1. Thời
gian gần đây, trước phong trào nở rộ thi nhau “đăng ký” xin phép trở về Việt
Nam – múa hát cho lũ Vượn Người Việt Cộng xem – của một số người
(không phải tất cả) mà cổ nhân đặt tên, không sai, là “xướng ca vô loài” trong
giới ca nhạc sĩ hải ngoại, gốc vượt biên tỵ nạn, trước đây đã chạy trốn VC trối
chết, nổi tiếng có, cắc ké có, già có, trẻ có, đực có, cái có, Thượng có, Kinh
có, sang có, sến có…, đủ cả, tôi thấy buồn nôn ! Và buồn nản ! Nhưng
sẽ không bao giờ bỏ cuộc, dù phải chiến đấu đơn độc. Dù biết rằng đôi khi tiếng
thở than của tôi hay lời giận dữ của những “đồng chí” kiên trì chống Cộng
khắp nơi là tiếng kêu trong sa mạc.
Quả
thực, riêng về điểm này, phải công nhận Nghị quyết 36 VC có phần kết quả, vì
số ca sĩ hải ngoại háo danh, tham tiền, nếu không nói la`ngu ngốc, trên đã bị
dụ dỗ, mua chuộc, đã bán linh hồn và thân xác cho quỷ, để tiếp tay với VC trong
chính sách bịp bợm, một chiều “giao lưu văn hóa”, “hòa giải hòa hợp dân tộc”,
cam tâm phản bội đồng hương tỵ nạn chống Cộng đã nuôi dưỡng bọn họ từ ngày mới
định cư, lập nghiệp, đứa nào cũng xác xơ như cái mền rách. Thậm chí, bây giờ
những buổi trình diễn của bọn này tại Sài Gòn, Hà Nội lại được đăng tải trên
báo chí hải ngoại, vào Youtube, chuyển lên Mạng như một hình thức tán tụng, cổ
võ cho một việc làm phản trắc đối với chính nghĩa quốc gia, lý tưởng tự do.
Tuy
nhiên, không có gì làm tôi thất vọng hơn là một tin, đọc trên một tờ báo địa
phương sáng nay (và được kiểm chứng qua báo chí và hình ảnh quốc nội) về một võ
sĩ Mỹ gốc Việt, vô địch, 42 tuổi, vốn là niềm tự hào của Cộng đồng hải
ngoại, đã trở về Việt Nam để biểu diễn võ nghệ cho “khán giả hâm mộ” (danh
từ này nghe quen quen, vì đã bị lạm dụng bởi những ca nhạc sĩ trở cờ để biện
minh cho hành động trở về) và “tham gia diễn xuât trong một bộ phim hành
động tại Sài Gòn”.
Tôi
thất vọng bởi 2 lý do:
a) Tôi chưa hề gặp mặt võ sĩ này, nhưng co' quen biết gia đình bên ngoại của anh, và đã dự đám cưới của bố mẹ anh, cách đây 43 năm).
b) Lên
võ đài, anh luôn mặc quần thi đấu thêu hình cờ vàng ba sọc đỏ, có khi cầm quốc
kỳ VNCH chạy vòng võ đài, khiến những người Việt quốc gia tỵ nạn CS và
chống Cộng ca ngợi và thương yêu, và riêng tôi thấy vô cùng hãnh diện !
Việt
Cộng chắc không quên chuyện lá cờ vàng này, nhưng lờ đi, vì chúng rất cần
sự cộng tác của những người như anh ta, cũng như của những tên trí thức, giáo
sư, tiến sĩ, bác sĩ, học giả, học thật, học nhiều hóa dại, và cái đám xướng ca
vô loài, vô sỉ, vô ơn nói trên. Dĩ nhiên, tại VN, bố bảo võ sĩ này
cũng không dám mặc lại chiếc quần có thêu cờ VNCH, vả lại anh đã lên tột đỉnh
vinh quang tại Mỹ rồi, đâu cần khán giả và ủng hộ viên hải ngoại nữa !
Theo
SGGP online, mục Saigon Thể Thao, bài của Nhật Anh, ngày Chúa Nhật 31/8/2014,
đây là lần thứ 4 võ sĩ này trở về VN, có mặt tại Sài Gòn từ ngày 9 đến
16-8-2014, và sẽ có hai buổi gặp mặt người “hâm mộ” (lại “hâm mộ”!) tại
Crescent Mall, quận 7 TP.HCM vào chiều tối ngày 9 và 10-8. Trong ba ngày
từ 14 đến 16-8, “sẽ có những buổi biểu diễn, huấn luyện kỹ năng tự vệ cho
các HLV và người hâm mộ tại CLB Saigon Sport Club (quận 7, TP.HCM)”. Anh
ta còn tuyên bố: “Tôi về Việt Nam với mong muốn được tiếp thêm
sức mạnh về mặt tinh thần từ quê hương [NLGO: coi như sự ủng hộ tinh thần
và góp phần của đồng hương hải ngoại vào vinh quang của anh trước đây là vô
nghĩa. Vô ơn !] trước khi bước vào trận đấu quan trọng sắp tới với đối thủ
người Anh”.
Nỗi
thất vọng ê chề, và niềm đau cá nhân sâu kín khiến tôi không thể im lặng. Nhưng
biết nói gì đây, sau khi đã nói nhiều rồi, mà bọn họ vẫn mặt chai mày đá !? Tôi
bèn mở xem lại phim truyện Saving Private Ryan, 1998, do Steven Spielberg đạo
diễn và Robert Rodat viết lời. Để tìm một chút ủi an cho lòng và hy vọng một
cách mong manh rằng biết đâu gió từ sa mạc một ngày sẽ nổi lênthổi tiếng
thở than của tôi, và của nhiều đồng hương khác, lên mây trời, vượt biển khơi,
qua đồng bằng và đô thị, thấm vào lòng người phản trắc.
Bài
điểm phim này, tôi đã phổ biến tháng 5 năm ngoái, vào dịp lễ Memorial Day của
Mỹ. Cho nên, nếu đọc rồi, xin người hãy đọc lại, hoặc nếu không thích, xin
người cứ nhẹ nhàng bấm nút delete, và đừng nói gì, cho tôi tưởng rằng người
vẫn… đồng ý với tôi. Mong thay !
2. Chuyện
xảy ra trong đệ nhị thế chiến, tại Normandie, Pháp quốc, sau cuộc đổ bộ ngày
6/6/1944. Binh nhì Nhảy Dù James Ryan (Matt Damon) là con út trong gia đình 4 anh
em ruột đều là quân nhân. Trong một ngày, người mẹ nhận được 3 điện
tín báo tin 3 người con của bà đã tử trận cách nhau vài hôm, 2 ở
Pháp, 1 người bị quân Nhật bắn chết ở New Guinea. Bộ Quốc Phòng biết
tin, đã ra lệnh cho đại úy John Miller (Tom Hanks) thuộc Tiểu đoàn 2 Dù dẫn một
toán gồm 6 quân nhân và một thông dịch viên tiếng Pháp và Đức đi tìm cho bằng
được James Ryan, được ghi là mất tích (MIA) trên nước Pháp, để gửi về Mỹ, trả
cho bà mẹ. Cuộc tìm kiếm rất gian nan, nguy hiểm, vì không ai biết Ryan ở đâu
và toán Miller đã phải vài lần đụng độ với quân Đức, và hai toán viên bị bắn
sẻ chết.
Qua
nhiều tình tiết gây cấn, hồi hộp, kể cả việc tìm lầm một James Ryan khác, cuối
cùng thì Miller cũng gặp được James Ryan thật đang giữ một cây cầu cùng với một
tiểu đội Dù. Ryan rất đau buồn nghe tin 3 người anh đã tử trận, nhưng
từ chối trở về. Ngước nhìn những đồng đội của anh đang chống giữ cây cầu, anh
nói: “Về ? Không có nghĩa gì hết, không có nghĩa gì hết, thưa đại
úy. Tại sao… tại sao tôi lại đáng được rời mặt trận ? Tại sao không phải
bất cứ ai trong đám người kia ? Tất cả họ đều chiến đấu cũng gian khổ như
tôi… (It doesn't make any sense. It doesn’t make any sense, sir. Why...why
do I deserve to go? Why not any of these guys? They all fought just as hard as
me)”. Đại úy Miller hỏi lại: "Đó có phải là điều họ sẽ phải nói với
mẹ anh khi họ gửi đến cho bà một lá cờ Mỹ nữa, được xếp lại không ? (Is that
what they're supposed to tell your mother when they send her another folded
American flag ?) [NLGO chú thích: báo tin tử trận]”.
Ryan đáp ngay: “Xin
đại úy hãy nói với mẹ tôi rằng khi đại úy gặp tôi, tôi đã ở đây và tôi ở đây
với những người anh em duy nhất còn lại của tôi. Và rằng không có cách chỉ tôi
bỏ họ mà đi. Tôi nghĩ bà sẽ hiểu điều đó. Không có cách chi tôi bỏ cây cầu này (Tell
her that when you found me, I was here and I was here with the only brothers
that I have left. And that there was no way I was gonna desert them. I think
she'll understand that. There's no way I'm leaving this bridge)”..
Áp
lực địch trên cây cầu càng lúc càng mạnh. Toán Miller sáp nhập chiến đấu cùng
với toán Ryan, gây tổn thất nặng cho quân Đức, bảo vệ được cây cầu cho đến khi
máy bay đồng minh tới giải cứu. Thêm một người nữa trong toán Miller gục ngã,
tổng cộng 3 trong số 7 người. Và chính Miller, cuối cùng, cũng bị địch bắn
trọng thương.
Trước khi chết, Miller thều thào nói với Ryan đang cúi sát mặt
ông: "James... earn this. Earn it."(James... anh hãy xứng đáng
với điều này [NLGO ghi chú: sự hy sinh của ông và đồng đội]. Hãy xứng đáng
với nó).
Truyện
phim kết thúc, có hậu: Nhiều năm trôi qua, giờ đây, James Ryan, trở thành một
cựu chiến binh luống tuổi, cùng với gia đình, gồm đông đủ con cháu, một lần ghé
viếng Nghĩa Trang Lính Mỹ tại Normandie, ở Colleville-sur-mer. Đứng trước mộ
Miller, Ryan yêu cầu vợ mình hãy nói với ông và xác nhận rằng anh đã cố gắng
hết sức để sống một cuộc đời tốt, để trở thành một người tốt, và như vậy, anh
xứng đáng với sự hy sinh của Miller và những người khác, đúng như lời ông đã
dặn dò anh trên cây cầu, trước khi vĩnh viễn rời bỏ cuộc chiến. Rồi Ryan đứng
nghiêm, giơ tay chào mộ của đại úy Miller.
3. Những
“Việt kiều” hải ngoại bây giờ, những đồng hương của tôi, những người đã có
một thời là học sinh, là sinh viên đại học, là trí thức khoa bảng, là thương
gia, là công tư chức, là văn sĩ, thi sĩ, nhà báo, là ca nhạc sĩ, là võ sĩ, là
tài tử đóng phim… của quốc gia Miền Nam, và đã có một thời là thuyền nhân, là tỵ
nạn, đã nhận biết bao ơn nghĩa từ những chiến binh, tử sĩ, thương phế
binh VNCH, nay trở thành những Mỹ Giấy, Tây Giấy, Úc Giấy v.v..., công thành
danh toại, hay chưa, tôi xin phép được lặp lời của đại úy Miller trong phim
truyện: "Earn this... Earn it."Hãy xứng đáng với sự hy sinh cao
cả, phi thường của những anh hùng tử sĩ VNCH đã bảo vệ quê hương Miền Nam từ đầu cuộc
chiến cho đến giờ phút cuối. Cho dù quê hương hiện nay tức tưởi nằm trong
tay giặc CSVN. Cho dù tất cả chúng ta chưa làm trọn lời thề với Mẹ Việt Nam yêu dấu, vì
đã bại trận, qua lời than não nuột của thi sĩ Hà Huyền Chi trong bài thơ xin
lỗi chính mẹ mình:
Mẹ ơi con mẹ đã già
Giữ quê quê mất, giữ nhà nhà tan…
“Earn
this…Earn it” không có nghĩa phải thực hiện những việc phi thường, đội đá
vá trời, đem quân về diệt giặc thù CS chẳng hạn. Mà chỉ cần không có thái
độ trở cờ, bỏ cờ, không phản bội quê hương, chính nghĩa, đồng hương hải ngoại
đã nuôi dưỡng mình suốt bao nhiêu năm, và đồng bào khốn khổ trong nước đang
khắc khoải chờ đợi bình minh và ngày giải phóng khỏi gông cùm của lũ VC vô nhân
tính, vô tổ quốc, vô liêm sỉ. Chỉ cần không trở thành Việt Gian – ăn
cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, suốt đời hèn mạt, ngu muội. Như thế cũng đủ
trở thành người tốt, xứng đáng với niềm tin yêu và sự hy sinh của biết bao anh
hùng VNCH đã chết cho chúng ta được sống. Và gần gũi hơn, của những anh hùng
còn sống, nhưng thân ma dại, tôi muốn nói những thương phế binh VNCH, đang vất
vưởng kéo lê kiếp đời trong chế độ Việt Cộng độc tài, tàn ác, lưu manh, kẻ thù
muôn đời của Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.
Bài thơ cho Trung Tâm Thuý Nga
ReplyDeleteThuý Nga văn hoá bán buôn
Xưa kia tập tành, ca khúc lưu vong
Trải qua băm mấy năm ròng
Trung tâm lên tựa diều đang gặp thời
Diều ơi, cho nhắn mấy lời:
Trên cao, diều lượn cũng nhờ gió thôi
Ngày nào mây gió ngừng trôi
Cánh diều thiếu gió, ôi thôi miễn bàn
Một lời nhắn nhủ muộn màng
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Tỵ nạn, xin nhớ một lòng
Buôn dân thời dễ, bán dân sao đành?!?
Người ơi, xin để chút danh!
Hoàng Hạc