Sunday, September 7, 2014

Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ

image
Cuốn Đèn Cù đưa ra nhiều chi tiết mới gợi ý 'thâm cung bí sử' về lãnh tụ và Đảng CS Việt Nam.
Tác giả cuốn tự truyện 'Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông HCM, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em.

image
Trần Đĩnh 1998
Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:
"Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là 'thất tình' trong quyển ấy."
Nhà văn giải thích lý do làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.
"Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Cộng để đánh, phát động chiến tranh.
"Thì lúc đầu cụ Hồ, ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của cụ.

"Nhưng mà tôi đinh ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."
Người từng được giao chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch HCM, giải thích thêm về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.
"Thực ra đối với con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo ông theo."

Vẫn theo tác giả Đèn Cù, một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt Nam.
Ông Trần Đĩnh nói thêm: "Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không bằng lòng ngả theo Trung Cộng.
"Cuối cùng ông ấy chính ông ấy lại là người tán thành Trung Cộng đúng. Tôi cũng lại dứt tình với ông Trường Chinh."

Thâm cung bí sử

Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông HCM, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...
Về cố Chủ tịch HCM, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam.
Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền', giải thích.

Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.
Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:

image
Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.
"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.
"Hiện nay tôi còn có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện, anh ấy đến vẽ cho cụ.
"Anh đến vẽ cho cụ, thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."
Trao đổi BBC mới đây về Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng" nói:
"Ông Trần Đĩnh là một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.
"Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.
"Ông Trần Đĩnh là người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."

Kiểm chứng sự thực

Về tính chân thực và cơ sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.

image
Trần Đĩnh (thứ năm, trái sang) từng được ông Trường Chinh (thứ sáu) mời viết hồi ký.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."

Có ý kiến cho rằng có thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử", "tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những "sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.

Trước câu hỏi, nếu có chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói với BBC:
"Giống như 'Đèn Cù' hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất.
"Cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề.

"Điều đó bây giờ là một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.

*****

Xin click link dưới đây để đọc tác phẩm độc đáo "Đèn Cù" của Trần Đỉnh một nhân vật sống gần hết cuộc đời bên cạnh những lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam để chúng ta có thêm những chứng cứ sống thật nhất bên cạnh bức màn của huyền thoại, loát khoét cố hữu của người Công Sản. Tác phẩm được giới thiệu bởi cây viết kỳ cựu hải ngoại quen thuộc Ngô Nhân Dụng. Và tôi tin rằng nếu một mai những nhà sử học cần phải viết lại lịch sử, những phần sự thật khổng lồ trong tác phẩm của Trần Đĩnh sẽ là một trong những ngọn đèn sáng nhất để soi rọi sự thật đó của lịch sử Việt Nam.
image

image
Tô Hoài (trái) và Trần Đĩnh (hình trang 590, sách “Đèn Cù.”)

image


Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ
Những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới
Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Cộng
Những món ngon hấp dẫn ở Vũng Tàu
Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trả lời báo Mỹ
Đặc Nhiệm Đen sẽ tiêu diệt ISIS
Võ sĩ Cung Lê bị đánh nốc ao ở Ma Cao
9 Thị trấn kỳ lạ nhất Thế Giới
Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù
Số người tự vẫn cao hơn con số chết vì chiến tranh...
Các quốc gia cạnh tranh nhất là các cường quốc hiệ...
Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình
Thanh trừng của Tập Cận Bình
Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan 'găm' chốn nào?
Những điều người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam
Ông Lê Văn Hiếu: tuyên thệ nhậm chức South Austral...
Bi kịch của các bà mẹ VN: chồng đánh vợ
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đ...
Steven Sotloff: Nhà báo dũng cảm
Chúng tôi muốn biết
Top 24 quán cà phê nổi tiếng
Một vụ lường gạt đầu tư lớn nhất trong cộng đồng n...
60 năm Sài Gòn trong tôi
Đám mổ bò
Hiểm họa của tổ chức ISIS
Mười cô gái Đồng Lộc, hồn ở đâu bây giờ ?
Những sinh hoạt Sài Gòn qua tranh vẽ của họa sĩ Sa...
TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng...
VN: vi phạm quyền tự do đi lại
Thân phận lưu vong: Sống ở giữa
Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” 3 “môn sinh” nguy hiểm...
Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ
Của Thiên Trả Địa
Nghề Vợ Chồng
Người Mỹ gốc Việt kiện chủ sở hữu Eden Center
Bức tượng “Thương Tiếc”
Cái bắt tay của lãnh đạo Việt Nam
Chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông, TC đã dính đòn gậy...
Người dân Indonesia leo cột mỡ kiếm xe đạp
Gặp mưa to khi lái xe chúng ta phải làm sao ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.