Tuesday, September 16, 2014

Chương trình nhận con nuôi ở Việt Nam

image
Hoa Kỳ và Việt Nam cho hay trong nay mai hai nước sẽ tái tục một chương trình được mô tả là hạn chế để nhận con nuôi từ Việt Nam, 6 năm sau khi lệnh cấm nhận con nuôi ở Việt Nam được ban hành, vì những cáo buộc về nạn bán trẻ em và trẻ sơ sinh mà không có sự đồng thuận của cha mẹ các em.

Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng theo thỏa thuận mới, người Mỹ sẽ được phép nhận trẻ con Việt Nam có nhu cầu đặc biệt, và những đứa trẻ từ 5 tuổi trở lên làm con nuôi.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho giới truyền thông hay rằng sứ quán sẽ tổ chức một sự kiện để thảo luận vấn đề nhận con nuôi từ nước ngoài. Trong thông báo này, tiến trình nhận con nuôi sẽ tái tục “trong nay mai”, một khi chính quyền  Việt Nam loan báo các dịch vụ giúp người nhận con nuôi nào tại Hoa Kỳ được phép đại diện cho phụ huynh người Mỹ.

image
ông Nguyễn Văn Bình
AP trích lời ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc cơ quan đặc trách con nuôi tại Bộ Tư Pháp, nói rằng hai cơ quan của Mỹ sẽ được cấp giấy phép trong tuần tới để hoạt động ở Việt Nam.
Trước khi lệnh cấm được ban hành vào năm 2008, Việt Nam là một điểm đến được ưa chuộng của người Mỹ muốn nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
Tuy nhiên, chính lý do này đã gây quan ngại trong nội bộ đại sứ quán Mỹ, rằng mức cầu cao đi kèm với một công nghiệp cung cấp những đứa trẻ mạnh khỏe làm con nuôi, không được quản lý đúng đắn, đã đặt ra nhiều nghi vấn về mặt đạo đức.

Năm 2009, một phúc trình do Liên Hiệp Quốc yêu cầu thực hiện về những vụ nhận con nuôi ở Việt Nam, đã xác nhận những cáo buộc đó. Phúc trình này nói những khoản tiền mặt do các cơ quan nhận con nuôi trả cho các viện mồ côi đã khiến các cơ sở này tích cực đi tìm trẻ em để cho làm con nuôi, mà không kiểm tra lý lịch cũng như hoàn cảnh gia đình của các em.

image
Một số nghị sĩ Mỹ và các tổ chức vận động đã kêu gọi nhà nước Việt Nam áp dụng những luật lệ nghiêm ngặt hơn, và giám sát tốt hơn tiến trình đó để có thể tái tục chương trình nhận con nuôi ở Việt Nam.
Đại sứ quán Mỹ đánh giá thỏa thuận này là một “sự thành công trong quan hệ song phương với Việt Nam”.

Nhu cầu nhận con nuôi ở nước ngoài đã gia tăng trong những năm gần đây. Nhưng nhiều chương trình tại các nước đang phát triển như HaitiGuatemala đã bị nhiều tai tiếng vì những cáo buộc buôn bán trẻ em.

Dựa trên những con số thống kê hàng năm do ông Peter Selam, một chuyên gia về nhận con nuôi nước ngoài tại Đại học Newcastle của Anh, thì do những vụ tai tiếng đó, con số trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua.



AP

*****

Việt Nam cấp phép cho hai tổ chức con nuôi của Hoa Kỳ

image
Việt Nam hôm nay đã trao giấy phép cho đại diện của hai tổ chức con nuôi của Hoa Kỳ, chính thức nối lại hoạt động cho nhận con nuôi giữa hai nước sau 6 năm đình trệ.

image
Hai tổ chức Dillon International và Holt International Children’s Services đã được cấp phép hoạt động trong chương trình “Con nuôi đặc biệt”, bao gồm trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ từ năm tuổi trở lên, và nhóm trẻ em là anh chị em ruột.

VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp Việt Nam, ngay sau buổi lễ tại Hà Nội, với sự tham dự của Đại biện Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ.

Trước hết, ông Bình cho biết ý nghĩa của việc cấp phép này:

"Cái này thì nó là cái hoạt động bình thường thôi. Việt Nam là thành viên của Công ước La Hay và Mỹ cũng là thành viên của công ước La Hay thì phải hợp tác với nhau và theo luật chơi chung là Công ước La Hay (về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế).Hai tổ chức con nuôi của Hoa Kỳ được cấp phép ngày hôm nay là tổ chức thứ 33 và 34 của 11 nước, 12 nước có mặt ở Việt Nam. Bình thường thôi mà."

VOA: Hai công ty của Mỹ họ phải đáp ứng các điều kiện gì, thưa ông?

image
Ông Nguyễn Văn Bình: Họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật của Hoa Kỳ cũng như đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật của Việt Nam và công ước La Hay, có nghĩa là họ phải hoạt động nhân đạo, hoạt động phi lợi nhuận, giúp cho các gia đình cha mẹ nuôi ở Hoa Kỳ muốn nhận trẻ em ở Việt Nam. Họ đâu có vào Việt Nam được. Công ước quy định như vậy, và luật Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đều quy định như vậy.

Hai tổ chức này là hai trong số hơn 200 tổ chức của Hoa Kỳ có đủ điều kiện như vậy nhưng mà Việt Nam chọn hai tổ chức này. Qua một quá trình kiểm tra, thẩm định, thì Việt Nam chọn hai tổ chức này cấp phép đầu tiên.

VOA: Việt Nam từng bị Mỹ cáo buộc là đã để xảy ra những sai phạm trong việc nhận con nuôi. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ làm gì để đảm bảo những chuyện đó không xảy ra?

Ông Nguyễn Văn Bình: Nói cáo buộc thì nó cũng chẳng hẳn. Cái câu chuyện năm 2007 – 2008, đến nay là bao nhiêu năm rồi? Chừng ấy năm thì Việt Nam đã làm cái luật mới. Việt Nam đã tham gia Công ước La Hay và Việt Nam đã cho nhận con nuôi theo Công ước La Hay với lại 11 nước rồi. Hoa Kỳ là nước thứ 12. Ở các nước khác họ cũng thực hiện chuẩn theo công ước La Hay cả, không riêng gì Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, họ cũng có những chuẩn bị ở trong nước nữa và đến bây giờ, họ cũng chuẩn bị đủ để mà hợp tác với Việt Nam thôi. Tất nhiên ở Việt Nam, ở đâu cũng vậy, khi mà có những khó khăn trở ngại, có những vướng mắc thì mình điều chỉnh. Sai thì sửa, có vấn đề gì đâu.

image
Hồi năm 2008, Washington và Hà Nội đã ngưng gia hạn một thỏa thuận cho nhận con nuôi sau khi phía Hoa Kỳ phát hiện các ‘sai phạm’ mà Việt Nam cho là ‘không xác đáng’.
Viện Báo chí Điều tra Schuster của Mỹ từng cho VOA Việt Ngữ biết rằng qua các thông tin bà thu nhận được từ yêu tiếp cận thông tin theo Đạo luật Tự do Thông tin (Freedom of Information Act) của Mỹ, nhiều người từ cơ quan quản lý vấn đề giao nhận con nuôi, các trung tâm trẻ mồ côi, bệnh viện, giới chức chính phủ Việt Nam đã ‘hưởng lợi’ từ các vụ giao nhận con nuôi ‘không minh bạch’ cho các công dân Mỹ vốn không mảy may nghi ngờ về các tiêu cực.

Sau khi phía Mỹ đưa ra các cáo buộc, Việt Nam đã tăng cường cam kết cải thiện hệ thống cho nhận con nuôi.
Luật Con nuôi, Nghị định thi hành và các thông tư liên quan đã lần lượt được thông qua và đang được thực hiện.
Dù việc nhận cho nhận con nuôi một cách giới hạn đã được tái tục, phía Mỹ cho biết ‘vẫn tiếp tục theo dõi chương trình phúc lợi trẻ em của Việt Nam nhằm xác định việc mở rộng chương trình con nuôi nước ngoài’.

image

Theo Viện Báo chí Điều tra Schuster, trong khoảng thời gian từ 2006 tới 2009, các công dân Hoa Kỳ đã nhận nuôi tổng cộng hơn 2.200 em nhỏ từ Việt Nam.


image

Làm sao vào Top 10 đại học quốc tế?
Việt Nam hết người rồi chăng!?
Chợ Chạy ở Sài Gòn
Thương binh James Thạch dùng nỗi đau của mình xoa ...
Liệu chúng ta có thể đánh bại tổ chức Quốc Gia Hồi...
Cấm vận phương Tây đè nặng trên kinh tế Nga
Chính quyền biến đường bêtông thành đường đất
Cuộc chiến bị lãng quên
Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất
Báo ''Người Hà Nội": Chị Cả Bống
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...
Ước gì con không phải đi du học!!!
Bát bún riêu
Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?
Hãy xứng đáng với sự hy sing của những Anh Hùng, T...
Peter Tân Hoàng bị bắn chết ở Australia
Bí mật Thành Đô đã được Trung Cộng bật mí
Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che t...
Giáo dục học sinh căm thù điền chủ Nguyễn Thị Năm
10 đặc điểm của Gmail
Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu 'dễ sống' hơn?
Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù
Triển lãm "cải cách ruộng đất" đóng cửa vì "thiếu ...
Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ
Tại sao không hòa hợp hòa giải?
Vai trò của các mạng truyền thông xã hội
Hà Nội hốt hoảng tung nhiều tư liệu để tuyên truyề...
Tin tức liên quan đến tên công an Nguyễn Đức Chươn...
Câu chuyện cái đũa
Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất”
Trung Cộng làm gì ở Trường Sa?
Nỗi oan cô Phượng
Dân: biết không được cấm_Đảng: cấm không được biết...
Vai trò của HCM trong Cải cách ruộng đất
Nhiều người Việt từng bị lừa...
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Chuyện tình cảm động của bà Aung San Suu Kyi
Đài Loan: Hàng trăm tấn dầu ăn từ rác thải
Mùa na tai chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn
Xì xầm rất nhiều về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.