Saturday, September 13, 2014

Ước gì con không phải đi du học!!!

image
Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước mắt.

Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè. Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con. Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi trường học tập và cạnh tranh quốc tế.


image
Note: hình trong bài viết này là minh họa
Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua.

Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng.


image
Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng.

Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp.


image
Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể, dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.

Cùng sống và trò chuyện với con thường xuyên, tôi có thể cảm thấy một nỗi buồn khi thấy dường như đánh mất sự trong trẻo của trẻ con bởi những gì chúng đang phải tiếp xúc hằng ngày. Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường…


image
Và mỗi kỳ họp phụ huynh chỉ còn là dịp để đóng tiền hội phí ngất ngưởng. Hóa ra những chuyện tiêu cực ở trường học đã biến những đứa bé thành lọc lõi và tìm ra cách đề phòng để sống sót. Và điều này chỉ thực sự chấm dứt khi con tôi đi du học mà thôi.

Vậy rút cuộc, chúng tôi phải cho con đi du học để làm gì? Chỉ để con cái chúng tôi thực sự được là một đứa trẻ con và học hành trong môi trường công bằng và cởi mở, được sinh hoạt xã hội và phát huy năng khiếu thực sự, trong sự ổn định của chiến lược giáo dục cũng như sự chăm sóc tử tế của thày cô giáo. Đó là nền tảng quan trọng nhất cho những đứa bé trở thành người hữu ích mai này.

Trong suốt một năm con tôi ở Mỹ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cháu là trẻ con. Ngày nào cháu cũng có một giờ tập thể thao và một giờ học nghệ thuật. Ngoài giờ học, trường có rất nhiều câu lạc bộ thú vị cho các cháu tham gia vui chơi, từ diễn kịch, ca hát, tham gia mọi môn thể thao, làm robot cho đến ẩm thực… Cháu được dạy rất nhiều kỹ năng sống, từ tập luyện để trong mọi thời tiết để nâng cao sức khỏe, sơ cấp cứu, dạy chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân đến kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm…


image
Suốt một năm, dưới sự quản lý của trường, cháu đi ngủ đúng giờ và không hề chơi game hay vào các website không phù hợp. Thay vì học 13-14 môn học, các cháu chỉ học 4-5 môn trong một năm và học rất chuyên sâu. Vì học nội trú, các thày cô chăm sóc ở bên con tôi từ 6h sáng đến 11h đêm. Còn các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Và hết năm, cháu đạt kết quả dẫn đầu khối lớp của mình ở trường.


image
Nếu giáo dục nước nhà ổn định và phát triển thì không gì bằng là con học gần nhà, vừa đỡ tốn kém tiền của gia đình, xã hội mà ít rủi ro. Mỗi gia đình cho con đi du học đều đứng giữa lằn ranh mong manh của hy vọng vào hiệu quả sau du học và những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng, họ đành ra quyết định cho con đi như một việc chẳng đặng đừng. Và những quyết định như vậy vẫn còn tiếp diễn, một khi việc dạy và học ở trong nước chưa thoát khỏi mớ bòng bong.

Là một người mẹ, tôi ước gì con tôi không phải đi du học.




Nguyễn Anh Thi

*****

BỨC THƯ CỦA CẬU BÉ HỌC SINH NGHÈO. 


image
“Em viết dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia, vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan…
Thưa thầy cô, mỗi lần cầm giấy báo nộp khoản tiền này, tiền kia, ánh mắt bố mẹ em chứa đầy ưu tư lo lắng. Sau những đêm thao thức tính toán, bố mẹ chúng em như già đi thêm vài tuổi. Năm nay, đứa em trai của em thi đỗ vào lớp 10 trường mình, gánh nặng ăn học của chúng em lại càng đè nặng lên đôi vai chín rạn của cha mẹ. Nhiều lúc, thương cha mẹ, em đã định bỏ học nhưng bố mẹ luôn động viên em, cho dù phải bán máu của mình cha mẹ cũng lo đủ tiền cho chúng em đóng góp…


Em xin thầy cô cho em của em không phải đóng tiền ghế nhựa. Em xin nhường chiếc ghế nhựa em đã đóng tiền hồi lớp 10 cho em. Em xin kê dép ngồi cũng không sao đâu thầy cô ạ. Chúng em xin thầy cô miễn cho chúng em tiền nước uống. Chúng em hứa sẽ uống no nước ở nhà để không phải uống nước mà mình không có đủ tiền để đóng. Hàng ngày, vào những lúc ra chơi, chị em em xin phép thầy cô được mang chổi, gầu hót rác đến trường quét dọn để không phải đóng khoản tiền vệ sinh…”


*****

Dạy tiếng Việt ở Mỹ

image
Từ trái: Ông Cung Nhật Thành; Ông Đàm Trung Thao; GS Trần Thủy Tiên; Cô Cung Hoàng Kim; Nghị Sĩ Sam Johnson, và Cô Lê Lam Ngọc.

Xin coi như đây là Thư Riêng tâm tình với quý vị, hơi dài, vì như 1 tiếng thở dài...

Xin phép tự giới thiệu, tôi là GS Trần Thủy Tiên, M.S. và M.A., đã từng dạy Psychology, Sociology, và Vietnamese ở vài Community Colleges, cho các sinh viên người Mỹ và Việt ở địa phương, hơn 12 năm qua, nay đã về hưu, nhưng rất bận vì phải lo việc nhà, dạy tư, vẫn tiếp tục sửa sách cho hoàn chỉnh hơn, và viết tiếp các sách Giáo Khoa dạy Việt Ngữ (bilingual Việt - Anh) cho trẻ em và người lớn.

Nhờ dạy Tiếng Việt trên 12 năm, tôi có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các việc ai dạy và ai học... liên quan đến việc dạy và học Vietnamese... mà không thể nói hết qua email...

Nói sơ qua là ngày nay, chúng ta phải giữ vững đạo đức, trước sức mạnh của đồng tiền và tiếng tăm. Khi tôi vừa dạy học vài năm thì có nhiều tổ chức và cá nhân gọi phones hoặc emailed mời tôi về VN dạy... với số tiền nhiều hơn. Tôi không trả lời email thì họ gửi email tiếp, trong nhiều năm, nhờ tôi thông báo "rộng rãi" về các Scholarships của họ cho sinh viên của tôi hoặc kêu gọi sinh viên của tôi về VN học Tiếng Việt. Tôi cám ơn và yêu cầu đừng liên lạc...  

image
Sau khi biết rõ tôi "bảo vệ cờ vàng", nghĩa là không dùng tôi được, họ bắt đầu dùng sinh viên của họ đánh phá tôi. Sinh viên du học từ VN vào lớp, nói xấu tôi, công khai hoặc sau lưng, về việc tôi dùng Cờ Vàng trong sách dạy, và không dạy Sử theo lối VN trong nước. Khi các em sinh viên khác báo cho tôi biết, tôi gọi riêng các em (từ VN qua), và nói rõ: ở hải ngoại, tôi có quyền dạy Việt Ngữ theo cách nhân bản và khai phóng, tôi không phải tuyên truyền về "bác" Hồ (vì ông ta là national killer và chẳng phải là "bác" của ai cả...), các em là sinh viên thì phải use your brain and search more information ở xứ tự do để tìm hiểu Sự Thật, chứ không nên cứ tin và nghe theo những gì đã bị nhồi sọ từ nhỏ, ở trong nước CS độc tài...

Quả đúng là "con cháu bác Hồ"! Các em này phản pháo kịch liệt... và nói như nước chẩy (non-stop talking) về "sự hy sinh cao cả suốt đời của bác, nhờ vậy mà gia đình của các em giàu lên sau năm 1975, về sự bóc lột tàn ác của Mỹ Ngụy, sự ăn bám Mỹ của bọn Ngụy sau khi chạy qua Mỹ... mà vẫn chưa thức tỉnh và không biết xấu hổ, cứ chống lại Đảng và nhân dân ta ở trong nước..."

Tôi biết: We cannot change people overnight.

Vì các em sinh viên du học, đa số (không phải tất cả) là con cháu các gia đình của Đảng, hoặc làm ăn với Đảng viên, rất giàu có và đầy quyền lực ở VN, nên các em tưởng cũng có thể dùng quyền lực (quen thói ở VN) để uy hiếp tôi. Các em nầy cho tôi biết: Với cái Thẻ Đảng và tiền bạc của cha mẹ và bà con, các em đi qua mọi cửa, từ VN qua tới Mỹ, cho tới khi... đụng phải cái cửa lớp học của cô Thủy Tiên!!! Nên các em "uất hận" tôi.

Tôi chỉ nói với các em 2 điều:

1) If you don't want to learn the Truth in a free country, it's your own problem.
     But one day, you'll know - as the Truth is always the Truth.

2) If you don't want the way I teach, drop the class!
     This is a free country, you can add to another class.

Và tôi bước ra khỏi lớp... (không cho chúng có cơ hội tranh cãi tiếp).
Dĩ nhiên còn vô số chuyện khác. Nhưng 1 chuyện như trên cũng đủ để hiểu rồi.

image

Kính thưa quý vị, đã bao nhiêu năm, tôi rất buồn khi so sánh thấy sự yếu kém về nhận thức Chính Trị của con em Tỵ Nạn với con em VC. Đa số những người chống Cộng cũng không dạy được con cháu trong nhà, không bỏ thì giờ giải thích cho con cháu hiểu... về ý nghĩa của VN War, Cờ Vàng, sự tàn ác của CS..., nhất là trong những dịp hội tụ gia đình như Tết, Labor Day, July The Fourth, Thanks giving, Christmas... Họ còn mua DVD của Thúy Nga (nói xấu VNCH) cho vợ con và cha mẹ coi trong nhà...
Nên mỗi khi có chuyện Quốc Cộng xẩy ra, thì hầu hết con em chúng ta ú ớ... nói không ra lời, trong khi con em VC thì nói liên tục không ngừng... Tụi sinh viên du học từ VN, bây giờ (con nhà Đảng, giàu vô kể, ăn không, học tới Tiến Sĩ, đông hơn con em tỵ nạn; chúng đang được người Mỹ thích và tin dùng trong các đại học và ngoài đời...)  Ai trách nhiệm cho sự thua sút nầy?

Tệ hơn nữa, mỗi khi có người trẻ nào ra ứng cử, vào làm việc trong các CĐ Tỵ Nạn, rồi tuyên bố: "Tôi chỉ làm việc xã hội và văn nghệ, tôi không chống Cộng..." thì các người lớn tuổi khác, thản nhiên, thụ động chấp nhận, nói bâng quơ: "Ồ! Tụi trẻ nó vậy..." chỉ vì nhìn bề ngoài mấy em trẻ nầy coi bộ "Hiền lành, dễ thương..." nên không hề nghĩ đến sự tác hại sâu rộng trong CĐ ra sao... Nhất là khi chúng họp nhau đánh phá và bêu xấu những người chống Cộng trong CĐ, mà lại đươc những kẻ ngây thơ dễ dãi, ủng hộ, nói những người chống Cộng "khó khăn" với các em quá!!! Có ở trong chăn mới biết có rận, những người này có vào nội bộ CĐ làm việc, mới hiểu cái khổ của người chống Cộng, khi bọn  xấu bảo nhau bất hợp tác, không làm gì cả, để mọi việc dồn lại cho vài người chống Cộng cô đơn, làm đến kiệt sức rồi buồn quá, bỏ đi...

image
Nhớ lại, chúng ta mất Miền Nam cũng vì vô số người trẻ, người già Nằm Vùng, nhưng bề ngoài có vẻ hiền lành, vô hại... Vẫn chưa thức tỉnh?

Vậy 10 năm nữa, các CĐ sẽ ra sao? Hiện nay, hầu như CĐ nào ở hải ngoại cũng bị đánh phá bởi bọn du côn (cũng là người Việt Tỵ nạn như chúng ta nhưng đã biến tính và mất nhân cách lẫn đạo đức, do ganh tỵ với người tài đức hơn mình, tranh quyền, ham danh..).
Tại sao những người Tốt không đoàn kết lại để chống bọn Xấu? Và rất ít người Tốt nhưng có Sĩ Khí, lên tiếng cho Lẽ Phải, ngày nay... Họ thường im lặng cho yên thân, bỏ mặc đồng đội.

Như vậy số quá ít người Tốt còn lại sẽ bị cô lập, bao vây bởi số đông áp đảo của bọn xấu, nên phải bỏ đi, và bọn côn đồ không chế các CĐ. Tại sao bọn xấu không dùng những mánh khóe gian manh của họ đế chống VC hay Tầu Cộng? Mà quay ngược lại, đánh phá chính những người tốt của chiến tuyến bảo vệ Cờ Vàng? Tại sao chúng ta không thành lập các Hội Đoàn bảo vệ những người Tốt của chúng ta? ngồi yên nhìn chúng bắn tỉa từng chiến hữu của mình? Tại sao những người lớn tuổi không cư xử có tư cách, Làm Gương Tốt cho giới trẻ, khiến đám trẻ dần dần cũng trở thành tệ hại, phụ họ đánh phá người Tốt?

Xin góp ý kiến, nếu quý vị quan tâm...



GS Trần Thủy Tiên

M.S. in Counseling & Guidance, M.A. in Human Sciences



image

Bát bún riêu
Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?
Hãy xứng đáng với sự hy sing của những Anh Hùng, T...
Peter Tân Hoàng bị bắn chết ở Australia
Bí mật Thành Đô đã được Trung Cộng bật mí
Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che t...
Giáo dục học sinh căm thù điền chủ Nguyễn Thị Năm
10 đặc điểm của Gmail
Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu 'dễ sống' hơn?
Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù
Triển lãm "cải cách ruộng đất" đóng cửa vì "thiếu ...
Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ
Tại sao không hòa hợp hòa giải?
Vai trò của các mạng truyền thông xã hội
Hà Nội hốt hoảng tung nhiều tư liệu để tuyên truyề...
Tin tức liên quan đến tên công an Nguyễn Đức Chươn...
Câu chuyện cái đũa
Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”
Trung Cộng làm gì ở Trường Sa?
Nỗi oan cô Phượng
Dân: biết không được cấm_Đảng: cấm không được biết...
Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất
Nhiều người Việt từng bị lừa...
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Chuyện tình cảm động của bà Aung San Suu Kyi
Đài Loan: Hàng trăm tấn dầu ăn từ rác thải
Mùa na: chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn
Xì xầm rất nhiều về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh
Lao động TC ở VN: vấn đề hay cơ hội?
Bên trong cỗ máy truyền thông của Việt Nam
Vì sao Hoa Kỳ chưa có chiến lược ngoại giao?
Tuổi già là thời sung sướng nhất
Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ
Những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới
Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Cộng
Những món ngon hấp dẫn ở Vũng Tàu
Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trả lời báo Mỹ
Đặc Nhiệm Đen sẽ tiêu diệt ISIS
Võ sĩ Cung Lê bị đánh nốc ao ở Ma Cao
9 Thị trấn kỳ lạ nhất Thế Giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.