Hàng
trăm tấn đồ ăn nhẹ, mỳ gói và bánh bao đã bị vứt bỏ ở Đài Loan và Hong Kong
Chính
phủ Đài Loan nói họ sẽ áp dụng hình phạt nặng hơn đối với việc vi phạm an toàn
thực phẩm sau vụ bê bối “dầu máng” (dầu ăn đã dùng rồi nhưng được tái chế để
dùng lại).
Những
người vi phạm sẽ đối diện 7 năm tù giam nếu cho các chất bị cấm hoặc phụ gia thực
phẩm giả vào đồ ăn.
Vi
phạm dẫn tới tử vong sẽ có thể dẫn tới tù chung thân hoặc các hình phạt cao hơn.
Tuyên
bố về mức phạt được đưa ra sau khi một công ty bị phát hiện bán dầu ăn tái sử
dụng cho hơn 1000 doanh nghiệp.
Jiang
Yi-huah
Thủ
tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa nói vào hôm thứ Tư 17/09 rằng mức phạt vi phạm sẽ
được nâng lên gấp 10 lần với mức cao nhất là 200 triệu đô la Đài Loan (6.6
triệu đô la Mỹ).
Những
người tố cáo sẽ được thưởng 2 triệu đô la Đài Loan và nếu người báo cáo vi phạm
đó làm trong chính công ty vi phạm thì sẽ được thưởng gấp đôi.
Tuy
nhiên đề xuất này còn đang chờ được nghị viện thông qua.
Yeh
Wen-hsiang apologizes for the oil scandal
Hồi
đầu tháng Chín, công ty cung cấp dầu ăn Chuang Guann bị phạt do bán khoảng 782
tấn dầu ăn bẩn, tái sử dụng từ các bếp nấu và máy lọc mỡ, trộn với mỡ động vật.
Hàng
trăm tấn đồ ăn nhẹ, mỳ ăn liền và bánh bao cũng đã bị vứt bỏ ở Đài Loan và Hong Kong kể từ khi vi phạm này được phát hiện.
Biện
pháp mới cũng bao gồm kiểm soát các nhà sản xuất thực phẩm và thiết lập đường
dây nóng để nhận các báo cáo vi phạm tới chính quyền.
Sep
08, 2014
Cảnh
sát đã phát hiện 243 tấn dầu ăn được tái chế từ rác thải, vật liệu nhiễm độc do
một nhà máy không phép tại Bình Đông sản xuất và bán cho tập đoàn Chang Guann.
image. Công ty Chang Guann thừa nhận mua dầu mỡ ...
Bê
bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam
Cơ
quan An toàn thực phẩm của Việt Nam ngày 15 tháng 9 ra lệnh thu hồi một số loại
thực phẩm đóng hộp của Đài Loan sau khi nhận được thông tin từ Văn phòng Kinh
tế và Văn hóa Đài Bắc nói rằng những sản phẩm này có chứa dầu thải tái chế.
Truyền
thông trong nước đưa tin đại diện ngoại giao Đài Loan ở Việt Nam cho biết Công
ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thương mại Cửu Hương đã nhập khẩu các sản phẩm
dưa leo trộn thịt heo đóng hộp và sốt thịt cay đóng hộp từ công ty thực phẩm
Wei-Chuan ở Đài Loan, là công ty đang dính líu đến cáo buộc sử dụng "dầu
cống rãnh."
Ngày
16 tháng 9, Cơ quan an toàn thực phẩm thành phố HCM đã đến công ty Dịch
vụ Thương mại Cửu Hương để thanh tra nhưng không phát hiện được những sản phẩm
thịt hộp này như đã được thông báo.
Bác
sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi Cơ quan An toàn Thực phẩm thành phố HCM cho biết một đại diện của công ty này khẳng định chưa từng nhập hai lô
hàng thịt hộp bẩn.
Theo
tường trình của báo Thanh Niên, các giới chức y tế thành phố HCM đến
trụ sở công ty Cửu Hương vào tối ngày thứ Hai, nhưng tới sáng hôm sau mới được
cho phép vào kiểm tra.
Bà
Mai được dẫn lời nói Cơ quan sẽ tiếp tục hợp tác với phía hải quan và quản lý
thị trường thu hồi những sản phẩm này nếu phát hiện thấy ở thành phố HCM.
Vụ
bê bối “dầu cống rãnh” vỡ lở hồi gần đây ở Đài Loan khi nhà chức trách đảo quốc
này phát hiện một công ty sử dụng mỡ heo trộn với dầu thải và bán cho hàng trăm
nhà hàng và tiệm bánh ở đây.
Hôm
12 tháng 9, báo The Japan Times cho biết Tổng giám đốc Cơ quan Thực phẩm và
Dược phẩm của Đài Loan nói rằng 14 mặt hàng thực phẩm sử dụng dầu cống rãnh đã
được xuất khẩu tới 12 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Hôm
thứ Hai, chính quyền Hong Kong công bố một danh sách toàn bộ những nhà hàng,
cửa tiệm, nhà phân phối, nhà bán lẻ có dính dáng đến bê bối dầu bẩn. Trong danh
sách này có hiệu bánh BreadTalk của Singapore
và Maxim’s Food and Beverage, đơn vị đưa Starbucks vào Việt Nam .
Bài nói chuyện của
Bác sĩ William Li về UNG THƯ:
CHÚNG TA CÓ THỂ ĂN ĐỂ BỎ ĐÓI TẾ BÀO UNG THƯ.
CHÚNG TA CÓ THỂ ĂN ĐỂ BỎ ĐÓI TẾ BÀO UNG THƯ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.