Hoạt
động mua bán diễn ra sôi động mỗi buổi sáng tại chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng
Sơn) - nơi được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc.
Chợ
Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng
na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập
trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua
thị trấn Chi Lăng.
Từ
sáng sớm tới trưa, những chiếc xe ba gác chất đầy na từ Quốc lộ 1A liên tục rẽ
vào chợ.
Người
bán na tại chợ Đồng Bành hầu hết là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai
thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng
20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000
đồng.
Chị
Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị được ít quả
hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.
Na
Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Người dân
cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng trồng mở rộng nên
sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.
Quả
na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được gọi là na
đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg, dù vị ngon không
khác biệt nhiều so với những quả na khác.
Để
hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này đang là mùa
mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả. Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở
thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho
đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.
Việc
gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh
Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối mòn dọc theo dốc đá
dựng đứng. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để
mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức
thuộc từng hốc đá trên lối mòn.
Na
tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ
từng người bán rồi mang về trung tâm buôn na đóng thùng chuyển đi.
Bà
Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để
chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà. "Na Đồng Bành nổi tiếng
thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về
bán", bác Nhị cho biết.
Na
Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn thận, rồi
được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc. Quả na sau khi hái
chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh
quá xa.
Phút
nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng
mệt nhoài với na. Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ
quả mang xuống chợ bán. "Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn
vui", anh Hải chia sẻ.
Quý
Đoàn
Ròng rọc chuyển na "xuống núi"
Chục
năm trở lại đây cây na đã trở thành loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo của
người dân vùng Chi lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn). Cây này đặc biệt phù hợp với thổ
nhưỡng vùng này nhất là trên những dãy núi đá vôi cho năng suất cao. Người nông
dân đã sáng tạo chuyển na xuống núi bằng ròng rọc.
Cây
na không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều, nhưng vì đặc điểm những vườn na ở đây nằm
trên các vách núi cao nên vất vả nhất là khâu thu hoạch. Trước đây người dân
phải gánh từng gánh na nặng chừng 40kg xuống hàng cây số đường núi lởm chởm vô
cùng vất vả. Ba năm trở lại đây, nhờ sáng kiến dùng ròng rọc người dân đã tiết
kiệm được rất nhiều công sức, năng suất thu hoạch cũng tăng gấp nhiều lần.
Anh
Linh Văn Chít, người trồng na ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn nói:
"Từ khi dùng ròng rọc đỡ vất vả nhiều. Một bộ ròng rọc chi phí từ 2 đến 3
triệu đồng dùng đã 3 năm mà vẫn còn rất tốt...".
Hai
tay vừa ghì thanh gỗ vào bánh đà ròng rọc hãm tốc độ sọt na đang được đưa xuống
anh Chít tiếp: "Nói ra sợ các anh không tin nhưng cái ròng rọc này là
chúng tôi học lỏm của lâm tặc đấy! Trước đây đi rừng gặp lâm tặc vận chuyển gỗ
từ trên núi xuống thế là mọi người nảy ra sáng kiến dùng nó để vận chuyển na
vào mỗi vụ thu hoạch".
Na
thu hoạch xong phần lớn được bán buôn ở chợ Đồng Bành (Chi Lăng – Lạng Sơn). Từ
đây na được đóng thùng đưa đi khắp đất nước. Chợ Đồng Bành nằm cạnh quốc lộ 1A –
con đường huyết mạch nối Hà Nội với cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn, nơi giao
thương giữa Việt Nam
và Trung Cộng.
Hơn
nửa cây số qua chợ Đồng Bành luôn xảy ra tình trạng bế tắc giao thông vì người
mua bán na tràn ra lòng đường. Đó là chưa kể người dân chuyên chở na đến chợ bằng
những phương tiện không an toàn.
Với những vách núi dựng
đứng thế này nếu không có ròng rọc đưa được na xuống là vô cùng khó khặn
Một số người không dùng
ròng rọc vẫn phải gánh 40kg na lần từng.
Mar
01, 2013
Trở
lại vụ cháy nổ xảy ra mấy ngày qua ở căn nhà của ông Phương khói lửa thuê, gây
ra thảm họa cho 11 người, cái tên chợ Kim Biên đang khiến mọi người bức xúc,
giận dữ. Ngoài chuyện phải xiết lại quản lý chất cháy nổ ...
Nov
15, 2013
Đây
chỉ là một phần công việc thường nhật của ông chủ khu trồng rau nổi tiếng khắp
khu vực Washington DC và vùng phụ cận, mà cộng đồng người Việt
tại đây quen gọi là "Chợ Vườn". Tiếng là chợ, nhưng thực ra đây chỉ
là ...
Oct
30, 2013
Chỉ
thấy bóng họ là người bán chợ cóc chạy sạch, còn chợ truyền thống thì chỉ phạt
qua loa có lệ nếu thấy thực phẩm có độc, mà xét nghiệm được chính xác xong thì
họ đã bán hết hàng từ lâu. Thói quen mua bán vỉa hè ở ...
Apr
15, 2011
Cạnh
đó, mấy bà già cũng tất bật lôi từ xe hơi của mình những trái mướp, quả bầu, mớ
chanh, ớt, đậu bắp... để bày biện. Mỗi sáng chủ nhật, phiên chợ chồm hỗm ở Houston của người Việt lại
được bắt đầu như thế ở thành ...
Jul
13, 2011
Ðó
là hình ảnh của khu chợ đêm, mở vào 3 ngày cuối tuần, Thứ Sáu đến Chủ Nhật, từ
7 giờ chiều đến 12 giờ đêm, mang tên “Asian Garden 2011 Outdoor Night Market”,
vừa hình thành ngay trước cổng Phước Lộc Thọ từ ...
Jun
15, 2011
Mặt
hàng ăn khách nhất ở chợ trời là “3D” (Đạp, Đổng, Đài) được đánh giá là 'đỉnh
cao' của sự sung túc theo tiêu chuẩn người miền Bắc. Đồng hồ họ thích loại có
nhiều cửa sổ', một cửa sổ thì có ngày, hai cửa sổ thì có cả ...
Apr
05, 2012
Chợ
Phong Điền nằm ngay ngã ba sông, nơi sông Cần Thơ phân lưu khỏi sông Hậu, cách
trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam . Đây là
thời điểm mặt trời bắt đầu ló rạng, cảnh vật sông nước bỗng ...
Apr
15, 2011
Trừ
lúc phóng xe ra Fiesta ( chợ Mễ) mua thức ăn, suốt ngày tôi ngồi thu lu trong
nhà hoặc ra vườn…sưởi nắng. “Khách” duy nhất trong ngày chỉ có…đàn vịt. Chúng
sống ở hồ nước trong sân gôn. Con nào con nấy mập thù lù ...
Jan
03, 2013
Chợ
chồm hổm ở Houston
· image. http://baomai.blogspot.com/2011/04/cho-chom-hom-o-houston.html. image.
Phim: Samsara · Lãnh đạo ở đâu? 2013 · Gia đình Tổ Quốc & Gia đình Dân Tộc
· Cuộc đời nữ Tổng thống Hàn ...
Sep
22, 2013
“Mùa
nào thức ấy”, khi việc đồng áng kết thúc, lũ về là họ theo con nước bắt rắn,
săn chuột, rồi lập hẳn những chợ hàng “độc” bán công khai ở nơi đông người qua
lại, như ven chợ, các khu du lịch. Cũng có người sang tận ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.