Đại
học Công nghệ Massachusetts MIT đứng đầu bảng xếp hạng quốc tế năm thứ ba liên
tiếp
Viện
Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng đầu trong bảng xếp hạng mới nhất các trường
đại học tốt nhất thế giới.
Đây
là năm thứ ba liên tiếp trường đại học Mỹ này, nổi tiếng với nghiên cứu khoa
học và công nghệ, được xếp đứng đầu danh Bảng xếp hạng các trường Đại học quốc
tế QS - QS World University Rankings.
Một
trường đại học gồm chủ yếu các ngành khoa học khác, Imperial College London
đứng chung vị trí thứ hai với Đại học Cambridge .
Kế
tiếp đứng thứ tư là Đại học Harvard, trường đại học giàu nhất thế giới. Thêm
hai trường đại học Anh cùng chia sẻ vị trí thứ năm là University College London
và Đại học Oxford .
Với
King's College London ở vị trí thứ 16, London
có ba trường nằm trong top 20.
Mặc
dù một số nhà lãnh đạo các trường đại học có thể hoài nghi về những xếp hạng
như vậy, nhưng họ nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của chúng.
Ông
Mike Nicholson, giám đốc tuyển sinh của trường Đại học Oxford , nói: "Công bằng mà nói thì thật
ngốc nghếch nếu không để ý tới cách các bảng xếp hạng được xây dựng như thế
nào."
Việc
xếp hạng đã trở thành một phần không thể thiếu để tạo hình ảnh, uy tín và
thương hiệu của các trường đại học, giúp họ thu hút sinh viên, nhân viên và đầu
tư nghiên cứu.
Không
có trang web của một trường đại học nào lại thiếu phần nhận là nằm trong top
100 cho một cái gì đó.
Làm
thế nào để đứng đầu
Nhưng
điều có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là việc xếp hạng này mới chỉ xuất hiện thời gian
gần đây trong ngành giáo dục đại học.
Đây
là năm thứ mười có bảng xếp hạng QS, và bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên, Xếp
hạng học thuật các trường đại học thế giới (Academic Ranking of World
Universities), là do Đại học Giảo Thông Thượng Hải đưa ra vào năm 2003.
Trường
Imperial College London nổi lên đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng
Những
bảng xếp hạng này nổi lên cùng với sự toàn cầu hóa giáo dục đại học và với việc
chia sẻ thông tin trực tuyến.
Nhưng
làm thế nào để một trường đại học được xếp đứng đầu bảng xếp hạng? Và tại sao
một nhóm nhỏ các trường lại dường như có thể giữ vững các vị trí hàng đầu?
Yếu
tố lớn duy nhất trong bảng xếp hạng QS là danh tiếng về học thuật. Nó được tính
bằng cách khảo sát hơn 60.000 học giả trên thế giới về ý kiến của họ đánh giá
giá trị của các trường khác chứ không phải của trường của họ.
Ông
Ben Sowter, Giám đốc điều hành QS, nói rằng điều này có nghĩa là các trường đại
học vốn có tên tuổi và thương hiệu mạnh có nhiều khả năng sẽ được đánh giá tốt
hơn.
Yếu
tố lớn nhất tiếp theo - "trích dẫn dựa trên mỗi khoa" - nhìn vào khả
năng nghiên cứu của các trường đại học, tính con số các công trình nghiên cứu
được các nhà nghiên cứu khác trích dẫn.
Tỷ
lệ cán bộ giảng dạy so với con số sinh viên cũng đại diện cho một phần khá lớn
cách xếp hạng được quyết định như thế nào.
Thương
hiệu lớn
Ba
yếu tố này, uy tín, trích dẫn nghiên cứu và tỷ lệ nhân viên, quyết định bốn
phần năm việc xếp hạng. Và cũng có cả điểm cho việc trường có mang tính quốc tế
hay không trên phương diện đội ngũ giảng viên và sinh viên.
"Danh
tiếng về học vấn" là yếu tố lớn nhất quyết định việc xếp hạng
Là
biểu mẫu cho thành công, nó có nghĩa là những trường vượt lên trên có nhiều khả
năng là các trường đại học lớn, có uy tín, các trường nghiên cứu chuyên sâu,
mạnh về các khoa ngành khoa học và có nhiều hợp tác quốc tế.
Liệu
đó có phải là một cách công bằng để xếp hạng các trường đại học hay không? Nó
không đề cập gì đến chất lượng giảng dạy hoặc khả năng của sinh viên?
"Chúng
tôi không có được cái nhìn toàn diện về những gì các trường đại học đang
làm", ông Sowter nói.
"Bảng
xếp hạng luôn là một dụng cụ cùn", mà theo ông đây chính là mặt mạnh và
cũng là điểm yếu của các loại xếp hạng này.
Điểm
giúp nhập cư
Hiệu
quả nhìn chung của một thập kỷ các bảng xếp hạng đã mang lại lợi ích, ông
Sowter lập luận. Nó đã làm cho các trường đại học chú ý hơn xem mình so với các
đối thủ khác như thế nào.
Vẫn
luôn có các "bảng xếp hạng bất thành văn, dựa trên sự dập khuôn", ông
nói, do đó càng có thêm minh bạch sẽ cho phép tranh luận cởi mở hơn.
Tuy
nhiên, việc lập bảng xếp hạng cũng có động cơ riêng của nó - và ông Sowter nói
đã có hệ quả không chủ ý.
"Một
số quá chú trọng vào chuyện này", ông nói. Cải thiện vị trí xếp hạng đã
được ghi vào các tuyên bố nhiệm vụ của một số trường đại học.
Tỉ
lệ giảng viên và sinh viên cũng là thước đo cho việc xếp hạng
Nó
cũng trở thành một vị thế gần như chính thức. Hệ thống nhập cư của Đan Mạch cho
thêm điểm với người nộp đơn là sinh viên dựa vào xếp hạng của trường đại học mà
họ tốt nghiệp.
Áp
lực vượt lên trên bậc thang này cũng đã đẩy một số trường đại học tới chỗ làm
sai quy tắc, ông Sowter nói, bằng cách nộp các dữ liệu không chính xác.
Bảng
xếp hạng các trường đại học thế giới của The Times Higher Education World
University Rankings, trước khi công bố xếp hạng hàng năm vào tháng tới, thậm
chí đã cho biết cụ thể hơn về những gì tạo nên một trường đại học nằm trong top
200.
Nó
bao gồm tổng thu nhập hàng năm trên $750.000 (£462.000) mỗi năm học; tỷ lệ sinh
viên-nhân viên là gần 12 trên một; khoảng một phần năm nhân viên và sinh viên
là sinh viên quốc tế và có thu nhập cho nghiên cứu là khoảng $230.000
(£142.000) cho mỗi trường.
"Quý
vị cần có một khoản tiền đáng kể, nó là cần thiết để trả lương và thu hút, giữ
chân những học giả hàng đầu và xây dựng cơ sở vật chất cần thiết," biên
tập viên bảng xếp hạng, ông Phil Baty nói.
Xếp
hạng đa cấp
Bất
kể cách tính toán như thế nào, một bảng xếp hạng đơn giản có sức hấp dẫn của nó.
"Bảng
xếp hạng, thế nào chăng nữa, đều có ảnh hưởng rất lớn với các sinh viên và các
nhà lãnh đạo chính phủ và một số trường đại học ở các nước khác nhau," ông
Philip Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế tại Boston College
nói.
Tuy
nhiên, ông cảnh báo về những gì đang thực sự được dùng làm thước đo. Liệu các
trường đại học không chuyên về nghiên cứu có nên được so sánh trong bảng xếp
hạng dành cho các trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hay không?
Một
nỗ lực tạo ra một loại so sánh khác giữa các trường đại học được Liên minh châu
Âu đưa ra trong năm nay với dự án xếp hạng đa cấp các trường đại học,
U-Multirank.
Nó
nhấn mạnh ít hơn vào uy tín và cho phép sinh viên chọn các tiêu chí riêng của
họ để so sánh.
Ông
Andreas Schleicher muốn xếp hạng theo những gì sinh viên được học
Ý
tưởng là một sinh viên muốn tìm một khóa học về nghệ thuật là không thực sự học
được nhiều từ bảng xếp hạng chú trọng nhiều vào dự án nghiên cứu khoa học quốc
tế.
Có
thể sẽ có một cách hoàn toàn khác để so với các trường đại học.
Andreas
Schleicher, giám đốc giáo dục thuộc OECD, người đi tiên phong trong các bài
kiểm tra Pisa ở
cấp trung học, muốn bắt đầu so sánh giáo dục đại học.
Ông
nói có một nhu cầu từ công chúng muốn đánh giá chất lượng của các trường đại
học.
Nhưng
thay vì nhìn vào những gì được đổ vào các trường đại học - như tiền bạc, nhân
viên và cơ sở vật chất - ông muốn tìm hiểu thêm về kết quả dưới hình thức của
những gì sinh viên đang được học.
Đề
xuất một kiểu xếp hạng khác cho các trường đại học sẽ sớm được trình lên chính
phủ các nước khối OECD, ông nói.
Có
thể dễ dàng nhìn thấy những hạn chế của bảng xếp hạng các trường đại học. Chúng
được đo lường bằng các đặc tính của trường đại học chứ không phải của sinh viên
của trường. Chúng tạo ra một danh sách chủ yếu gồm một kiểu trường nhất định.
Các trường cao đẳng nhỏ, chuyên về nghệ thuật sẽ chịu thiệt thòi bất kể chất
lượng của trường như thế nào.
Những
trường tập trung vào giảng dạy hơn là nghiên cứu không sẽ được công nhận. Việc
nhấn mạnh vào danh tiếng sẽ củng cố lợi thế của những trường đã nổi tiếng. Và
các vị trí đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu được các trường đại học nói
tiếng Anh độc quyền chiếm lĩnh.
Tuy
nhiên, những danh sách như vậy vẫn gây ảnh hưởng không thể phủ nhận, và thu hút
sự chú ý của mọi người.
"Việc
mọi người tranh luận về bảng xếp hạng là một tác động dẫn tới thay đổi,"
ông Sowter nói.
Oct
18, 2013
Ba
đại học đứng đầu Âu châu là 3 đại học của Anh gồm Oxford (hạng 2 thế giới),
Cambridge (hạng 7) và Imperial College London (hạng 10). Các nước thuộc Tây Âu
và Bắc Âu chiếm nhiều đại học nhất. Ý Đại Lợi tuy đứng ...
Mar
28, 2014
Công
ty quản lý một trong hai kỳ thi tuyển sinh được các trường đại học Mỹ sử dụng
rộng rãi gần đây công bố những thay đổi chính đầu tiên kể từ kỳ thi năm 2005.
Những thay đổi của Hội đồng Đại học đối với kỳ thi SAT là ...
Jan
31, 2014
Thưa
quý bạn, một giảng viên đại học mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng,
Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó
không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất ...
Apr
15, 2011
Có
thể nói rằng sự khác nhau giữa giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ
sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ châu Âu trong văn hóa Mỹ và
chủ nghĩa tập thể ảnh hưởng từ đạo Khổng Nho trong ...
Apr
09, 2013
Nhận
ra điều ấy, một số trường đại học mở ra những môn học căn bản (Foundation unit)
bắt buộc cho mọi sinh viên năm thứ nhất để các em được học tập và rèn luyện kỹ
năng nghiên cứu, trong đó, có kỹ năng viết được một ...
Feb
10, 2012
Do
Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách với 45 phần trăm dân
chúng có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596
Mỹ kim. image. Canada
là quốc gia đứng hàng đầu về ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.