Tuesday, September 9, 2014

Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”

image

Ô hô! Như con nít với đèn trung thu Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”
Khác với lần triển lãm “ký ức một thời bao cấp” trước đây, nơi mà “nhà nước, đảng ta” lần đầu tiên mạnh dạn cho phép trưng bày khá nhiều hiện vật “thượng vàng hạ cám” tái hiện một thời khốn khó “thê thảm” của xã hội XHCN miền Bắc, bởi thủ phạm của thời kỳ này đã được nhà nước công khai chỉ danh trước đó nó là “thằng bao cấp”, dù không ai, kể cả “đảng ta”, chỉ ra được mặt mũi thằng này ra sao. Lần này, triển lãm “cải cách ruộng đất” hiện vật hạn chế hơn rất nhiều vì thủ phạm của sự kiện này thuộc hàng “húy kỵ”, là ai, nhà nước “đảng ta” không nói ra nhưng mọi người đều cũng biết rồi!

image
“Sáng 8-9, Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu giới thiệu với công chúng nhiều hiện vật, tài liệu gốc quý hiếm về cuộc vận động cách mạng ruộng đất thông qua chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957”. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khẳng định: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất”, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”. (Báo điện tử Pháp Luật thành TP/HCM).

Cái lối nói của ông Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia như gián tiếp cho mọi người biết giá trị to lớn của “CCRĐ” là vì nó được chỉ đạo bởi một “tư tưởng lớn” Hồ Chí Minh” với những “lời vàng ngọc” bia khắc, đá tạc, cho mai sau!?

image

"Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không thể sai được" (Hồ Chí Minh). Và vì vậy “Bác” ngưỡng mộ, đồng lòng làm theo.

image

Để cả 3, tất cả đều đúng, với... “tội ác giết người”:

- Mao Trạch Đông, TQ, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm về cái chết của 45-75 triệu người Trung Hoa trong cách mạng văn hóa và CCRĐ.

- Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag.

- Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: CCRĐ và Gây nội chiến Việt Nam. (1)

Vào thời đại “số” khi mà một em học sinh cấp 1 cũng có thể dùng công cụ Google để truy tìm, gõ vào cụm từ “CCRĐ” nhấp chuột một cái thì vô số hình ảnh liên quan đến CCRĐ hiện ra để tha hồ mà tìm hiểu hay sử dụng thì “triển lãm cải cách ruộng đất” lại như “vô tình”, không biết đến công cụ này!? Chỉ sử dụng một số hình ảnh rẻ tiền “vớ vẩn” nghèo nàn chất xám để tuyên truyền phục vụ cho triển lãm “Cải cách ruộng đất, một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất” (lời Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử).

Mà sau khi tham quan một nhà báo “đảng ta” bất chợt bồi hồi suy tư nhận xét:

“…Hạn chế lớn nhất của triển lãm chính là thiếu vắng các câu chuyện kể. Sự “nhạy cảm” của đề tài cải cách ruộng đất có lẽ cũng giống như đề tài thời bao cấp. Đó là những thời kỳ chúng ta đã từng có cái sai, để rồi nhìn thấy nó và sửa chữa nó. Nhưng nếu triển lãm bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học cách đây cả chục năm tái hiện được câu chuyện thân phận con người thì triển lãm này (Cải cách ruộng đất) chưa chạm vào đó. Không ai rõ, những con người cụ thể, có những hiện vật được trưng bày ở đây, đã đi qua thời kỳ đó ra sao. Họ, con cháu họ, hiện sống thế nào, quan niệm gì về thời kỳ lịch sử ấy.”(Trinh Nguyễn- TN online). (2) 

Đúng là như vậy, không gian triển lãm thiếu sinh động, thiếu thuyết phục, bởi“thiếu vắng các câu chuyện kể ” của những người từng ở bên cạnh hay trong cuộc một thời như ông Nguyễn Minh Cần năm 1951-1962 nguyên là Thành ủy viên/Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội người trực tiếp tham gia chiến dịch sửa sai sau CCRĐ, Ông Cần kể lại:

image
Nguyễn Minh Cần
Ông Nguyễn Minh Cần: Đây là một cuộc tàn sát dân lành một cách vô tội vạ. Nếu nói theo từ ngữ hiện nay thì phải nói đây là một cuộc diệt chủng vì kỳ thị giai cấp. Bổng dưng lập ra lệnh “cải cách ruộng đất”, đưa những đoàn người về và tha hồ qui kết người ta lên là địa chủ. Trên 172.000 người là nạn nhân bị giết. Tôi còn chưa nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội tuyệt vọng quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít đâu. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân. phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn bởi trước kia người nông dân sống với nhau là lá lành đùm lá rách, rất hòa hiếu với nhau. Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn. (3)

image
Trần Anh Kim
Hay như ông Trần Anh Kim - Trung Tá nguyên Chỉ huy Phó chính trị - Ban Quân sự thị xã Thái Bình, hiện đang sống tại Thái Bình.
Ông Trần Anh Kim: “Ông nội tôi là ông Trần Ngọc Toản, còn bố đẻ tôi là Trần Ngọc Chất. Bố tôi là phó bí thư Quốc Dân Đảng và bác tôi là bí thư Quốc Dân Đảng. Bác tôi bị bắn luôn, ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận thì người ta tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc, xin thả xuống. Kêu khóc to quá thì người ta lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm.. Thế người ta không quy được cho bố tôi QDĐ thì người ta lại đưa bố tôi vào thành phần địa chủ trong CCRĐ bắt giam luôn”. 

Hoặc cụ thể hơn trong việc “tái hiện được câu chuyện thân phận con người trước kia tại triển lãm này...” là trường hợp bi thảm của nạn nhân Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long),  ân nhân của một số chóp bu đảng CSVN thời đó lại chính là người phụ nữ đầu tiên bị đấu tố tử hình mà báo CAND.com.vn đã đăng tải đầy đủ chi tiết.

image
Nhân chứng Võ Nguyên Giáp ngày 10-11-2001 xác định: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí (đấu tố tử hình) bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”. (4)

Đó là các dữ liệu cụ thể điển hình rất có giá trị lại dễ tìm thấy mà “triển lãm CCRĐ” không thể thiếu được. Tuy nhiên, “người ta” không đụng tới nó, ngược lại rất buồn cười “người ta” lại lấy những hình ảnh rất vớ vẩn để minh chứng cho một lập luận mà Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khẳng định: “Cải cách ruộng đất mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.

Một lời khẳng định tanh mùi máu rất đáng lưu lại làm bằng chứng để một mai có thể đưa ông Nguyễn Văn Cường bước lên đống xương cốt của 172.000 đồng bào mình, nạn nhân đấu tố CCRĐ, để tra đầu vào thòng lọng giá treo cổ trước tòa án nhân dân.

Minh chứng cho điều này công luận chúng ta và nhất là ông Nguyễn Văn Cường nghiệm suy qua các hình hình ảnh tương phản với lời khẳng định của ông ta:

Không gian sinh hoạt của gia đình địa chủ Phán Thịnh, tỉnh Hưng Yên trước cải cách ruộng đất- 1953 - (Ảnh tuyên truyền lên án sự giàu có của địa chủ đang trưng bày trong “triển Lãm CCRĐ”):

image

image
So với không gian sinh hoạt của gia đình đảng viên CS Lê Khả Phiêu nguyên TBT/CSVN hiện nay thì có hơn chứ không kém chút nào (không là địa chủ sao ông Phiêu này giàu thế)!?

image
Lấy hình ảnh y phục tươm tất và hình ảnh y phục vá víu để chứng minh khác biệt, lên án địa chủ - (ảnh đang “triển lãm CCRĐ)
Còn nhiều thứ nữa mà “triển lãm CCRĐ” mang ra trưng bày nhưng nó chỉ nói lên sự phiến diện của một góc nhìn ấu trĩ, lạc hậu cốt chỉ để tuyên truyền một cách rẻ tiền, hạ cấp. Xin được gửi vào đây một số hình ảnh rất mới để các vị tuyên giáo “đảng ta” và Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử nghiệm suy cái khẳng định: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất”, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”:

Những ngôi nhà dác vàng hợm hĩnh 

1) Biệt thự của Nguyễn Quốc Thanh

image
Ông Nguyễn Quốc Thanh
Mỗi khi đi qua khu vực đường Hoàng Quốc Việt, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhiều người không khỏi sửng sốt với tòa biệt thự khổng lồ, trông giống như một tòa lâu đài trong truyện cổ tích. Biệt thự này trông nổi bật hẳn so với những ngôi nhà khác xung quanh. Tòa nhà có 5 tầng lầu và một chóp nhọn trên đỉnh.

Người dân nơi đây cho biết, đại gia sở hữu ngôi biệt thự này là ông Nguyễn Quốc Thanh, sinh năm 1957.

image
Điểm đặc biệt của tòa nhà này là được gắn 6 con gà và một số đồ trang trí trên nóc. Tất cả đều được dát vàng 24k

image
Chỉ riêng 6 con gà dát vàng đã có giá vài tỷ đồng.

image
Cùng với 6 con gà dát vàng, hai cửa sổ với họa tiết dát vàng là hình ảnh đáng chú ý nhất của tòa lâu đài.

Điểm đặc biệt của tòa lâu đài là được trang trí bằng 6 con gà được làm bằng đồng đen dát vàng 24k một cách cầu kỳ gồm có 1 con gà trống to gắn trên cao và 5 con gà nhỏ hơn gắn phía dưới, trị giá ước tính lên đến cả chục tỷ đồng.

Bên cạnh 6 con gà, tòa lâu đài còn được trang trí 16 chiếc lục bình đúc tinh xảo với hình đầu trâu được cho là đem lại sự may mắn cho gia chủ. Cửa sổ một số tầng có nhiều họa tiết dát vàng mang dáng dấp kiến trúc lâu đài châu Âu cổ điển.

2) Lâu đài song sinh với nội thất dát vàng ở Ninh Bình

image
Khi đi trên trục đường quốc lộ 1A đoạn đi qua TP. Ninh Bình, nhiều người sẽ ngạc nhiên với một tòa lâu đài song sinh với nội thất dát vàng. Tòa lâu đài nổi tiếng này tọa lạc trên khuôn viên có diện tích 2.000m2, với thiết kế đối xứng tương đồng, cùng các chi tiết nội thất dát vàng bằng tay.

image
Lâu đài sinh đôi có hai cổng, được làm bằng đồng mạ vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa.
Lâu đài này thuộc sở hữu của một đại gia ngành xây dựng. Tên của lâu đài song sinh được đặt theo 2 con trai của vị này, với ý nghĩa hai người con sẽ nương tựa vào nhau và cùng xây dựng sự nghiệp gia đình.

image
Nội thất của lâu đài được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu.

image
Những chi tiết dát vàng bằng tay cầu kỳ, tập trung ở mái trần, hoa văn và cửa sổ.
Tòa lâu đài có hai cổng, được làm bằng đồng mạ vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa. Cửa chính được làm bằng gỗ đỏ quí, chạm khắc công phu. Hai bên có cột trụ sơn trắng và tay vịn bằng đá hoa cương đồng màu.

Nội thất của lâu đài được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu, với mái vòm cong sẫm màu, trần cao và các phòng được phân chia với không gian rất rộng. Điểm đặc biệt của tòa lâu đài là những chi tiết dát vàng bằng tay cầu kỳ, tập trung ở mái trần, hoa văn và cửa sổ. Tay vịn cầu thang được thiết kế riêng cho gia chủ, làm bằng nhôm đúc mạ vàng, bốn số 9999.

image
Tay vịn cầu thang được thiết kế riêng cho gia chủ, làm bằng nhôm đúc mạ vàng. 

3) Cung điện vàng có một không hai của đại gia Hải Phòng

image
Cung điện sứ vẽ vàng 24k độc của đại gia Hải Phòng. 
Cung điện này được coi là nhà mẫu kiến trúc sứ của một công ty ở TP. Hải Phòng. Toàn bộ hoa văn của cung điện được thiết kế và tạo hình theo phong cách hoa văn đương đại và cổ điển của lối kiến trúc Hồi giáo, kết hợp mạ vàng tạo nên vẻ đẹp quyền quý.

Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại thất của công trình. Tuy diện tích của cung điện là 24 m2, tương đương một phòng khách nhưng diện tích sứ điêu khắc và vẽ bằng vàng có thể lên tới 300 m2.

image
Cung điện lấy cảm hứng thiết kế từ Cung điện Tajmahal của Ấn Độ. 
Cung điện có hệ thống chóp rời (5 chóp) cùng 4 cột trụ sứ mạ vàng đi kèm. Toàn bộ bề mặt nhìn thấy của công trình đều được gắn sứ vẽ vàng. Riêng gạch lát sàn cũng có tới hơn 100 mẫu hoa văn các loại.

image
Đây là công trình đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng hoàn toàn vật liệu sứ vẽ vàng 24K cho toàn bộ nội ngoại thất.

image
Điểm đặc biệt của cung điện là có thể tháo ghép rời thành hơn 300 mảnh khác nhau trong 3 ngày là lắp lại hoàn thiện trong 5 ngày. Công trình ước tính có giá trị trên 20 tỷ đồng và nặng trên 30 tấn.

image
Doanh nhân Nguyễn Đức Lượng sinh ngày 16-08- 1965, thi vào Đại học Kinh tế Quốc Dân 1983, sau khi tốt nghiệp vào năm 1987, đã được điều động về làm cán bộ của Tổng Công ty xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng.

Ông Nguyễn Đức Lượng, khiến nhiều người phải choáng khi dác tới 60 cây vàng cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

image
Biệt thự nhà vườn dát vàng của đại gia Hải Dương.
Tổng diện tích của ngôi biệt thự này là 5.000m2. Trong ngôi nhà gỗ khổng lồ, trừ hai tường hồi, toàn bộ nhà, từ vì kèo, cửa vách, hoành phi, câu đối, những tiểu tiết nhỏ nhất được làm bằng gỗ lim già.
Ngôi nhà có 49 cột gỗ cỡ đại. Đặc biệt còn có tầng hầm kiên cố bằng xi măng bên dưới cũng đủ 49 cột, mỗi cột ứng với một cột gỗ bên trên. Khắp nơi trong ngôi nhà gỗ là những liễn đối dát vàng lấp lánh, bằng chữ nho.

image
Những bức hoành phi, câu đối dát vàng trong ngôi nhà

4) Biệt thự dác vàng 300 tỷ đồng của Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên

image
Biệt thự dát vàng của Hoa hậu Ngô Mỹ Uyên
Nhiều người ngỡ ngàng khi biết hoa hậu kiêm ảo thuật gia Ngô Mỹ Uyên sở hữu căn biệt thự xa hoa như một nguyên thủ quốc gia tại TPHCM. Căn biệt thự của người đẹp có giá trị khoảng 300 tỷ đồng.

image
Ngôi biệt thự tọa lạc trên một trong những đường đắt giá nhất Sài Gòn. Nó được xây dựng theo kiểu kiến trúc của Pháp, phần trần nhà dát vàng lấp lánh, rồi cầu thang, tường, phòng tắm, sân thượng, quầy bar... tất cả đều mạ vàng.

image
Ghế ngồi bọc da thú, trần dát vàng và chùm đèn pha lê lộng lẫy trong nhà Ngô Mỹ Uyên
Trên đây là những kẻ nhà giàu chơi “ngông” khi mà mọi người dân mua một cân gạo, quả trứng, một lít xăng đều phải đóng thuế thì liệu cơ ngơi đồ sộ của họ có chứng minh đủ chưa? thuế tài sản và thu nhập?

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 10h00 (giờ Việt Nam) ngày 13/6/2014, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 81,885 tỷ USD; bình quân nợ công chia theo đầu người già trẻ lớn bé của VN là khoảng 20 triệu/người (905,18 USD) nợ công chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013.

*****

 image
Tất cả họ, số người già trẻ lớn bé này đều đang gánh nợ (dù chưa bao giờ mượn) khoảng 20 triệu/người.

image

Việt Nam nhiều dân nghèo gần nhất khu vực - 10/12/2013 BBC.Biểu đồ người thu nhập thấp (dưới 2 usd/ngày) trong dân số Châu Á. Nghiên cứu mới của Brookings, tổ chức nghiên cứu có uy tín của Mỹ, 
cho thấy tỷ lệ người nghèo này tại Việt Nam cao gần nhất khu vực. Nguồn: Brookings

Những hình ảnh và số liệu cụ thể của kết quả hơn 60 năm, kể từ CCRĐ mà ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khẳng định với báo chí: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất”, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam” làm người ta tự hỏi: không biết ông Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia phát biểu như thế là vì “cuốn sổ hưu” hay bản thân ông là phường “vô học”!? Chắc phải nhờ đồng bào góp ý, phân tích.



Hoàng Thanh Trúc


Triển Lãm Cải Cách?!?

L
u son ai dát bng vàng
Xu
t thân t k cơ hàn năm xưa?
Đ
ng ta chuyên cướp, lc la
Bi
ến dân cùng kh, ra quân sang giàu!

Bao nhiêu gác tía, mái l
u
Vàng y ch
m tr khoe giàu khoe sang
Dân đen v
n đói, lang thang
Mi
ếng cơm , manh áo, hai hàng l rơi!

Tr
i ơi, nhìn xung hi tri
Lũ quân “cách m
ng” ngày nay ngông cung
Chúng đang di
n d v tung
Ch
ưng bày ci cách, oan khiêng hai ln!

Hoàng Hạc


image

Trung Cộng làm gì ở Trường Sa?
Nỗi oan cô Phượng
Dân: biết không được cấm_Đảng: cấm không được biết...
Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất
Nhiều người Việt từng bị lừa...
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Chuyện tình cảm động của bà Aung San Suu Kyi
Đài Loan: Hàng trăm tấn dầu ăn từ rác thải
Mùa na tai chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn
Xì xầm rất nhiều về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh
Lao động TC ở VN: vấn đề hay cơ hội?
Bên trong cỗ máy truyền thông của Việt Nam
Vì sao Hoa Kỳ chưa có chiến lược ngoại giao?
Tuổi già là thời sung sướng nhất
Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ
Những bãi biển kỳ lạ nhất thế giới
Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Cộng
Những món ngon hấp dẫn ở Vũng Tàu
Tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trả lời báo Mỹ
Đặc Nhiệm Đen sẽ tiêu diệt ISIS
Võ sĩ Cung Lê bị đánh nốc ao ở Ma Cao
9 Thị trấn kỳ lạ nhất Thế Giới
Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù
Số người tự vẫn cao hơn con số chết vì chiến tranh...
Các quốc gia cạnh tranh nhất là các cường quốc hiệ...
Nhìn lại 45 năm để soi rọi chính mình
Thanh trừng của Tập Cận Bình
Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan 'găm' chốn nào?
Những điều người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam
Ông Lê Văn Hiếu: tuyên thệ nhậm chức South Austral...
Bi kịch của các bà mẹ VN: chồng đánh vợ
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đ...
Steven Sotloff: Nhà báo dũng cảm
Chúng tôi muốn biết
Top 24 quán cà phê nổi tiếng
Một vụ lường gạt đầu tư lớn nhất trong cộng đồng n...
60 năm Sài Gòn trong tôi
Đám mổ bò
Hiểm họa của tổ chức ISIS
Mười cô gái Đồng Lộc, hồn ở đâu bây giờ ?

1 comment:

  1. Triển Lãm Cải Cách?!?

    Lầu son ai dát bằng vàng
    Xuất thân từ kẻ cơ hàn năm xưa?
    Đảng ta chuyên cướp, lọc lừa
    Biến dân cùng khổ, ra quân sang giàu!

    Bao nhiêu gác tía, mái lầu
    Vàng y chạm trổ khoe giàu khoe sang
    Dân đen vẫn đói, lang thang
    Miếng cơm , manh áo, hai hàng lệ rơi!

    Trời ơi, nhìn xuống hỡi trời
    Lũ quân “cách mạng” ngày nay ngông cuồng
    Chúng đang diễn dở vở tuồng
    Chưng bày cải cách, oan khiêng hai lần!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.