Pages

Wednesday, September 10, 2014

Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ

image
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa
Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.

image
Cũng tại đây còn có một ngôi làng của người Philippines định cư từ lâu đời.
Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes giải thích tầm quan trọng của hòn đảo này.
Phải mất 40 tiếng chúng tôi mới tới được mảnh đất bé xíu giữa vùng Biển Đông này sau khi đi bằng chiếc tàu đánh cá của Philippines ngoài khơi kia.

image
Philippines cách đảo này chừng 400 cây số về hướng này và Việt Nam chừng 400 cây số về phía kia. Còn Trung Quốc là hơn một ngàn cây số ở đằng này.
Mảnh đất này có lẽ đúng với định nghĩa là "ở giữa chốn mênh mông". Vậy tại sao tôi lại tới đây? Đó bởi vì hòn đảo này và một vài đảo rải rác quanh đây đang là trung tâm điểm cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại vùng Biển Đông này.

image
Theo tiếng của người Philipin thì đảo này được gọi là Pagasa. Quí vị có thể chưa từng nghe nói tới nó. Bản thân tôi cũng vậy, cho tới cách đây vài tháng.
Tầm quan trọng đáng kể của nó chính là đây - một đường băng cho phi cơ và đây là đường băng khá dài. Chỉ có hai hòn đảo trong toàn bộ vùng Biển Đông là có đường băng cho phi cơ. hòn đảo thứ hai có đường băng là nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan.

image
Nếu muốn kiểm soát biển đảo thì phải cần tới phi cơ. Và nếu dùng phi cơ thì phải cần tới đường băng. Vì thế thật dễ hiểu tại sao Trung Quốc lại muốn thò tay với tới hòn đảo này.
Đảo Pagasa có một bí mật khác nữa. Trên đảo có một ngôi làng với khoảng một trăm thường dân sinh sống từ lâu đời với một trường phổ thông và một trạm y tế.

image
Theo tôi được biết thì đây là hòn đảo duy nhất trong toàn bộ quần đảo Trường Sa có thường dân sinh sống từ lâu đời. Cuộc sống ở đây thật chẳng dễ dàng vì không có dịch vụ tàu bè hay máy bay thường xuyên. Nếu ốm đau thì chỉ biết hy vọng Không quân sẽ gửi phi cơ tới đưa đi bệnh viện.

Thế nhưng có một ngôi làng như thế này lại có tầm quan trọng rất đáng kể vì nó củng cố tuyên bố chủ quyền của Philippines tại đây. Và Trung Quốc sẽ khó có thể đuổi họ ra khỏi hòn đảo này được.

image

Trung Cộng làm gì ở Trường Sa?
image

*****

TC xây đảo để mở rộng vùng biển

image
Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Cộng đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu vô cùng nguy hiểm’.

image
“Nó nguy hiểm, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc Trung Cộng đưa giàn khoan xuống Biển Đông,” ông nói và cho biết vị trí Trung Cộng đang xây cất gần bờ biển và thềm lục địa Việt Nam, gần nơi Việt Nam khai thác dầu khí và tiến hành các hoạt động kinh tế của mình.
“Vị trí này Trung Cộng đang muốn biến thành căn cứ quân sự để thi hành chiến lược của họ trong việc độc chiếm Biển Đông,” ông giải thích, “Nó hết sức nguy hiểm xét về địa chính trị của khu vực này.”
Ông cũng cho biết việc xây dựng này của Trung Cộng là một phần của kế hoạch tạo ra vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Cộng để chứng minh cho yêu sách đường lưỡi bò là hoàn toàn có cơ sở.

image
“Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có,” ông phân tích.
Trước câu hỏi tại sao phản ứng của Việt Nam trước việc xây cất này của Trung Cộng yếu ớt so với khi Trung Cộng đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, Tiến sĩ Trục giải thích rằng hành động giàn khoan là ‘một hình thức mới’ của Trung Cộng trong việc ‘tranh giành các quyền vô lý của họ’ nên Chính phủ Việt Nam đã đấu tranh mạnh mẽ.

Về cách đối phó của Việt Nam, ông Trục cho rằng Chính phủ và người dân Việt Nam ‘luôn đấu tranh phản đối để thể hiện ý chí của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền’.


Vụ thảm sát: Thế Giới chưa từng biết đến
image


image


Tại sao không hòa hợp hòa giải?
Vai trò của các mạng truyền thông xã hội
Hà Nội hốt hoảng tung nhiều tư liệu để tuyên truyề...
Tin tức liên quan đến tên công an Nguyễn Đức Chươn...
Câu chuyện cái đũa
Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”
Trung Cộng làm gì ở Trường Sa?
Nỗi oan cô Phượng
Dân: biết không được cấm_Đảng: cấm không được biết...
Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất
Nhiều người Việt từng bị lừa...
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Chuyện tình cảm động của bà Aung San Suu Kyi
Đài Loan: Hàng trăm tấn dầu ăn từ rác thải
Mùa na tai chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn
Xì xầm rất nhiều về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh
Lao động TC ở VN: vấn đề hay cơ hội?
Bên trong cỗ máy truyền thông của Việt Nam
Vì sao Hoa Kỳ chưa có chiến lược ngoại giao?
Tuổi già là thời sung sướng nhất
Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ
Những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới
Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Cộng
Những món ngon hấp dẫn ở Vũng Tàu
Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trả lời báo Mỹ
Đặc Nhiệm Đen sẽ tiêu diệt ISIS
Võ sĩ Cung Lê bị đánh nốc ao ở Ma Cao
9 Thị trấn kỳ lạ nhất Thế Giới
Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù
Số người tự vẫn cao hơn con số chết vì chiến tranh...
Các quốc gia cạnh tranh nhất là các cường quốc hiệ...
Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình
Thanh trừng của Tập Cận Bình
Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan 'găm' chốn nào?
Những điều người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam
Ông Lê Văn Hiếu: tuyên thệ nhậm chức South Austral...
Bi kịch của các bà mẹ VN: chồng đánh vợ
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đ...
Steven Sotloff: Nhà báo dũng cảm
Chúng tôi muốn biết

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.