Gần hai tuần lễ sau
khi Tổng Thống Obama công bố mở rộng chiến dịch quân sự đánh lực lượng chiến
binh Nhà Nước Hồi Giáo IS, đêm Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014, cuộc không kích
của liên minh quốc tế chống ISIL đã chính thức bắt đầu nhắm vào
những mục tiêu trong lãnh thổ Syria.
Tổng Thống Obama phát
biểu hôm Thứ Ba tại sân cỏ phía Nam Tòa Bạch Ốc, nói về chiến dịch không kích
đánh ISIL ở Syria, trước khi lên đường đi dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.
Mỹ không đánh một
mình
Sáng Thứ Ba, Tổng Thống
Obama tuyên bố tại tòa Bạch Ốc, trước khi đi New York dự kỳ họp thường niên Ðại
Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc: “Cuộc tấn công vào ISIL ở Syria đêm qua minh định trước
thế giới rằng Hoa Kỳ không chiến đấu đơn độc. Hoa Kỳ hành động trong khuôn khổ
một liên minh quốc tế rộng lớn và đó chính là việc chúng tôi đã làm.”
Sự có mặt của các
nhiều nước Trung Ðông trong liên minh chống ISIL là một thành tựu ngoại giao
đáng kể của Hoa Kỳ. Tại hội nghị quốc tế ở Paris tuần trước, khoảng 50 nước đã
đồng ý tham gia liên minh chống khủng bố, tuy nhiên mới chỉ trên nguyên tắc,
chưa biết sự cam kết và đóng góp cụ thể như thế nào.
Hoa Kỳ không muốn
liên minh là của Tây Phương chống Hồi Giáo nên rất cần sự tham gia của các quốc
gia Á Rập. Sự chờ đợi để có quyết định của các nước này khiến cho trong tuần đầu
tiên, chiến dịch chống ISIL mới chỉ là sự tiếp tục gia tăng một số ít phi vụ
oanh kich yểm trợ cho quân đội Iraq và lực lượng Pershmerga của dân Kurd. Giới
hạn mức can thiệp quân sự, không đưa bộ binh vào trận chiến cũng khiến tới Hoa
Kỳ muốn các nước Á Rập góp phần bằng quân đội với vai trò huấn luyện và cố vấn
hoặc cung cấp tài chính. Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Dempsey chủ
trương can thiệp mau lẹ và hữu hiệu hơn nhưng cũng đồng ý với Tổng Thống Obama
về sự chờ đợi các quốc gia Á Rập.
Saudi Arabia, và
Qatar đã cam kết ủng hộ chiến dịch chống ISIL nhưng chưa dứt khoát bày tỏ thái
độ. Ðây là yếu tố phức tạp mang tính cách tôn giáo, hai nước đều là Hồi Giáo
Sunni, không muốn công khai chống người cùng giáo phái, dù cho tổ chức khủng bố
ISIL là một mối đe dọa nguy hiểm về an ninh cho họ. Chính sách đối ngoại của Tổng
Thống Obama từ trước đến nay được minh xác là tránh hành động đơn phương thiếu
sự hợp tác của các nước khác, cho nên cần phải vận động tập hợp đủ đồng minh rồi
mới khởi đầu chiến dịch.
Ba đợt oanh kích
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ
cho biết máy bay của 5 quốc gia Á Rập-Bahrain, Saudi Arabia, UAE, Jordan và
Qatar - gia nhập chiến dịch này. Tuy nhiên chưa có thông tin chi tiết để xác định
là máy bay của những nước nào có mặt trong cuộc không kích đầu tiên đêm Thứ
Hai.
Những mục tiêu trong
cuộc không kích đầu tiên này phần lớn tại thành phố Raqqa miền Bắc Syria, “thủ
đô” của Nhà Nước Hồi Giáo - và vùng phụ cận, nơi dược coi là căn cứ chính của
ISIL, bao gồm bộ chỉ huy, trại huấn luyện, trung tâm liên lạc, kho vũ khí, quân
dụng và các đơn vị chiến binh Hồi Giáo.
Bắt đầu từ trước nửa
đêm (giờ địa phương), cuộc không kích kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ và theo Bộ Quốc
Phòng Hoa Kỳ cho biết đây là một trận oanh tạc mạnh mẽ gồm 3 đợt tấn công. Khởi
đầu, hai chiến hạm Mỹ USS Arleigh Burke và USS Philippines Sea từ hải phận quốc
tế ở Hồng Hải và phía Bắc vịnh Persic phóng đi 47 hỏa tiễn bình phi Tomahawk.
Tiếp theo là 200 phi vụ oanh kích của máy bay Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục
Chiến, bao gồm cả máy bay chiến đấu và máy bay không người lái.
Lần đầu tiên máy bay
chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Không Quân được sử dụng ở chiến trường. Máy
bay chiến đấu FA-18 Super Hornet của Hải Quân cất cánh từ hàng không mẫu hạm
cũng tham gia cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu đã định trước. Máy bay chiến
đấu điện tử EA-18 Growler không xuất trận, chứng tỏ không có hoạt động của hỏa
tiễn phòng không trên đất Syria.
Ðợt tấn công thứ ba
bằng hỏa tiễn bình phi cũng như bằng máy bay nhắm vào thành phố Aleppo, căn cứ
của “Khorasan,” phân bộ al-Qaeda trước kia chưa từng được nói tới, nhưng giới
tình báo đã biết từ lâu và gần đây có dấu hiệu nhóm này đang tổ chức một cuộc nổ
bom khủng bố máy bay hàng không dân sự.
Cơ sở pháp lý của
chiến dịch quân sự
Hoa Kỳ nói rằng Nghị
Quyết 2170 của Liên Hiệp Quốc được thông qua hôm 15 tháng 8, đòi hỏi sự giải giới
ISIL, là cơ sở pháp lý cho cuộc oanh kích bàng không lực của liên minh.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
xác nhận là không xin phép hoặc hợp tác với Syria nhưng có thông báo trước.
Chính quyền của Tổng Thống Bashar al-Assad coi ISIL là kẻ thù chính và đáng ngại
nhất trong các thành phần nổi dậy nên đã tỏ ra kiềm chế trong phản ứng đối với
cuộc tấn công quân sự trên lãnh thổ mình. Một bản thông cáo do bộ ngoại giao
Syria đưa ra nói rằng Syria “ủng hộ mọi hành động quốc tế chống khủng bố, bao gồm
ISIL.”
Tòa Bạch Ốc lập luận
là không cần phải được phép mới để tiến hành cuộc oanh kích, vì sử dụng quyền
đã được trao phó trong việc chống khủng bố al-Qaeda. Nhưng một số nhà Lập Pháp
cho ràng Quốc Hội chứ không phải tổng thống được quyền khai chiến. Tuy nhiên hầu
hết Dân Biểu Hạ Viện đã rời khỏi thủ đô để về địa phương vận động tranh cử và
nhiều người đã từng thúc giục Hành Pháp có hành động sớm hơn cảm thấy mình
tránh được việc phải biểu quyết một vấn đề gây nhiều tranh luận chỉ ít tuần trước
khi cử tri bỏ phiếu.
Các nước tham gia và
không tham gia hành động quân sự
Bahrain, Jordan, UAE
(Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Á Rập) xác nhận rằng máy bay phản lực chiến đấu
của họ tham gia trong cuộc oanh kích đầu tiên, còn Qatar đảm nhận vai trò yểm
trợ.
Saudi Arabia, quốc
gia lớn và có ảnh hưởng nhất ở vùng Vịnh đã từng tham gia những cuộc chiến trước
kia cùng quân lực Hoa Kỳ. Saudi Arabia có 305 máy bay chiến đấu, chủ lực là hai
phi đoàn máy bay tiêm kích F-15 Eagles của Mỹ và ba phi đoàn tác chiến với máy
bay Tornados của Anh. Tuy nhiên điều tế nhị ở chỗ là một nước Hồi Giáo Sunni,
Saudi Arabia tránh không công khai nói về việc cho máy bay tham gia đánh ISIL.
UAE có 201 máy bay
chiến đấu với 3 phi đoàn máy bay Mỹ F-16 và 3 phi đoàn máy bay Pháp Mirage. Năm
2011, UAE đã cho máy bay tham gia đánh Libya cùng với Anh và Pháp.
Jordan là một lực lượng
không quân tương đối yếu với 85 máy bay chiến đấu. Nhưng Quốc Vương Abdullah là
chính quyền Á Rập duy nhất công khai xác nhận có máy bay tham dự cuộc oanh kích
cùng với Hoa Kỳ. Việc này không lạ vì Jordan là nước bị đe dọa nặng nề bởi
ISIL.
Bahrain với 39 máy
bay chiến đấu là không lực yếu nhất ở Trung Ðông, chỉ có một phi đội F-5 lỗi thời,
không có khả năng tấn công các mục tiêu tại Syria chỉ có thể giới hạn nhiệm vụ
vào việc cho Hoa Kỳ sử dụng không phận và căn cứ hải quân nơi đặt bộ Tư Lệnh Hạm
Ðội 5 Hoa Kỳ.
Qatar là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Trung Tâm Quân Lực Hoa Kỳ, chỉ có 12 máy bay chiến đấu Mirage của Pháp và 6 máy bay huấn luyện. Qatar không có khả năng thi hành phi vụ oanh kích ở Syria, chỉ có thề phụ trách vai trò yểm trợ.
Qatar là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Trung Tâm Quân Lực Hoa Kỳ, chỉ có 12 máy bay chiến đấu Mirage của Pháp và 6 máy bay huấn luyện. Qatar không có khả năng thi hành phi vụ oanh kích ở Syria, chỉ có thề phụ trách vai trò yểm trợ.
Thổ Nhĩ Kỳ là một
thành viên NATO và là nước chịu nhiều khó khăn vì cuộc nội chiến Syria, nhưng
cho đến nay chưa gia nhập chiến dịch không quân cùng Hoa Kỳ, một phần có thể vì
còn tới 49 con tin bị ISIL bắt giữ nên né tránh không muốn công khai đối đầu.
Ai Cập chưa công
khai xác định hành động cương quyết vì những khó khăn chính trị nội bộ.
Iran có ảnh hưởng lớn
tại Syria và là quốc gia Hồi Giáo Shiite mạnh mẽ chống ISIL. Nhưng do mối quan
hệ căng thẳng từ lâu với Hoa Kỳ, sự hợp tác trong hành động quân sự là chuyện
khó khăn phức tạp.
Pháp đã cho máy bay
oanh kích ISIL ở Iraq từ tuần trước nhưng Ngoại Trưởng Laurent Fabius nói rằng
không có kế hoạch mở rộng hoạt động sang Syria. Thủ Tướng Anh David Cameron nếu
muốn gia nhập liên minh quân sự chống ISIL cần được sự chấp thuận của Quốc Hội.
Trong khi đó Australia đã đưa máy bay chiến đấu tới Trung Ðông.
Chiến dịch không
quân sẽ còn lâu dài
Bà Natasha
Underhill, chuyên gia phản tình báo của đại học Nottingham Trent University,
cho rằng cuộc oanh tạc ISIL ở Syria là quá chậm vì nhóm Hồi Giáo cực đoan này
đã xây dựng cơ sở vững vàng ở Iraq và Syria từ hàng năm trước. Như vậy cần phải
thời gian và nỗ lực nhiều nữa mới có kết quả.
Một cựu giới chức
CIA khác cũng cho rằng cuộc oanh kích này mới là bước đầu chưa phải là đòn quyết
định dù ISIL có thể bị tổn thất nặng.
ISIL chưa đưa ra phản
ứng gì về cuộc không tập trong khi Free Syrian Army, lực lượng nổi dậy thân Tây
phương ở Syria, nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm vì đã chờ đợi hành động của Hoa Kỳ
từ quá lâu.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.