Thêm
một lần nữa Hoa Kỳ tuyên chiến với một nhóm khủng bố khác.
Tối
hôm thứ Tư 10/9 Tổng thống Ob ama đưa ra chiến
lược cứng rắn, có tính toán để đối phó với tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo -
một đe doạ trong vùng và cả nơi khác. Nhưng chúng ta hãy xem lại khi tiến
hành chiến lược này, chúng ta có rút tiả được bài học trong 13 năm chiến đấu
chống tổ chức al-Qaeda sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 hay chưa?.
Dưới đây là một số bài học
kinh nghiệm rút tiả được trong cuộc chiến vừa qua:
Đừng Bao Giờ Vội Vàng Cắn
Phải Mồi Nhử Của Quân Khủng Bố: Trong một diễn văn
được thu hình video để gửi cho đồng bọn đàn em, lãnh tụ khủng bố Osama bin
Laden đã phác hoạ chiến lược của y như sau: “Chúng ta chỉ cần gửi hai
chiến sĩ cảm tử trương cao được mảnh vải ghi dòng chữ al-Qaeda ở điạ điểm cao
nhất, khiến cho bọn tướng tá Mỹ phải vội vàng chạy tới xem, thế là chúng ta
thành công.”.
Những
hình ảnh chặt đầu, xử tử ghê rợn thu hình qua video vừa qua chỉ có mục đích
kích động Hoa Kỳ. Và nhóm khủng bố ISIS đã đạt
được mục đích này: Chúng làm cho Hoa Kỳ nổi giận. Trong suốt tháng qua, tổ chức
tự mệnh danh là Quốc Gia Hồi Giáo không hề thay đổi sách lược, với những ảnh
trông thấy qua video. Nhưng Hoa Thịnh Đốn đã bắt đầu ra tay hành động. Học giả Fawar
Gerges viết cách đây vài tháng rằng tên lãnh tụ Abu Barr al-Baghdad
cho biết tổ chức của hắn chưa sẵn sàng tấn công Mỹ, nhưng “hắn mong muốn Hoa Kỳ
sẽ gửi quân trên bộ đến để tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo có cơ hội đối đầu với người
Mỹ và giết họ.”.
Chúng
ta phải hành động đánh lại nhóm khủng bố này. Nhưng chúng ta nên làm theo cung
cách, và thời điểm do chúng ta chọn lựa, chủ động. Chúng ta không nên nhẩy vào vòng chiến vì bị kẻ thù khiêu khích.
Đừng lượng định qúa cao sức
mạnh của quân thù: Tổ chức Quốc Gia Hồi giáo còn
có tên gọi là ISIS hay là ISIL quả thực là một
địch thủ hết sức lợi hại, nhưng việc đánh trả chúng chỉ mới bắt đầu. Khi các
lực lượng quân sự tham gia như quân đội Iraq , lực luợng dân quân của người
Kurd, và không lực Hoa Kỳ được phối hợp nhịp nhàng, tổ chức ISIS sẽ bắt đầu bị
lung lay tận gốc. Chúng ta nên nhớ rằng tổ chức này không chiếm đóng được nhiều
thành phố, hay thị trấn như được vẽ trên bản đồ, để phóng lên đài truyền hình.
Phần lớn những vùng gọi là “lãnh thổ” bị ISIS kiểm soát chỉ là những vùng
sa mạc trống trơn, không người ở. Các thành phố của Iraq
và Syria
đều tụ tập dọc theo những dòng sông.
Trong
lúc tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo có vẻ tối tân, hùng hậu hơn tổ chức al-Qaeda về
kỹ thuật, và điều hành, nhưng tổ chức ISIS có
một nhược điểm rất hiển nhiên, rõ ràng. Al-Qaeda là một tổ chức liên kết các
nhóm Hồi Giáo, chúng có sức lôi cuốn các nước Hồi Giáo trên toàn thế giới.
Trong lúc đó, tổ chức ISIS mang nặng tính chất
giáo phái. Nó là hậu duệ của nhóm al-Qaeda ở Iraq , do Abu Musab al-Zarqawi lập
ra với chủ đích diệt trừ giáo phái Shiite. Thực tế cho thấy tổ chức Al-Qaeda đã
xa lánh tay lãnh tụ Zarqawi, khuyên hắn chớ nên gây thù oán với người Hồi Giáo
thuộc giáo phái khác. Tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo thù ghét phe Shiite, và gây hận
thù cả với người Kurds, người theo Cơ Đốc Giáo, và nhiều phe nhóm khác trong
vùng Trung đông. Điều này có nghĩa là tổ chức ISIS
có nhiều kẻ thù ở trong vùng, muốn đánh lại chúng. Họ muốn đánh ISIS vì quyền lợi riêng của họ, chứ không phải vì Hoa Kỳ
muốn họ cùng tham gia.
Nên Nhớ Là Phải Có Chiến
Lược Chính Trị Đi Kèm Theo: Hành động quân sự phải
được đi kèm với chiến lược chính trị khôn ngoan. Tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo phát
sinh từ hành động xâm lăng Iraq của Hoa Kỳ, và từ những quyết định chính trị
sai lầm của Mỹ chẳng như giải thể quân đội Iraq, và phá tan guồng máy hành
chính cuả đảng Baath ở Iraq. Hậu quả của những sai lầm này là khiến cho khối
dân Iraq
theo giáo phái Sunni bị mất hết quyền lực, và họ trở nên tức giận, muốn báo
thù. Họ phải đứng ta thành lập tổ chức nổi dậy. Một tài liệu của giới truyền
thông phỏng vấn những người Iraq theo giáo phái Sunni nói về những xáo trộn
đang xảy ra hiện nay, họ cho biết họ cảm thấy hạnh phúc sung sướng sống dưới sự
sự cai trị của Quốc Gia Hồi Giáo hơn là dưới sự cai trị của “Quân đội Shiite”, ám
chỉ chính quyền Iraq hiện nay.
Chính
quyền của tổng thống Obama đưa ra một chiến lược khôn ngoan ở Iraq , ép buộc chính phủ tại Baghdad phải mời thêm đại diện phe Sunni vào
trong chính phủ. Nhưng sự việc này chưa xảy ra --- phe Shiite vẫn tỏ ra ngoan
cố, chậm chạp khi được yêu cầu nhượng bộ quyền hành cho phe Sunni. Quân lực của
Iraq
vẫn chưa được tái cấu trúc đầy đủ để có đủ tinh thần đoàn kết, và hữu hiệu thay
thế cho tình trạng chia rẽ, phân biệt giáo phái trong quân đội. Đây là một vấn
đề hết sức thiết yếu bởi vì nếu Hoa Kỳ bị coi là chỉ lo bảo vệ hai chế độ không
phải là Sunni - tại Iraq và Syria - để
chống lại sự nổi dậy của phe Sunni, chúng ta sẽ không thắng được cuộc chiến.
Ngoài ra, chúng ta sẽ còn gặp những khó khăn khi tuyển mộ đồng minh ở điạ phương.
Tại Iraq
, Sunni chỉ là nhóm thiểu số, nhưng trong cộng đồng Hồi Giáo ở vùng Trung Đông,
Sunni chiếm đa số rất lớn.
Xét
kỹ chiến lược của Tổng Thống Obama kỳ này, chỉ riêng khía cạnh giúp đỡ đồng
minh của Mỹ ở Syria
là yếu nhất. Chúng ta không thể mở mặt trận đánh tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo mà
không gián tiếp làm cho chế độ của tổng thống Bashar al-Assad vững mạnh thêm.
Chúng ta có thể nói rằng, chúng ta không có ý định làm điều này, nhưng chúng ta
không thể thay đổi cục diện thực tế trên chiến trường. Nhóm Lực Lượng Quân Đội
Syria Tự Do – Free Syrian Army- đồng minh của Mỹ ở Syria vẫn còn
yếu và chia rẽ so với nhiều nhóm nổi dậy khác.
Tổng
thống Ob ama hứa sẽ làm “suy yếu” tổ chức Quốc
Gia Hồi Giáo. Điều này hay lắm. Ông cũng hứa rằng cuối cùng thì tổ chức ISIS sẽ bị “tiêu diệt”. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa
loại trừ được al-Qaeda. Muốn tiêu diệt một nhóm khủng bố lớn như vậy, chúng ta
phải loại bỏ đi được yếu tố thù hận về tranh chấp giáo phái, nhân tố nuôi dưỡng
tổ chức. Việc này Hoa Thịnh Đốn không thể làm được, chỉ có thể làm được điều
này khi chúng ta thuyết phục được người dân Iraq , kéo thêm người Ả Rập Sê U,
và những cường quốc khác ở trong vùng can thiệp vào.
Chính
sách can thiệp bằng quân sự của Tổng Thống Obama ở trong vùng chỉ đem lại kết
quả tốt nếu có sự can thiệp tương tự, hay can thiệp tích cực hơn, khẩn trương
hơn nữa về khía cạnh chính trị.
Bài
nhận định của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 11/9/2014
Nguyễn
Minh Tâm dịch
Sep
01, 2014
Lý
do là vì chính quyền của ông Nouri Maliki ở Baghdad quá thiên vị với phe Shiite
trong nhiều năm qua, khiến cho dân gốc Sunni ở phía tây bắc bất mãn, sẵn sàng
nhập bọn với nhóm ISIS hoặc ít ra thì chẳng dại gì để chịu ...
Sep
05, 2014
Thay
vào đó là những nhóm đặc nhiệm nhỏ của Anh, Mỹ phối hợp với lực lượng địa
phương truy lùng và tiêu diệt các thủ lãnh ISIS, đặc biệt là ông trùm Abu Bakr
al-Baghdadi – người tự xưng Khalifah, tức “hoàng đế” của ...
Jul
16, 2014
Ông
nói rằng Isis đã học được những bài học từ Iraq
từ những ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy chống lại quân Mỹ. Còn ở Syria , Isis
tìm cách tiếp cận khác nhau mỗi khi họ tiến vào một thị trấn. “Lúc đầu Isis đối xử tốt với ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.