Pages

Monday, January 27, 2014

Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?

image
Sau khi nhận định Tòa đã xử lố Dương Tự Trọng 6 năm tù ở hành vi “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”, chuyên gia luật Trịnh Minh Tân lại đặt vấn đề: Phải chăng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm của TP Hà Nội đã bỏ lọt hành vi che giấu tội phạm của bị cáo này?

Việc trốn đi nước ngoài của Dương Chí Dũng là nhằm mục đích trốn tránh việc xử lý của pháp luật về hành vi phạm tội trước đó của ông ta. Nội dung này đã được thể hiện rõ trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án và nội dung trong bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bị cáo Dượng Tự Trọng và các đồng phạm đều biết mục đích này. Nhưng còn tội che giấu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng lại “quên” mất?.

Điều 21 Bộ luật Hình sự đã đưa ra khái niệm “che giấu tội phạm” như sau: “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.

Điều 313 về tội “che giấu tội phạm” có hai khoản, Khoản 1 quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: … Điều 278, các Khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);… Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ);…”.

Đây cũng là yếu tố cấu thành cơ bản của tội danh “che giấu tội phạm”.
Căn cứ vào khái niệm che giấu tội phạm quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự thì nội dung của các yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 thể hiện qua:

Khách quan

Hành vi che giấu tội phạm nói chung thường được thực hiện đa dạng. Trong vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm cũng có dấu hiệu chung là tuy không có hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết Dương Chí Dũng bị cơ quan điều tra khởi tố, Dương Tự Trọng và các đồng phạm đã tiến hành một loạt các hoạt động để Dương Chí Dũng thực hiện hành trình đi trốn (sang Campuchia, Singapore) và nơi ẩn náu cuối cùng (Mỹ) để khỏi bị bắt.

Tội phạm đã hoàn thành khi Dương Tự Trọng và các đồng phạm thực hiện các hành vi nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội che giấu tội phạm. Do đó dù kết quả có che giấu được hay không thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (ngoài các quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm hình sự).

Nếu chỉ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trong nước (như che giấu trong nhà, đưa đi trốn ngoài đảo, trên rừng…) thì các bị cáo chỉ phạm một tội là tội che giấu tội phạm. Nếu đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài thì ngoài việc phạm tội che giấu tội phạm, các bị cáo phạm thêm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Khách thể của tội phạm: tội che giấu tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.

Chủ quan
image
image
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Trong vụ Dương Tự Trọng và các đồng phạm đưa Dương Chí Dũng đi trốn, các bị cáo biết tội phạm đã được thực hiện, đồng thời hiểu được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội (Dương Chí Dũng) trốn tránh, gây cản trở cho việc điều tra, khám phá và xử lý tội phạm.

Có một điểm lưu ý là người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, nhưng không nhất thiết phải biết chi tiết, tường tận, cụ thể và các diễn biến của tội phạm mới cấu thành tội che giấu tội phạm. Trong trường hợp này, người phạm tội che dấu tội phạm chỉ cần biết Dương Chí Dũng đã thực hiện tội phạm là đã có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 313.

Trong tội che giấu tội phạm, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo về hành vi “che giấu tội phạm” là để lọt tội phạm.

Trong trường hợp bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm thì cũng chỉ bị áp dụng theo Khoản 1 Điều 313: “Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: …Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);… Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ)”.

Tại sao chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 mà không là Khoản 2 Điều 313?
Khoản 2 Điều 313 quy định: “Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.

Mặc dù bị cáo Trọng và các bị cáo khác đều có chức vụ, quyền hạn trong phạm vi ngành nghề của mình, nhưng họ không lợi dụng dụng chức vụ quyền hạn vào việc đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài trái phép nhằm giúp Dũng trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, mà hành vi phạm tội của họ hoàn toàn độc lập với chức vụ quyền hạn của mà họ có.

Án sơ thẩm đã tuyên, các bị cáo có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội lập cáo trạng truy tố, nhưng để lọt tội thì khả năng viện kiểm sát này kháng nghị là không có. Nhưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án để kháng nghị theo hướng theo hướng hủy bản án sơ thẩm để đều tra lại với lý do để lọt tội.

image

Do bị truy tố xét xử theo Khoản 3 Điều 275 nên Dương Tự Trọng và các bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù khá cao. Nếu vụ án được điều tra, truy tố, xét xử lại thì mức hình phạt sẽ giảm, dù có bị truy tố, xét xử về hai tội danh: Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Khoản 2 Điều 275 và tội che giấu tội phạm theo Khoản 1 Điều 313.

Mức hình phạt tù của cả hai tội công lại cũng sẽ vẫn nhẹ hơn bị xét xử theo Khoản 3 Điều 275, nhưng sẽ “tâm phục, khẩu phục”, vì mục đích của các bị cáo là che giấu tội phạm. Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài cũng nhằm mục đích này.

DƯƠNG TỰ TRỌNG MẮNG KHÉO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

image
Báo chí phương tây cụ thể là tờ TIME có vẻ hào hứng bình luận về bức ảnh Dương Tự Trọng được đăng trên trang WORDTIME.
Vô tình hay có ý nghĩa khi mặc chiếc áo thun BLACK FLAG ra hầu tòa để anh em ông đấu phé với Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ và tòa án của nhà nước Việt Nam thì chỉ có ông Dương Tự Trọng mới có câu trả lời thú vị nhất.  
Tuy nhiên có thể giả định là bản thân ông Dương Tự Trọng có ấn tượng sâu sắc với lời của bài hát POLICE STORY.  Điểm qua những lời cung và thái độ trước phiên tòa,  ông có vẻ đã xác định 1 thái độ bất hợp tác với nhà nước Việt Nam.  Thông điệp chuyển tải chính là chiếc áo BLACK FLAG và từng ý nghĩa trong ca từ của bài hát, được Vang Anh tạm chuyển ngữ bên dưới, là CÂU CHUYỆN CẢNH SÁT.

image

Câu chuyện cảnh sát

Thành phố chết tiệt này
Được điều hành bởi những con lợn
Chúng tước đoạt mọi quyền lợi
Ngay từ  tất cả những đứa trẻ

HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến mà  chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Đi bộ xuống các đường phố
Tôi quật chúng xuống
Chúng nó  đánh tôi trên đầu
Với 1 cây gậy chuyên dụng

HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
TÔI KHÔNG CÓ LÀM GÌ – TÔI KHÔNG CÓ NÓI GÌ
Tôi nói với chúng nó
Chúng nó bỏ tôi vào tù

image
HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO
Tôi đi ra tòa án,
Vì tội phạm của tôi,
Đứng xếp hàng trả tiền tại ngoại,
Tôi có thể ở tù một thời gian

HIỂU
Chúng tôi đang chiến đấu trong cuộc chiến
Chúng tôi không thể thắng
Chúng nó ghét chúng tôi – chúng tôi ghét chúng nó
Chúng tôi không thể giành chiến thắng- KHÔNG CÓ CÁCH NÀO

 image

TTXVA


image


Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla
TT_NTD tuyên bố chuẩn bị kỷ niệm cuộc hải chiến Ho...
Paris By Night 109
Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979
Phép màu giá bao nhiêu?
TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớ...
Người cô ruột của Kim Jong Un đã qua đời
Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ
Khi đảng CS: nắm chắc ngọn cờ dân chủ


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.