'Tôi
cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là phần cho điểm của một khách mời
tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ
đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu dễ sống hơn?".
Từ
Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được hỏi ở đâu dễ sống hơn, dễ làm ăn và dễ thở hơn
giữa hai đô thị này, Tiến sĩ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài
chính, nhận xét với BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến
trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.
"Thực
tình mà nói về văn hóa hay về bất cứ điều gì khác của hai thành phố này, tôi
thấy nó rất là xấu xí, từ vấn đề kiến trúc, cho tới vấn đề con người, cho đến
vấn đề hạ tầng cơ sở.
"Nghĩa
là môi trường sống có thể nói rất là tệ hại," người cho điểm khá thấp cả
Hà Nội và Sài Gòn trên thang điểm từ một tới mười nói.
"Một
trong những nơi tệ hại so sánh như những quốc gia mà tôi đã từng đi qua, mà tệ
nhất là Nigeria hay là Bangladesh, còn tất cả những nơi khác đều có môi trường
sống tốt hơn là Sài Gòn và Hà Nội."
Tuy
nhiên, khi đưa ra nhận định chung và so sánh hai thành phố, trước tiên, Tiến sĩ
Alan Phan nói:
"Hiện
nay Sài Gòn tương đối cởi mở hơn, có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Tuy nhiên, Hà Nội
là thành phố rất năng động và đang cố gắng bắt kịp Sài Gòn, nhất là họ (Hà Nội)
đang được dành cho những ưu đãi rất tốt.
"Xây
dựng hạ tầng cơ sở, họ đã đầu tư rất nhiều. Tôi nghĩ trong vòng 10 năm nữa thì
Hà Nội có thể bắt kịp Sài Gòn về môi trường sống."
Bản
sắc
Khi
nói về phương diện giữ gìn, phát huy 'bản sắc' cũng như về môi trường sống mà
cả hai thành phố đang chịu sự cạnh tranh với một số thành phố, đô thị khác ở
Việt Nam ,
blogger này nhận xét:
"Khi
tôi, nói về văn hóa, tôi vẫn thích thành phố Huế, hay là thành phố Hội An hơn
là Sài Gòn với Hà Nội.
"Về
môi trường sống, tôi nghĩ thành phố Đà Nẵng tương đối được hơn, đây là so giữa
Việt Nam
với nhau.
"Hay
là về sống trong một cộng đồng, thì những nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long là những
nơi khá là hấp dẫn. Và nói thêm nữa là những thành phố trên vùng Tây Nguyên, là
những thành phố mà tôi rất thích.
"Bởi
vì nó gần với thiên nhiên rất nhiều, dù rằng việc phá rừng gần như đã làm suy
kiệt vấn đề này."
So
sánh về 'bản sắc' giữa Sài Gòn và Hà Nội, ông Alan Phan nói thêm:
"Vấn
đề mỗi bản sắc, phải có một bản sắc riêng, đây là so sánh giữa Sài Gòn và Hà
Nội. Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau."
Đồng
hóa?
Sài
Gòn ngày càng bị 'đồng hóa' bởi Hà Nội, theo TS. Alan Phan.
Và
blogger này đưa ra lời giải thích:
"Bởi
vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là
đã có một sự thay đổi lớn về văn hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói
văn hóa Sài Gòn bị biến đổi hàng ngày, hàng giờ.
"Và
cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10 năm nữa, có lẽ không phân biệt được
giữa Sài Gòn với Hà Nội. Sài Gòn lúc nào cũng ảnh hưởng Âu - Mỹ nhiều. Hà Nội
rất ảnh hưởng từ Trung Cộng, nhưng hai cái đấy đang trở thành một hỗn hợp."
Hôm
thứ Năm, một khách mời khác của tọa đàm trực tuyến, nhà báo Phạm Tường Vân cho
điểm Hà Nội 7/10 và Sài Gòn 8/10.
Bình
luận với BBC về một bài báo gần đây trên tờ Bloomberg vốn gợi ý rằng Sài Gòn
vượt xa Hà Nội trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, du lịch tới môi trường
sống v.v..., nhà báo Tường Vân nói:
"Bài
báo đó thích hợp với những người nước ngoài muốn dành thời gian khoảng 5 tới 10
phút để biết về một đất nước mà không phải trong mối quan tâm thường xuyên.
"Tôi
nghĩ đó là concept (quan niệm) của tờ Bloomberg. Còn dưới góc độc của người
trong cuộc thì tôi nghĩ có một cái nhìn rất là khác..."
Thiếu
cân bằng
Về
sự khác biệt của Hà Nội với Sài Gòn, cũng như căn nguyên của nó, nhà báo nữ nêu
quan điểm:
"Ở
một đất nước tưởng vậy mà không phải vậy thì sự khác biệt rất là dài về văn
hóa. Một cuộc giao thoa văn hóa giữa đông và tây, một lộ trình lịch sử có nhiều
biến động, chiến tranh, tác động của chính sách quản lý những cuộc di dân...
"Hà
Nội sau năm 1954 và Sài Gòn sau năm 1975... có một sự khác biệt rất lớn, trước
và sau giai đoạn lịch sử này."
"Trong
cái nhìn của tôi, tôi thấy Hà Nội có một cái gì đó giống nước Pháp, còn Sài Gòn
giống với nước Mỹ. Nhưng Hà Nội sau năm 1954, có một sự thay đổi về xã hội, văn
hóa.
"Tôi
nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân
bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự
phản biện, loại trừ.
"Và
bản thân mỗi thành tố khi sinh ra nó đã chứa đựng một sự cực đoan nhất định. Và
điều đó làm cho bản thân thành tố đó phải đối diện với một sự cực đoan mới,
khởi sinh sau nó, giống như một phản ứng cân bằng."
"Nhưng
mà cái sinh sau nó cũng bị quá, nó cũng cực đoan, cho nên nó cũng cần có những
mảng đối lập mới khác với nó, cho nên luôn tôi thấy Hà Nội là một sự thiếu cân
bằng, nhưng nó cũng thú vị, sự thiếu cân bằng đó cũng thú vị."
Cái
nhìn thoáng hơn
Một
lễ kéo quốc kỳ của binh sĩ Việt Nam
trước lăng cố Chủ tịch VN.
Cho
điểm Sài Gòn 8/10 và Hà Nội 6/10 là doanh nhân Nam Phạm, khách mời tham gia
chương trình từ Boston , Massachusetts , Hoa Kỳ.
Khi
được hỏi thành phố nào có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam sau hàng thập niên chấm dứt chiến tranh, kể
từ diễn biến 30/4/21975, ông Nam
nói:
"Con
người Sài Gòn cởi mở, có những cái nhìn thoáng hơn con người Hà Nội. Vì vậy Sài
Gòn từ xưa đến giờ vẫn là động cơ chính để thúc đẩy đất nước Việt Nam mình từ Bắc chí Nam đi lên.
"Hà
Nội với những sự cực đoan như là nhà báo Tường Vân nói, với quyền lực chính trị
nhiều hơn Sài Gòn rất là nhiều.
"Nhưng
nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được
những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào
cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.
"Và
Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn, nếu như con người Hà Nội vẫn giữ,
vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ
thế mà đi."
Cơ
hội cho người trẻ
Từ
Sài Gòn, một nhà báo tự do đang làm cố vấn quảng cáo cho một công ty, người cho
Hà Nội 6/10 điểm và Sài Gòn 9/10 điểm, so sánh hai thành phố từ góc độ cơ hội
phát triển cho thanh niên.
Nhà
báo Hoài Nam
nói với BBC:
"Bản
thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất
thờ ơ với chính trị... Con người Sài Gòn đơn giản và khoáng đạt, con người Sài
Gòn muôn mặt và đa dạng.
"Vì
thế cơ hội đến với những người trẻ như chúng tôi ngay tại đất Sài Gòn rất là
cao. Nếu như bạn giỏi, bạn có cơ hội để tồn tại và điều đó là lý do tôi thích ở
Sài Gòn."
Một
tuyến đường mới bắc qua sông Sài Gòn với vốn đầu tư của nước ngoài.
Từ
Hà Nội, kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn trước hết bình luận về ý kiến của các vị
khách mời khác.
Anh
Tuấn nói với BBC:
"Trước
hết tôi đồng ý với ý kiến của anh Nam Phạm đó là nếu như người Hà Nội cứ tiếp
tục khư khư giữ chặt cái lối của mình mà cứ thế mà đi, thì quả thật chắc chắn
là Hà Nội sẽ không bao giờ bắt kịp Sài Gòn...
"Chị
Hoài Nam có nói ở Sài Gòn mọi người sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cởi mở hơn,
nhất là trong giới trẻ, thanh niên, bởi vì người Sài Gòn chỉ làm những gì mà họ
muốn và họ ít quan tâm chính trị."
Mùi
của chính trị
Theo
kiến trúc sư trẻ này, có một sự khác biệt rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn, với
một bên 'thiên về 'chính trị' còn bên kia thiên về 'thú vui, vô tư' nhiều hơn.
Anh
Tuấn nói với BBC: "Cũng phải nói luôn là ở Hà Nội, đấy chính là điều khác.
"Đấy
là cái mật độ và tỷ lệ những người quan tâm đến chính trị và có một thái độ
giống như chị Tường Vân có nói, đó là sự cực đoan về chính trị theo mặt này hay
mặt khác thì nhiều hơn ở Sài Gòn, theo quan sát của tôi.
"Sự
khác biệt đó có thể nói lên là giữa một bên chúng ta để ý đến những cái diễn ra
hàng ngày về mặt chính trị, và một bên là chúng ta để ý đến những cái chỉ thuần
túy là cho niềm vui cho cuộc sống của mình, thì nó làm nên sự khác biệt giữa Hà
Nội và Sài Gòn.
"Nếu
như chỉ để tìm một niềm vui hàng ngày trong cuộc sống, thì tôi, bản thân tôi là
người sống ở Hà Nội, tôi cũng rất thích sống ở Sài Gòn, tôi cũng chọn Sài Gòn.
"Nhưng
để phục vụ cho những mong muốn khác của bản thân, đúng như chị Tường Vân có
nói, đó là về mục đích, hay như chị Nam có nói là trong cơ quan nhà nước, hay
vị trí chính trị, thì không hẳn, nhưng để có thể quan sát những hoạt động về
mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm
thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn.
"Và
nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn
ở Hà Nội," kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, người cho Sài Gòn 8 điểm và Hà
Nội 6 điểm, nói với cuộc tọa đảm của BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.