Đại
úy James Thạch và Thẩm phán Tối cao Pháp viện Sonia Sotomayor
Một
cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị
thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương
tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng
cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện.
Đó
là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ
và với đất nước đã cưu mang mình.
Ra
trường với bằng luật, nhưng James Thạch đã rời bỏ sự nghiệp mơ ước để tình
nguyện sang chiến trường Iraq
chiến đấu chống khủng bố sau vụ tấn công 911 kinh hoàng ở Hoa Kỳ.
Đại
úy Thạch là quân nhân gốc Việt đầu tiên làm cố vấn quân sự cho quân đội Iraq . Anh có 11
năm phục vụ trong quân ngũ Hoa Kỳ, từng lãnh Purple Heart, huy chương Tổng
Thống Mỹ tưởng thưởng cho chiến binh bị thương hay tử trận trong chiến đấu, và
huy chương Ngôi Sao Ðồng vinh danh các quân nhân chiến đấu anh dũng.
Với
hai lần bị thương nặng khi tác chiến ở Iraq, đại úy Thạch gánh chịu những chấn
thương trên khắp cơ thể từ não, mắt, cổ, lưng, chân, tới tâm lý và nhận thức,
với một mắt trái không còn nhìn thấy, tay chống gậy để di chuyển, và hàng chục
viên thuốc hỗ trợ hằng ngày để điều trị các chấn thương thể chất và tâm lý. Thế
nhưng nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần không làm anh quỵ ngã mà đã được anh vận
dụng để giúp xoa dịu nỗi đau của nhiều người khác. Anh tìm đến rất nhiều nơi,
dù là các quân y viện trên cả nước hay các căn cứ Mỹ ở nước ngoài, để động viên
tinh thần người lính. Anh còn quan tâm đến tình hình ở Việt Nam, tích cực vận
động cho nhân quyền và quyền của người thiểu số ở quê nhà và thậm chí còn lặn
lội về tận Việt Nam để giúp đỡ các thương phế binh thời Việt Nam Cộng hòa, trẻ
em mồ côi, và những người cô thế, kém may mắn.
Để
tìm hiểu động lực và các công việc thiện nguyện mà người thương binh trẻ đang
làm để đóng góp cho đời, mời quý vị cùng gặp gỡ đại úy James Văn Thạch trong
câu chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.
Trà
Mi: Dù anh đã thôi phục vụ quân đội vì các chấn thương nhưng không bao giờ
thôi làm việc hướng tới cộng đồng. Điều gì đã tạo nên sức mạnh cho một người
thương binh trẻ không bao giờ đầu hàng số phận?
James
Thạch: Dù quân đội Mỹ nói tôi không thể tiếp tục làm một sĩ quan bộ binh
nhưng tôi cảm thấy tôi còn có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho các cựu quân nhân
đồng đội và cho đất nước của mình. Cho nên, tôi quyết định nỗ lực giúp các cựu
quân nhân có ý định tự tử vì bị khủng hoảng tâm lý. Theo thống kê khảo sát từ năm
2012, trên nước Mỹ cứ 65 phút lại có một cựu chiến binh tự tử, nghĩa là mỗi
ngày có tới 22 trường hợp như thế. Với nền tảng xuất thân từ một trường luật,
một đại úy bộ binh, và với chứng chỉ sau khóa huấn luyện về ngăn chặn tự tử,
tôi tìm tới họ để chuyển tải thông điệp rằng chớ nên tự ti, mặc cảm, và xấu hổ
về những chấn thương họ gánh chịu, đừng để những nỗi đau đó nhận chìm bản thân
mình. Tôi động viên họ tìm kiếm một niềm đam mê mới, mà họ muốn vươn tới trong
trang sách kế tiếp của cuộc đời. Tôi nói với họ rằng sự khao khát được sống và
được cống hiến sẽ là một di sản họ để lại cho gia đình, làm cho người thân và
cộng đồng hãnh diện về mình. Trước đây, tôi muốn vào quân đội Mỹ vì quốc gia
này đã cưu mang gia đình tôi, và khi Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, tôi cảm thấy
đã đến lúc tôi phải đại diện gia đình biểu lộ lòng cảm kích vì những cơ hội mà
nước Mỹ đã mang tới cho chúng tôi.
Trà
Mi: Ngoài ra, anh cũng tham gia vào các hoạt động cổ súy cho nhân quyền ở
Việt Nam ,
đặc biệt chú trọng đến tình trạng người Thượng Tây Nguyên. Vì sao anh quan tâm
đến cộng đồng thiểu số ở bên kia bờ đại dương?
James
Thạch: Khi tôi trong trường luật, tôi học về luật nhân quyền và luật
quốc tế. Qua internet và qua các chuyến về thăm nhà, tôi luôn theo dõi tình
hình và chính trị Việt Nam .
Từ sự nghiên cứu của bản thân và các kiến thức về lịch sử trong ngành học chính
của tôi từ thời đại học, tôi tin rằng nếu chính phủ Hà Nội mang lại cơ hội về
giáo dục, việc làm, y tế, và thăng tiến cho các thành phần thiểu số ở Việt Nam
ngang bằng với thành phần chiếm đa số trong xã hội thì đây chính là những nguồn
lực rất quý giá. Họ có thể là những bác sĩ-kỹ sư đóng góp cho đất nước trong
tương lai.
Trà
Mi: Anh đã làm những gì để cổ võ cho quyền lợi của họ?
James
Thạch: Tôi tìm tới các tổ chức vận động Liên hiệp quốc về vấn đề nhân
quyền Việt Nam như Sáng hội người Thượng Tây Nguyên và Liên đoàn Khmer Krom, tư
cấn cho họ các phương pháp vận động để chính phủ Việt Nam hiểu rằng các thành
phần thiểu số là một phần của đại gia đình Việt Nam, họ đấu tranh đòi hỏi nhân
quyền chứ không có ý định ly khai đòi độc lập hay muốn lật đổ chính quyền.
Trà
Mi: Vì sao anh quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam ?
James
Thạch: Dù tôi là công dân Mỹ nhưng trong cơ thể tôi mang dòng máu Việt,
quê mẹ của tôi là Việt Nam ,
tôi luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho người dân Việt Nam . Tôi hy vọng trong tương lai,
người dân Việt Nam
sẽ có được các nhân quyền bình đẳng, một nền dân chủ cởi mở hơn, và có
nhiều cơ hội tốt hơn.
Trà
Mi: Anh nghĩ gì về sự đóng góp của người Việt hải ngoại trong vai trò nối
kết hai quốc gia cựu thù Việt-Mỹ và mối quan tâm của họ về vấn đề dân chủ-nhân
quyền Việt Nam ?
James
Thạch: Đây là vấn đề tế nhị vì trong thời chiến tranh Việt Nam, chính
quyền cộng sản đã gây ra rất nhiều tội ác với quân, dân miền Nam và đây là thực
tế lịch sử đã được ghi chép lại. Cho tới ngày nay nỗi đau này vẫn còn âm ỉ
trong cộng đồng người Việt chạy tị nạn cộng sản. Tôi cổ xúy các cách hỗ trợ
người dân Việt Nam tập trung vào giáo dục, y tế, hay các hoạt động xã hội giúp
đỡ người nghèo hơn là về Việt Nam làm thương mại hay tài trợ cho các tổ chức từ
thiện do nhà nước quản lý. Tôi tập trung vào các lĩnh vực mà người Việt hải
ngoại có thể giúp cho chính những người dân tại Việt Nam , chẳng hạn như trẻ mồ côi,
thương phế binh vv..v..Cộng đồng người Việt hải ngoại là những tiếng nói nói
thay cho những người dân trong nước khát khao dân chủ-nhân quyền nhưng không
thể cất tiếng. Chúng ta lên tiếng để những kẻ vi phạm nhân quyền biết rõ là họ
đang bị giám sát.
Trà
Mi: Anh có thể chia sẻ về những hoạt động và những dự tính kế tiếp trong
các kế hoạch từ thiện của anh hướng về Việt Nam ?
James
Thạch: Mục tiêu của tôi là đi thăm và tìm hiểu thêm về các thành phần
người thiểu số ở Việt Nam và vận dụng kiến thức của mình về luật để nói dùm họ,
viết lên dùm họ và kêu gọi thúc đẩy sự giáo dục, chăm sóc y tế, và cơ hội bình
đẳng hơn cho họ, thay vì chỉ quyên góp tài chính để giúp đỡ họ về mặt tài
chính. Sắp tới tôi dự định dịch ra Anh ngữ hồi ký viết tay của bà Ngô Đình Nhu,
cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa để quyên quỹ giúp các gia đình thương
phế binh Việt Nam Cộng hòa còn sót lại ở Việt Nam và trẻ mồ côi.
Trà
Mi: Từ những sự đóng góp cho xã hội và các hoạt động thiện nguyện bất chấp
bị tàn phế vì chiến tranh, anh muốn gửi thông điệp gì tới giới trẻ Việt Nam ?
James
Thạch: Tôi khuyến khích họ làm quen và vận dụng internet để mở rộng kiến
thức hiểu biết về tình hình xã hội và thế giới và dùng những kiến thức đó để
lên tiếng vì một tương lai tươi sáng hơn cho chính bản thân, gia đình, xã hội,
và đất nước của mình. Sự thay đổi nào cũng cần có thời gian và thế hệ trẻ là
động lực làm nên những thay đổi. Người trẻ là tương lai của đất nước, nên các
bạn hãy mạnh dạn và kiên trì, nhưng chớ có hy sinh lý tưởng cốt lõi của mình.
Trà
Mi: Chân thành cảm ơn đại úy James Thạch đã dành thời gian cho cuộc trao
đổi này.
Trà
Mi-VOA
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.