Hồ
Chí Minh qua sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh
Hà Nội hốt hoảng tung nhiều
tư liệu để tuyên truyền, trước sức nặng bóc trần mặt thật.
Liên
tục trong 2 ngày, nhà nước CSVN đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền như báo
chí, truyền hình để đưa tin về sự kiện cải cách ruộng đất năm 1954 ở miền Bắc
Việt Nam như một cách nguỵ biện, tô vẽ lại một sự thật đẫm máu đã xảy ra ở miền
Bắc sau 1954.
Vấn
đề hết sức nhạy cảm này của chế độ CSVN đột nhiên được nói đến nhiều, khiến ai
nấy đều tin rằng sau khi cuốn sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh xuất hiện, bóc
trần bộ mặt gian ác của Hồ Chí Minh, Đảng CSVN thật sự rúng động vì tượng đài
quan trọng của họ đã hoàn toàn sụp đổ, cũng như bộ mặt của chế độ đã lộ ra phần
đen tối nhất.
Cuốn
sách có tựa đề Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh thật sự là quả bom nổ đối với chế
độ CSVN, vì tư liệu của cuốn sách, là sự thật tiết lộ của một người bước ra từ
Đảng Cộng Sản VN. Đặc biệt sách cũng cho thấy Hồ Chí Minh hay Đảnh CSVN hoàn
toàn lệ thuộc Trung Quốc từ rất lâu, kể cả việc tuân lệnh Bắc Kinh để hành
quyết vô cớ hàng ngàn đồng bào của mình.
Theo
giới thiệu, tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu
tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930
và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp
đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông cũng
chính là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự
truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức
Thuận.
Sách
Đèn Cù được in và phát hành rộng rãi trên toàn thế giới từ cộng đồng người Việt
hải ngoại tại Mỹ và tràn về Việt Nam bằng bản in cũng như PDF . Ngay
sau khi Đèn Cù xuất hiện, có thể nhìn thấy tác động của sách, qua việc CSVN tổ
chức liên tục bài vở, hình ảnh để ca ngợi cuộc cải cách miền Bắc như là một
công lao đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân, đánh đuổi được chế độ chủ nô.
Trong
thời gian gần đây, rất nhiều tư liệu gọi là ‘giải thiêng’, được tung ra ở nhiều
nguồn, ngày càng cho thấy rõ Hồ Chí Minh là một người lãnh đạo gian hùng và ác
độc. Sự thật này đang làm cho nhiều người trẻ trong nước tỉnh giấc và nhận ra
rằng lâu nay họ đã bị lừa dối và buộc phải tôn thờ một nhân vật máu lạnh.
Đảng
CSVN thật sự rúng động. Tin cho biết, nhiều chương trình giáo dục và học tập
theo gương họ Hồ sẽ sớm được tung ra trong nước, nhằm tuyên truyền cải chính,
lấp liếm cho những gì bị tiết lộ.
Thậm chí ngày Tết Trung Thu mới vừa rồi ở
Việt Nam, Hà Nội đã bỏ nhiều tiền của để tổ chức ở nhiều nơi một lễ Trung Thu
rước hình họ Hồ để tuyên truyền.
Việc
phơi bày mặt thật của Hồ Chí Minh cũng đồng nghĩa lật đổ mọi giá trị của Đảng
CSVN. Hiện nay trong nước, người ta đang chuyền tay nhau quyển sách này và nói
với nhau về ngày tàn của chế độ.
Để
tham khảo, quý độc giả có thể download bản PDF theo đường dẫn ở đây:
Dân
News
Về triển lãm Cải cách Ruộng đất
*****
Bảo
tàng lịch sử quốc gia VN vừa trưng bày triển lãm về Cải cách ruộng đất
1946-1956, để chứng minh là cuộc cải cách đúng đắn vì "dân cày có ruộng".
Bây giờ hàng triệu dân cày đâu còn ruộng nữa, thì sao ? Thật trớ trêu cho câu
chuyện đang cố vùi đi, lại bới lên như một niềm tự hào ?
Tôi đã được Nhà thơ - Nhạc sĩ Văn Cao cho công bố bài thơ về Cải cách ruộng đất
của ông, Đồng chí của tôi, như một bi kịch mà ông giữ mãi trong sổ tay cho
đến khi từ biệt cõi đời...
Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng.
Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút
lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ Lá, Văn Cao rất vui
lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông
hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói : “ Ba thằng mày bảo được là được ! ”.
Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài
thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bài Đồng chí của tôi viết
năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội
mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người
cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với
Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim
nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn
thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề
nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995, tôi nhắc lại với ông bài thơ
ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng ông nói sau khi
nhấp một ngụm rượu: “ Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn ”.
Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.
Nguyễn
Trọng Tạo
ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI
Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam
muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam
Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi
Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn
Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…
Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam
muôn năm
Đảng Lao động…
1956
Văn Cao
Về triển lãm Cải cách Ruộng đất
Nguyễn
Minh Cần trên trang RFA về 'đấu tố địa chủ'
"...Của
nỗi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc, tiền thì rất khó cho nên phải truy
tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ vẫn gọi là “truy của” hay “tra của”. Truy
ngày, truy đêm liên tục. Tôi còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình
thì có nghe một câu than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
Truy
đêm rồi lại truy ngày
Tra
lui tra tới của mày để đâu
Sân
vườn, chuồng lợn, bờ ao
Đào
tung, xới hết chẳng sao:
Có
vàng Trời ơi, oan thật là oan
Thân
con quá khổ biết làm sao đây
Còn
việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần
cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào
lòng hận thù...Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này là chia tiền, chia
ruộng đất, chia tài sản...thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng
tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông
thôn lúc bấy giờ gọi là “tố điêu” hoặc “tố đại hội”, “tố bừa”.
Nhưng
khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người
địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái...Cho nên
sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn
duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án...
Tổ
chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao nhiêu ngày phải chuẩn bị, người
ta làm như là một diễn tập cho một vỡ kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố
như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ,
bắt quì xuống như thế nào…tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất
cẩn thận. có cả một kế hoạch, diễn tập như diễn một vở tuồng.
Như
vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tùy theo “tình trạng nghiêm trọng” của địa chủ hay
số người...Sau khi kết án thì hành quyết ngay ở trước mặt. "
Chau
Doan trên Facebook:
“Không
một học thuyết cao siêu nào được cho phép con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng để
tách mình ra thành một tầng lớp khác, đoạn tuyệt với thành phần cũ. Đời thủa
nhà ai con lại gọi bố, mẹ bằng mày, xưng tao? Bố mẹ lại gọi con là ông bà nông
dân, thưa gửi thành kính. Còn gì cay đắng hơn không?
...Điều
này tàn phá luân lý, quan hệ, niềm tin của con người. Những gì quý giá nhất mà
phá đi, thì cuộc sống này còn ý nghĩa gì nữa? Nông dân, bần cố nông mù chữ đứng
lên xử những người có học, mà đa phần toàn là vu khống, rồi xử bắn họ. Cuộc
cách mạng long trời lở đất hay là một cuộc tàn sát?
Cứ
nghe chuyện xử bắn bà Năm là lòng mình xót xa. Người phụ nữ đẹp như thế, giỏi
như thế, và bà ta rất yêu cách mạng nữa chứ. Buôn thép, lụa, cưu mang Việt Minh
nhiều như thế. Cống hiến số vàng, tiền lớn thế lại bị bắn đầu tiên.
Triển
lãm là 'Cải cách Ruộng đất 1946 -1957' nhưng cuối 1953 Hồ Chủ tịch
mới ký 'Luật Cải cách Ruộng đất'
Tuy
nhiên, chúng ta hiểu rằng những người cộng sản lúc ấy bị sức ép từ Xô Cộng và
Trung Cộng, và đây chính là sự phi lý, nỗi nhục, nỗi khổ của dân tộc này. Điều
này cho mỗi cá nhân chúng ta một bài học. Đừng nghe bố con thằng nào, trước hết
phải tin ở mình, phải vận dụng đầu óc, suy nghĩ để tự tách bạch đúng sai trong
cuộc đời.
Đảng
cần nhìn thẳng vào quá khứ. Thời đại thông tin, không thể mập mờ được đâu. Đảng
phân minh với quá khứ thì Đảng mới dẫn dắt chúng em tới tương lai tươi sáng
được Đảng ạ. Tóm lại, cái triển lãm này là một thất bại hoàn toàn. Không nói
thì thôi, đừng nói nửa chừng. Người hiểu biết, vào chỉ thấy bực mình.”
Trương
Huy San trên Facebook:
“Rất
tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách ruộng đất không phải là phần đã
sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự trao cho mình quyền có thể tước đoạt tính
mạng và tài sản của người dân một cách man rợ. Triển lãm có đưa những nụ cười
của những nông dân được chia "quả thực" nhưng Triển lãm đã không cho
biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang.
Từ 1958, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh (người dưới sức ép của Mao & Staline
đã đưa cải cách ruộng đất vào áp dụng với nhân dân ta) dự hội nghị 81 đảng cộng
sản và phong trào công nhân quốc tế tại Mascova trở về, nhất trí coi việc áp
dụng mô hình Xô Viết (vào VN) là "một vấn đề mang tính bắt buộc",
ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác xã.”
Trinh
Nguyễn trên báo Thanh Niên:
“Nhưng
hạn chế lớn nhất của triển lãm chính là thiếu vắng các câu chuyện kể. Sự “nhạy
cảm” của đề tài cải cách ruộng đất có lẽ cũng giống như đề tài thời bao cấp. Đó
là những thời kỳ chúng ta đã từng có cái sai, để rồi nhìn thấy nó và sửa chữa
nó. Nhưng nếu triển lãm bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học cách đây cả chục năm
tái hiện được câu chuyện thân phận con người thì triển lãm này chưa chạm vào
đó. Không ai rõ, những con người cụ thể, có những hiện vật được trưng bày ở
đây, đã đi qua thời kỳ đó ra sao. Họ, con cháu họ, hiện sống thế nào, quan niệm
gì về thời kỳ lịch sử ấy.”
*****
Cái
dại trong triển lãm CCRĐ
Khi
cho triển lãm những tài liệu và hình ảnh Cải cách ruộng đất 1949-1957, phải
chăng đảng CSVN đào mồ đập mả dựng dậy khoảng 200.000 người Việt đã bị bác và đảng
giết hại trên nửa thế kỷ để đấu tố một lần nữa, hay là để chạy tội trước nhân
dân sau khi nhiều cựu cán bộ CS giác ngộ lên tiếng tố giác tội ác tày trời này
của "bác" và đảng. Thế nhưng, dù nhằm mục đích gì đi nữa, kết quả của
việc làm này đã trở thành gậy ông đập lưng ông: đảng tự đấu tố mình và khơi dậy
lòng oán hận đã lắng xuống nơi con cháu nạn nhân đồng thời kích thích người ta
tìm hiểu về sự thật đã xảy ra trong thời kỳ ấy.
Tác
giả xin bắt chước “chụm” từ “Cái Dâm trong (chế độ) Chủ nghĩa Xã hội” là tên gọi
một chủ đề trong chương trình “Giờ Giải Ảo” do Kinh tế gia kiêm Nhà báo Nguyễn
Xuân Nghĩa và Nhà báo Đinh Quang Anh Thái phụ trách trên Báo Người Việt TV
Online (http://nguoiviettv.com/?p=17260.) để làm tựa đề bài mổ hôm nay: Cái
Dại trong Triển lãm Cải Cách Ruộng Đất.
Chỉ
cần liếc qua một vài hình ảnh với lời thuyết minh qua cuộc Triển lãm CCRĐ do đảng
CS vừa bày ra sáng ngày 8 tháng 9, 2014, tại Văn phòng Chính Phủ, Văn Phòng Quốc
Hội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cục Lưu trữ Văn Phòng Trung ương Đảng, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng
Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình..., những ai chưa bị lây bệnh Cả Lú đều
thấy cái dại của những kẻ tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ”.
Chẳng
hạn như "hình ảnh về cuộc sống của giới địa chủ Việt Nam được trưng
bày đối diện với đời sống của người bần cố nông. Những tấm áo tả tơi vá chằng
vá đụp đối diện với những áo dài, áo the bằng lụa", hay "những đồ
dùng bằng ngọc, lò sưởi, tẩu thuốc đối diện với mái nhà tranh đơn sơ."
Khi
trưng ra như thế, đảng cố ý cho khán giả thấy sự tương phản giàu nghèo giữa địa
chủ và bần cố nông thời bấy giờ khi mà đảng viên hầu hết đầu nón cối, chân dép
râu vai mang xắc cốt, thân mình bụng lép má hóp răng hô, nhưng đảng “ta” lại
quên mất người xem hôm nay cũng có cặp mắt và cái đầu để nhìn vào đó mà ôn cố
“suy” tân, so sánh sự tương phản giữa giai cấp lao động và giai cấp cán bộ CS
hôm nay.
Đối
chiếu sự tương phản giàu nghèo giữa địa chủ và tá điền thời CCRĐ với sự tương
phản giàu nghèo giữa Cán bộ CS và nông dân, công nhân ngày nay, ta thấy rõ ràng
là một khoảng cách cực khủng mà phần thắng thuộc về “bên thắng cuộc”. Đây là một
vài hình ảnh chứng minh trong bài viết của Hoàng Thanh Trúc: Ô hô! Như con
nít với đèn trung thu Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”
Mặt
khác, nguồn tài sản của địa chủ có thể hầu hết là di sản tích lũy do ông bà cha
mẹ hay xa hơn nữa, hoặc có thể là của chính họ làm tạo dựng nên, nhưng đâu phải
một sớm một chiều mà có như cán bô CS ngày nay mới từ rừng về thành, ngơ ngơ
ngáo ngáo, toàn khố rách áo ôm; mà nào phải có ít, nhưng có nhiều, cực nhiều. Về
mặt tài sản: nhà cửa, đất đai, kim loại qúy, US Đô cuả Cán bộ CS ngày nay, điạ
chủ ngày xưa chỉ là đồ... ẻ. Nhưng tài sản những cán bộ CS sỡ hữu hôm nay ở đâu
mà ra vậy là chuyện người dân không có quyền thắc mắc.
Địa
chủ ngày nào bị cho là bóc lột tá điền nhưng nhờ địa chủ mà bần cố nông có đất
đai để canh tác sinh sống; nông dân sở hữu toàn bộ sản phẩm mình làm ra sau khi
nạp cho chủ đất bách phân nào đó theo thỏa thuận từ trước, chứ không phải nạp hết
thẩy toàn bộ của cải do mình làm ra vào kho nhà nước “quản lý” như dưới thời
“kách Mạng” chưa “đổi mới (thực chất là đổi cũ) hay là chết”. Chẳng may gặp lúc
mất mùa hay hoạn nạn, họ có khi được địa chủ giúp đỡ cách này hay cách khác.
Điều
nữa là đất đai mà địa chủ có được chắc chắn không phải do công an phối hợp với
côn đồ trang bị vũ khí đầy mình với cho nghiệp vụ cưỡng chế của người ta như
các quan CS đang làm hôm nay khắp ba miền đất nước.
“Chớ
có quở chữ dâm là chữ bậy,
Nếu
không dâm sao lại nẩy ra hiền”
Cứ
tưởng “cái Dâm trong (chế độ) XHCN” vươn lên “đỉnh cao chói lọi” không ai bì nổi
như chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà báo Đinh Quang Anh Thái đã phân tích và
lượng giá, sẽ “nẩy ra hiền” cho chế độ CS đương quyền. Ai dè “hiền đâu chẳng thấy;
chỉ thấy dại.
Dại
mới đi bày trò “Triển lãm Cải Cách Ruộng Đất”, để thiên hạ thấy tội ác của Bác
và Đảng năm xưa và liên tưởng tới tội ác của Đảng ngày nay còn to hơn gấp bội.
Sep
07, 2014
Tác
giả cuốn tự truyện 'Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông HCM, trước
khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn
cùng các lãnh đạo lớp đàn em. image. Trần Đĩnh 1998.
23
hours ago
Nó
còn in đậm nét trong tâm trí của những người đã một thời tin vào chủ nghĩa cộng
sản, vào lý tưởng cộng sản, vào sự lãnh đạo của HCM và ĐCS, trong đó có người
từng trực tiếp tham gia CCRĐ. Những uẩn khúc này cần ...
Jul
03, 2014
HCM
hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý
hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam , và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một
xa dần đặc tính của ...
Aug
31, 2013
Nội
dung luận về xác ướp HCM đã bí mật di chuyển khỏi Lăng Ba Đình Hà Nội, những
nghi vấn, xác chết HCM đang lưu trữ ở đâu hay đã thủ tiêu từ lâu, những chân
dung nào của HCM, liên hệ thế nào với Hoa Nam, và ông ...
Mar
20, 2013
Thời
báo Ba Lan 'xếp hạng' Hồ Chí Minh - hạng 3 trong số 13 nhà độc tài đẫm máu nhất
thế kỷ 20. Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp
hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó ...
Jul
24, 2014
Và
nhờ căn nguyên gây họa này mà HCM trở thành một trong số rất ít người có mặt
trên thế giới nhận được những lời ca tụng bóng bẩy, hào nhoáng nhất. Nhưng cũng
đồng thời là kẻ phải nhận lấy những lời nguyền rủa cay ...
Jun
20, 2014
Vẫn
theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói
lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ sử dụng sản
phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết ...
May
28, 2013
Hồi
nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên HCM đồng nghĩa
với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao
xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời ...
Aug
26, 2014
HCM)
về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn
quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng
ra nên nói là cố chủ tịch). Ông Vũ Ngọc Hoàng, ...
18
hours ago
Chỉ
sử dụng một số hình ảnh rẻ tiền “vớ vẩn” nghèo nàn chất xám để tuyên truyền
phục vụ cho triển lãm “Cải cách ruộng đất, một cuộc cách mạng dân chủ long trời
lở đất” (lời Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử) ...
May
25, 2011
Cải
cách ruộng đất, một chiến dịch diệt chủng của người cộng sản cách đây hơn nữa
thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn trong lòng người
dân Việt, nhứt là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.