Đó
là việc chính quyền đã tiến hành cưỡng chế, phá bỏ toàn bộ 160m đường bêtông do
các hộ dân bỏ tiền ra thi công theo mô hình xã hội hóa, nhằm hiện đại hóa nông
thôn.
Theo
phản ánh của người dân, đoạn đường dài 160m được hình thành từ những năm 1990
để phục vụ đời sống người dân. Do con đường bấy lâu không được tu bổ, cộng với
nạn đổ trộm phế thải thường xuyên khiến việc đi lại gặp khó khăn.
Bên cạnh đó,
năm 2012, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại xưởng chế biến, sản xuất giấy nằm trong
khu vực này, do đường vào khu vực xảy ra cháy khó khăn, nên lực lượng cứu hộ đã
không tiếp cận đám cháy kịp thời, nên đã bị thiệt hại không nhỏ về tài sản.
Với
lý do trên, cùng với việc Nhà nước khuyến khích đẩy mạnh phong trào xây dựng
nông thôn mới, các hộ dân tại đây đã tự nguyện đóng góp và hoàn thành công
trình đường ở dịp Tết Nguyên đán 2014. Tuy nhiên, đến ngày 25.8 vừa qua, sau
rất nhiều lần ra quyết định cưỡng chế và xử phạt hành chính, UBND xã Hữu Hòa đã
chính thức “xóa sổ” con đường bêtông nói trên với lý do “vi phạm trật tự xây
dựng” và chưa xin phép xã (!?).
Những mảng bê tông nằm ngổn
ngang tại hiện trường
Ông
Tưởng Văn Chúc - Chủ tịch UBND xã Hữu Hòa - cho biết, việc “xóa xổ” đường vào
xóm Bến Dốc là thực hiện theo chỉ đạo của ban thường vụ Huyện ủy Thanh Trì.
Theo ông Chúc, lý do vì khu vực Bến Dốc bị các xí nghiệp làm ô nhiễm môi
trường, nên huyện ủy mới chỉ đạo quyết liệt như vậy.
Trước
hết, 200 triệu đồng dân tự đóng góp là cả công sức mồ hôi nước mắt của dân cần
được tôn trọng. Thứ hai, đường này đã có từ năm 1990 và được sử dụng lâu dài,
vì thế việc tôn tạo đường ngõ vào khu dân cư như trên là làm cho đường sạch
hơn, đẹp hơn chứ không phải là hành vi xây dựng trái phép trên đất công, lấn
chiếm mà buộc phải tiến hành cưỡng chế tháo dỡ. Hơn nữa, trong luật cũng không
có quy định nếu công trình xây dựng chưa được cấp phép là buộc phải tháo dỡ mà
tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính quyền xử lý như trên là quá đáng.
Trong
bối cảnh Nhà nước đang kêu gọi sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân chung tay
xây dựng đường xá nhằm thuận tiện cho giao thông, thì ngay ở thủ đô, khi người
dân đóng góp tiền xây đường thì lại bị chính quyền địa phương cho phá bỏ với lý
do “làm đường không xin phép”. Chuyện ngược đời này chắc chỉ có ở xã Hữu Hòa -
nơi nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 10km.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.