Lần đầu tiên, cuộc cải cách
ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy
tai tiếng.
Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái
gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn
đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về
chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
Chính
sách cải cách ruộng đất được đảng Cộng sản tung ra vào năm 1946, tức một năm sau
khi giành được chính quyền và cũng là năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống
Pháp, lúc đảng Cộng sản chỉ chiếm các vùng nông thôn và rừng núi. Giai đoạn
đầu, Cộng sản chỉ tịch thu đất đai của Pháp và một số người bị coi là tay sai
của Pháp để cấp cho nông dân nghèo. Giai đoạn sau, từ 1950-1953, họ cắt giảm
địa tô, bãi bỏ tiền thuê ruộng và đánh thuế nặng các địa chủ. Giai đoạn thứ ba,
từ năm 1954 đến 1957, mới thực sự là cải cách ruộng đất theo đường lối của Mao
Trạch Đông.
Nội
dung chính của cải cách ruộng đất giai đoạn thứ ba này không phải chỉ là tịch
thu ruộng đất của địa chủ để cấp cho nông dân hay giảm tô, giảm tức như giai
đoạn trước. Cuộc cải cách ruộng đất lần này còn nhắm đến mục tiêu tiêu diệt
những thành phần họ cho là địa chủ, cường hào ác bá, những kẻ vừa theo giặc
(Pháp) vừa bóc lột dân nghèo. Hình thức chính của cuộc cải cách là đấu tố và
sau đó, xử tội hoặc tù giam hoặc tử hình.
Ở
đây, có mấy điều đáng nói.
Thứ
nhất, dưới sức ép của các đoàn cố vấn Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam quy định
một cách máy móc số lượng địa chủ chiếm 5,68% dân số ở nông thôn. Bởi vậy, ở
nhiều địa phương nghèo khổ, những gia đình có một hai con heo (lợn) và một
khoảnh ruộng nho nhỏ đã bị liệt vào thành phần địa chủ hay phú nông.
Thứ
hai, trong việc xét xử, người ta không dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn mở
rộng sang lãnh vực chính trị: Nếu những người gọi là địa chủ hay phú nông ấy có
chút quan hệ với chính quyền Pháp lúc bấy giờ, họ bị vu tội phản quốc hay phản
động bên cạnh tội bóc lột. Để luận tội, người ta không cần điều tra; người ta
chỉ xúi giục những người được xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch
tội. Dựa trên các lời hạch tội và tố cáo ấy, người ta sẽ xử tội tội nhân.
Thứ
ba, hình thức xử tội rất dã man: Có nơi xử bắn, có nơi chôn sống hoặc bắt nhịn
đói nhịn khát đến chết.
Bàn
về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, lâu nay, người ta chỉ tập trung vào tội
ác của đảng Cộng sản trong việc giết oan nhiều người dân vô tội. Nạn nhân tiêu
biểu nhất, được nhiều người nhắc đến nhất là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát
Hanh Long ở Hà Nội. Bà giàu, ừ, rất giàu. Nhưng bà lại là người ủng hộ đảng
Cộng sản và Việt Minh một cách nhiệt tình và tích cực. Ngay sau Cách mạng tháng
Tám, vì thiếu ngân sách, đảng Cộng sản tung ra chiến dịch “Tuần lễ vàng” và kêu
gọi dân chúng tham gia, riêng bà Năm tặng đến mấy trăm lượng, chưa kể nhà cửa
và thực phẩm. Bà cũng giúp đỡ rất nhiều cán bộ lãnh đạo của cộng sản. Cả Trường
Chinh, Phạm Đồng và Lê Đức Thọ đều được bà xem như con nuôi. Ngoài ra, bà có
người con ruột tham gia Việt Minh, vào bộ đội, và lên đến chức trung đoàn
trưởng. Vậy mà bà vẫn bị giết. Chỉ vì những lời tố cáo vẩn vơ đâu đó.
Bên
cạnh sự độc ác, đảng Cộng sản còn mắc một lỗi khác: quá lệ thuộc vào Trung
Cộng. Thời ấy, các đoàn cố vấn của Trung Cộng tấp nập sang Việt Nam (miền Bắc)
để huấn luyện cán bộ Việt Nam, thậm chí, để chỉ đạo giới lãnh đạo Việt Nam. Tỉ
lệ hơn 5% dân số ở nông thôn là địa chủ là do các cố vấn Trung Cộng đặt ra.
Nhiều người còn tiết lộ, trong vụ xử tội bà Nguyễn Thị Năm, giới lãnh đạo miền
Bắc, kể cả Hồ Chí Minh, đều biết các lời tố cáo là sai, nhưng dưới sức ép của
các cố vấn Trung Cộng, họ vẫn nhắm mắt để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm chết một
cách thảm khốc và oan ức.
Theo
tôi, ngoài hai vấn đề độc ác và lệ thuộc Trung Cộng nêu trên, có một khía cạnh
khác quan trọng không kém trong các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền
Bắc: Nó phá nát đạo lý truyền thống Việt Nam, trước, trong quan hệ làng xã,
sau, ngay trong phạm vi gia đình.
Tất
cả các nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống Việt Nam
đều nhận định giống nhau: làng xã là một đơn vị đặc biệt mang dấu ấn rất Việt Nam . Trong
làng, dĩ nhiên có người giàu và người nghèo, vẫn có bóc lột và áp bức, nhưng dù
vậy, quan hệ giữa người với người, nói chung vẫn tốt đẹp. Họ đoàn kết với nhau
trong việc bảo vệ quyền lợi của làng cũng như trong việc duy trì những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của làng. Chính vì vậy, rất ít người muốn đi xa khỏi
làng. Người ta quyến luyến làng và tự hào về làng. Trong cuộc cải cách ruộng
đất, tất cả những quan hệ và tình tự ấy đều bị phá vỡ. Những người dân nghèo
được các cán bộ xúi đứng ra tố cáo những người giàu có. Có khi là tố cáo những
tội thật. Nhưng phần lớn, căn cứ trên con số trên dưới 80% xử oan, chỉ là những
lời bịa đặt do các cán bộ từ trên xuống mớm vào miệng họ. Qua các cuộc tố cáo
và hành quyết dã man ấy, mọi người trở thành kẻ thù của nhau. Không ai còn tin
tưởng ai nữa. Nhà có con gà chết dịch, muốn làm thịt ăn, người ta cũng phải ăn
giấu ăn giếm, lông phải chôn thật kỹ, để khỏi bị tố cáo là địa chủ hay phú nông.
Không
những phá vỡ quan hệ trong làng, các cuộc vận động cải cách ruộng đất còn phá
vỡ quan hệ trong gia đình với cảnh con tố cha, vợ tố chồng. Ngày xưa, dưới chế
độ phong kiến, để bảo vệ truyền thống đạo lý trong gia đình, vua chúa thường ra
lệnh cấm không cho cảnh vợ tố chồng hay con cái tố cáo cha mẹ. Ở miền Bắc,
ngược lại, ngay sau khi vừa nắm chính quyền, đảng Cộng sản đã xúi giục những
người thân nhất trong gia đình tố cáo nhau. Cuối cùng, không ai còn tin tưởng
ai nữa.
Theo
tôi, một công trình nghiên cứu nghiêm túc về các di sản của cuộc cải cách ruộng
đất ở miền Bắc trong mấy năm, từ 1954 đến 1957, là điều rất cần thiết. Cho đến
nay, chúng ta vẫn chưa biết tổng số các nạn nhân bị giết chết cũng như tổng số
những người bị bắt bỏ tù và tịch thu tài sản. Chúng ta cũng chưa biết thật rõ
những tác hại tinh thần của nó trong đời sống xã hội cũng như trong quan hệ
giữa người và người.
Còn
có rất nhiều điều chúng ta chưa biết.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Sep
12, 2014
Chưa
rõ cái "dân chủ" cái "giá trị to lớn" của CCRĐ ở đâu, người
ta chỉ biết rằng đó là một cuộc cướp bóc trắng trợn và được cả xã hội tiến hành
dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Hậu quả của nó là hàng trăm ngàn
con ...
May
25, 2011
Ngay
từ năm 1949, Việt Minh (VM) cộng sản đã phát động CCRĐ, nhưng việc nầy chỉ tiến
hành mạnh mẽ từ năm 1950 trở đi. Vào năm nầy, Hồ Chí Minh qua Liên Xô xin viện
trợ. Stalin thúc bách Hồ Chí Minh thực hiện ngay ...
Sep
09, 2014
Trong
hồi ký Mặt thật, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà báo Thành Tín (Bùi
Tín) đã kể rằng theo lập luận của đội CCRĐ thì "Việc con mụ Năm đã làm chỉ
là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách ...
Sep
09, 2014
Vào
thời đại “số” khi mà một em học sinh cấp 1 cũng có thể dùng công cụ Google để
truy tìm, gõ vào cụm từ “CCRĐ” nhấp chuột một cái thì vô số hình ảnh liên quan
đến CCRĐ hiện ra để tha hồ mà tìm hiểu hay sử dụng thì ...
14
hours ago
Tôi
đã chẳng ngạc nhiên khi đọc trong bài báo những lời ca ngợi thành quả của CCRĐ.
Tôi hiểu tác giả có lẽ phải có phần bênh vực sau khi đã thẳng thắn nhắc đến nỗi
đau của nạn nhân. Tôi đã tin dụng ý của tác giả là ...
Sep
10, 2014
Chỉ
cần liếc qua một vài hình ảnh với lời thuyết minh qua cuộc Triển lãm CCRĐ do
đảng CS vừa bày ra sáng ngày 8 tháng 9, 2014, tại Văn phòng Chính Phủ, Văn
Phòng Quốc Hội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn ...
Jan
22, 2014
Mùa
hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện
CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện
CCRĐ… “ Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và ...
May
22, 2014
Cũng
từ năm 1949 Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN ra sức bắt bớ tàn sát đảng viên Việt
Nam Quốc Dân Đảng, dành lấy sự độc tài cho đảng CSVN thi hành cuộc đấu tranh
giai cấp tàn bạo nhất trong lịch sử VN (CCRĐ) với ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.