những đau thương mất mát. Những điều bình dị là những điều có ý nghĩa.”


“Cho đến khi qua đời, tất cả những gì ông tôi muốn là một ly Coca-Cola và một túi khoai tây chiên. Ông thường nói: ‘Đừng uống nước ở hải ngoại trong thời chiến. Rất may là có Coca-Cola nên binh lính lúc nào cũng vui vẻ.”


BM

Ông Curt Lewis ở San Antonio là phi công CAF chính được phân công lái chiếc “That’s All, Brother” trong chuyến bay tưởng niệm Phi đội D-Day 2024.


“Đó là một chút trải nghiệm về thể chất,” ông Lewis nói về việc lái chiếc C-47 với sải cánh dài 96 feet (khoảng 29 mét).


“Đó là một trải nghiệm hơi ồn ào. Đây là một chiếc phi cơ nặng 26,000 pound (gần 12 tấn), hoàn toàn được điều khiển bằng thủy lực, không có hệ thống phụ.”


Ông Lewis cho biết ông cảm thấy thật vinh dự khi được trở thành phi công chính trên chiếc phi cơ C-47 đã dẫn đầu làn sóng không vận đầu tiên trên bầu trời Normandy 80 năm về trước.


Ông nói, điều đáng buồn là biết rằng mỗi năm “ngày càng còn lại ít cựu chiến binh Đệ nhị Thế chiến hơn.”


“Những người trẻ hơn cũng đã 99 tuổi rồi,” ông nói.


Phi công phụ của chiếc “That’s All, Brother” John McKiski, 67 tuổi, người Texas, một phi công của hãng United Airlines đã về hưu và là thành viên CAF lâu năm. Ông tự hỏi liệu có cựu chiến binh Đệ nhị Thế chiến nào còn sống sau năm năm nữa hay không.


“Vấn đề là thế đấy,” ông nói. “Khi tôi còn là một đứa trẻ trong CAF 48 năm trước, khắp nơi đều có những người thuộc Đệ nhị Thế chiến. Hiện tại số lượng còn lại không là bao. Tôi không biết có bao nhiêu người sẽ đến Normandy vào năm 2024. Những người có thể đến được sẽ có mặt ở đó.”

BM

“Chú Don của tôi là một phi công lái tàu lượn trong lễ kỷ niệm D-Day. Sau đó chú ấy đã lái những chiếc C-47. Chú ấy còn trẻ và đã ra đi lúc nửa đêm mà không biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình.”


Ông tâm sự rằng đôi khi ông sẽ nghĩ về người chú của mình khi bay lên những đám mây trên những cột không khí vô hình.


“Một trong những điều quan trọng nhất là không để lịch sử bị lãng quên,” ông McKiski nói. “Đây là một vấn đề lớn. Người ta đã hy sinh rất nhiều vì điều này.”


Ông Craig Megargle là thành viên của “Đơn vị Tái hiện Trung đoàn Bộ binh dù 506, Đại đội E” trong vài năm. Ông mặc bộ quân phục chính thức của một sĩ quan Hoa Kỳ với niềm tự hào và vinh dự.


Và thật tự hào và vinh dự khi người cha quá cố của ông đã phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh dù 503 với tư cách là một lính dù trong Đệ nhị Thế chiến.


Một ngày nọ, ông Megargle đang tìm kiếm cách thức phù hợp để vinh danh người cha cựu chiến binh của mình. Ông nói, cuối cùng việc nhảy dù ra khỏi chiếc C-47 đã trở thành một “thứ giống như danh sách những việc cần làm trong đời.”


Để làm được điều đó, trước tiên ông phải có được chiếc “huy hiệu lính dù” và những gì diễn ra sau đó đã trở thành lịch sử gia đình.


“Thật là gấp rút,” ông Megargle nói về màn nhảy dù, giọng chứa đầy cảm xúc. “Đó là một câu chuyện lịch sử sống động. Những người đi trước chúng tôi — cha tôi — họ là những anh hùng thực sự.”




Allan Stein


BM
Một nền văn hóa tôn vinh sự sống hay cái chết?
ĐCS_TC dùng tiền để thao túng truyền thông
Báo Mai Music_61 "Dalena"
Mạng xã hội đang đào tạo trẻ em, sử dụng AI để ‘tối đa hóa dopamine’
Báo Mai Music_60 "TÔI MUỐN HỎI TẠI SAO"
Giao tiếp bằng mắt
Đảng Cộng Hòa đang giành chiến thắng trong cuộc chiến ghi danh cử tri
Sự đón tiếp ông Trump tại hội nghị Đảng Tự Do
Những lo ngại về dự án kênh đào của Cambodia
Thế Giới phản ứng trước phán quyết trong vụ án ‘tiền bịt miệng’
Trump & Biden tăng cường công kích ông RFK Jr.
Đột tử khi ngủ
Tiền ủng hộ đổ về sau phán quyết có tội
Di cư ồ ạt mở đường cho việc xóa bỏ các quốc gia
Một bản án không phải là sự kết thúc của phiên tòa xét xử
Phán quyết kết án cựu TT Trump được xem là ‘thời khắc then chốt’
Kyiv sử dụng vũ khí phương Tây tấn công các mục tiêu ở Nga
Những gì xảy ra tiếp theo sau khi cựu TT Trump bị kết án trọng tội
Một ngày đáng xấu hổ trong lịch sử Mỹ quốc
Mạn đàm về sự kết thúc của vạn vật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.