Pages

Monday, January 27, 2014

Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR của VN

image
Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của Tổ chức Sáng kiến Bảo vệ Pháp lý Truyền thông
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và Việt Nam nỗ lực mang tiếng nói của người dân trong và ngoài nước đến với Liên Hiệp Quốc trước khi Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền lần thứ nhì trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) 4 năm một lần vào ngày 5/2/2014.

Một buổi hội thảo mang tên “Trách Nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” do liên minh các tổ chức phi chính phủ (NGO) gồm Hội Văn Bút Quốc Tế, Tổ chức bảo vệ Tự do Ngôn luận Article 19, Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam COSUNAM, Tổ chức Sáng kiến Bảo vệ Pháp lý Truyền thông, Tổ chức Giám sát Liên hiệp quốc, Tổ chức Nhân quyền cho Việt Nam PAC, và đảng Việt Tân phối hợp tổ chức vào ngày 4/2 tại Geneva để vận động quốc tế thúc đẩy Việt Nam nghiêm túc cải thiện nhân quyền.

Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của Tổ chức Sáng kiến Bảo vệ Pháp lý Truyền thông, nói với VOA Việt ngữ rằng bà kỳ vọng nỗ lực này sẽ đánh động sự quan tâm của thế giới, giúp tình hình nhân quyền Việt Nam thay đổi.

Luật sư Jansen: Mục đích chính của hội thảo là thu hút sự chú ý của quốc tế về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. UPR là sự kiện kiểm điểm, đánh giá nhân quyền rất quan trọng. Chúng tôi, các tổ chức NGO cổ súy nhân quyền trên thế giới, họp mặt một ngày trước khi Việt Nam ra trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc kiểm điểm nhân quyền trong kỳ UPR năm nay để cho quốc tế biết rõ tất cả các vi phạm nhân quyền tiếp diễn nhưng thường bị phớt lờ tại Việt Nam.

image
VOA: Tham gia buổi hội thảo này, tổ chức Sáng kiến Bảo vệ Pháp lý Truyền thông muốn nói gì với chính quyền Việt Nam nhân kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR của Hà Nội trước thế giới?

Luật sư Jansen: Chúng tôi muốn nói rằng Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền theo các Công ước quốc tế mà họ đã ký với thế giới trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đòi hỏi các nước phải tôn trọng các nhân quyền căn bản trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Chính phủ Việt Nam đã phớt lờ các nghĩa vụ của mình một cách có hệ thống. Chúng tôi đã và đang bênh vực cho nhiều trường hợp bị vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Trong số này có các blogger, các nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền, và những người khẳng khái chỉ trích nhà nước bị nhà cầm quyền bỏ tù. Chúng tôi muốn Việt Nam phải khắc phục và chấm dứt thực trạng này. Tại buổi hội thảo, các tổ chức NGO chúng tôi sẽ bày tỏ quan ngại của mình về thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam và cố gắng thông tin liên lạc với các thành phần tham gia quá trình kiểm điểm UPR, yêu cầu họ chất vấn Hà Nội về những vi phạm đang diễn ra trong nước cũng như buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cam kết chứng tỏ cải thiện cụ thể.

VOA: Đây là lần đầu tiên tổ chức Sáng kiến Bảo vệ Pháp lý Truyền thông tham gia vào nỗ lực vận động nhân quyền Việt Nam trước sự kiện UPR, bà có những kỳ vọng như thế nào?

Luật sư Jansen: Chúng tôi hy vọng sẽ có những báo cáo quan trọng và sâu sắc từ cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR lần này của Việt Nam vào ngày 5/2, nêu bật các khía cạnh mà nhà cầm quyền Hà Nội chưa làm đúng trách nhiệm bảo vệ nhân quyền cũng như đề ra các khuyến nghị cụ thể để có thể kiểm tra mức độ thực thi của Việt Nam khi Hà Nội trở lại kỳ UPR lần tới vào 4 năm sau. Tôi hy vọng các áp lực không ngừng gia tăng với nhà cầm quyền Việt Nam sẽ mang lại sự thay đổi. Dù trong 4 năm qua kể từ đợt UPR đầu tiên của Việt Nam tới nay chưa có một sự cải thiện đáng kể nào, nhưng chúng tôi mong rằng các nỗ lực liên tục cộng với các áp lực nhất quán trong việc phơi bày ra công luận quốc tế những vi phạm nhân quyền của Việt Nam sẽ giúp thay đổi tình hình tồi tệ hiện nay.

Cùng với các diễn giả quốc tế dịp này còn có phần trình bày của các nhân chứng đến từ Việt Nam mà danh tính cụ thể sẽ được ban tổ chức công bố một ngày trước khi diễn ra cuộc hội thảo.

Nội dung chính được thảo luận bao gồm nạn bạo hành của công an với người dân, việc trù dập các blogger và đe dọa quyền tự do Internet, tình trạng bắt giam tù nhân chính trị và giới hạn các quyền dân sự căn bản của công dân.

image
Buổi hội thảo ngày 4/2 của liên minh các NGO nằm trong loạt chương trình vận động bao gồm các cuộc gặp với giới chức Liên hiệp quốc và các nước thành viên bắt đầu từ ngày 28/1 để đề nghị một quy trình khảo sát nhân quyền Việt Nam hiệu quả hơn.

Khác với 4 năm trước, đợt kiểm điểm UPR của Việt Nam lần này chứng kiến sự phối hợp vận động của nhiều hội nhóm và tổ chức tranh đấu nhân quyền cả trong và ngoài nước, đặc biệt có sự trình bày của các nhân vật đến từ Việt Nam.

Một buổi thuyết trình và hội thảo tương tự do các nhóm dân sự độc lập tại Việt Nam cùng với VOICE, tổ chức thiện nguyện quốc tế của người Việt hải ngoại, phối hợp tổ chức cũng sẽ diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva vào ngày 30/1.

Đoàn vận động đến từ Việt Nam bao gồm đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân làm báo, Con đường Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo truyền thống, và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo.

Đây là chuỗi hoạt động nối tiếp sau khi phái đoàn kết thúc chuyến vận động tại Hoa Kỳ.

Các nỗ lực kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam trước thềm UPR được thực hiện sau khi Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc từ đầu năm nay.

Hội Đồng này duyệt lại tình hình nhân quyền của mỗi quốc gia thành viên trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát 4 năm một lần. Kỳ UPR của Việt Nam năm nay rơi vào ngày 5/2.

Giới vận động nói rằng Hà Nội phải chứng tỏ xứng đáng với chiếc ghế trong Hội đồng Nhân Quyền Liên hiệp quốc trên hết bằng việc tôn trọng các nguyên tắc căn bản, phổ quát về quyền con người ngay từ trong nước.




Trà Mi-VOA

image

Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla
TT_NTD tuyên bố chuẩn bị kỷ niệm cuộc hải chiến Ho...
Paris By Night 109
Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979
Phép màu giá bao nhiêu?
TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớ...
Người cô ruột của Kim Jong Un đã qua đời
Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ
Khi đảng CS: nắm chắc ngọn cờ dân chủ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.