Tin
Nguyễn Bá Thanh thầm lặng đi Mỹ chữa bệnh "rối loạn hồng cầu" đã
khiến dư luận Việt Nam rộ lên những tin đồn, đồn rằng ông bị nhiễm phóng xạ,
thậm chí còn đồn rằng ông đã qua đời ngày 29/08/2014.
Nguyễn
Bá Thanh, 61 tuổi, là Chủ tịch đầu tiên của Đà Nẵng sau khi tỉnh này tách rời
khỏi Quảng Nam vào năm 1996 và đến năm 2003 giữ chức Bí thư Thành Ủy. Cuối năm
2012, sau khi thua to trước phe "nhóm lợi ích" của Nguyễn Tấn Dũng
trong Hội nghị trung ương 6, "phe Đảng" quyết định thành lập Ban Nội
chính và Ban Kinh tế, Nguyễn Bá Thanh được giao nắm phần Nội chính. Tuy nhiên
sau đó, trong Hội nghị trung ương 7, "phe Đảng" đã thất bại, không
đưa được Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị.
Dẫu
sao thì hiện Nguyễn Bá Thanh - với nhiều huyền thoại do báo chí thuộc vây cánh
và cá tính ngang tàng Quảng Nam
- vẫn là con bài sáng giá của phe Đảng và sẽ là một "ngôi sao" trong
đại hội đảng 12 sắp tới. Đây có thể là điều mà nhiều giới tại Việt Nam mong
đợi, nhưng cũng khiến cho phe "nhóm lợi ích" tìm mọi cách để ngăn trở.
Đó
là lý do sâu xa sau hai hiện tượng "Thiên Thanh bị bắt" và "Bá
Thanh bị bệnh" mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.
Mạnh
khỏe để...hy sinh
Thói
thường, lãnh tụ đảng nào cũng không chịu về hưu sớm, mà nằng nặc ở lại để
"hy sinh", để "cống hiến". Nhưng muốn vậy thì ngoài phe
phái mạnh, che giấu những tỳ vết thật kín, điều quan trọng là phải có sức khỏe
: muốn hy sinh, muốn cống hiến thì cũng phải khỏe mới có thể làm được. Do đó,
để đánh nhau, dìm nhau, các phe phái trong đảng rất chú ý đến yếu tố sức khỏe
này.
Để
tiến hành đại hội đảng toàn quốc, thì các tổ chức gồm "Tiểu ban Nhân
sự", "Ban Tổ chức Trung ương" và Hội đồng kiểm tra trung ương sẽ
tiến hành kết luận tình hình sức khỏe của các nhân vật thuộc diện "quy
hoạnh" vào "Trung ương đảng và Bộ chính trị".
Lịch
sử đại hội ĐCSVN cho thấy đây là một bãi chiến trường phức tạp, bởi lẽ nếu
không công kích vào lý lịch, đời tư hay năng lực của đối thủ, hoặc do các yếu
tố này chưa đủ "ép phê", các phe phái sẽ nhắm vào sức khỏe. Dĩ nhiên,
thừa hiểu được đòn này, các ủy viên sắp nuôi mộng làm vua hay tiếp tục làm vua
sẽ chăm chăm che giấu hồ sơ bệnh lý của mình.
Trong
cuốn Bên thắng cuộc, nhà báo Huy Đức đã đưa ra nhiều thông tin thú vị về trò
đấu đá và giấu bệnh này. Vì giấu bệnh, không chịu đi khám, không chịu chữa bệnh
công khai, chỉ lén lút chữa bằng thuốc nam để chờ qua đại hội, nhiều lãnh tụ
đảng đã chết bất đắc kỳ tử.
Trong
Đại hội 8 vào năm 1996, chỉ vì giấu bệnh chờ làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Lê
Mai đã chết đột ngột và Nguyễn Đình Tứ thì đột tử trước khi nhận chức ủy viên
bộ chính trị. Ông Lê Xuân Tùng(Bí thư thành ủy Hà nội 1996-2000) đã bị tai biến
mạch máu não, một chân gần bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh
Hương giấu bệnh tiểu đường nặng và chết giữa lúc đang làm Bộ trưởng công an vào
năm 2004.
Tình
trạng giấu bệnh hoặc không chịu nhận mình mắc bệnh của giới lãnh đạo cộng sản
rất nhiều.
Đỗ
Mười và Đào Duy Tùng
Viện
trưởng Viện Mác Lê-nin kiêm Trưởng ban Tuyên huấn trung ương Đào Duy Tùng bị
ung thư, nhưng vẫn nuôi mộng làm tổng bí thư, cố bám vai trò Trưởng ban Văn
kiện của Đại hội với niềm hy vọng nắm chức cho đến khi não bị di căn, chết bất
đắc kỳ tử vào năm 1998. Huy Đức trích lời Hà Đăng, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn
kiện: "Trong nhiều cuộc họp, cả trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy
anh(Đào Duy Tùng) có những lúc lim dim, chừng như lơ đãng...Sau Hội nghị Trung
ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện chúng tôi họp lại trên cơ sở tiếp thu những ý
kiến của Trung ương, sửa chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay
mặt Tổ trình bày nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày
xong, anh đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừa nói". Tháng
5/1996, Tùng xuống Hải Phòng chỉ đạo đại hội Thành ủy để củng cố vây cánh, giữa
lúc phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó bị bất tỉnh cho đến khi chết.
Đoàn Khuê
(1923-1998)
Đại
tướng Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê thì giấu bệnh ung thư hạnh để chờ làm chủ
tịch nước qua lời Nguyễn Văn An (chủ tịch quốc hội) : "Khi chuẩn bị
nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và
Thường vụ không có ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư
đấy, anh Mười nói: Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn
Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo : thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là
khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ".
Giáo sư Vũ Bằng Đình
Và
đây là lời của Giáo sư Vũ Bằng Đình, Viện trưởng viện Quân y 108 kiêm phó chủ
tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương :" Chúng tôi phát hiện Đoàn
Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét
nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng
định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến năn nỉ ông vào
bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn
an ông : nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có
thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ
quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị
cho tôi phải báo cáo cho Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm
hạch... Tôi và bác sĩ Nguyễn Thế Khánh cùng ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên
Bộ Chính trị".
Huy
Đức thuật :
"Theo
ông Nguyễn Đức An :"Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn Khuê: ung
thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể kéo dài cuộc sống không quá một năm, họp Ban
Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi
phải công bố bệnh án". Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố :" Tôi là người
khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ". Đại tá Vũ Bằng
Đình nhớ lại:"Cả tôi và anh Lê Thi, Bí thư Đảng ủy Viện 108 nhận được
quyết định nghỉ ngay lập tức". Không chỉ "lỡ cơ hội" trở thành
nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống
của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán. Ngày 16/1/1998, Tướng
Đoàn Khuê chết."
Chúng
nó phá ... Nguyễn Bá Thanh
Tin
tức về việc Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh cũng có dấu hiệu " chúng nó
phá" như lời của Đoàn Khuê.
Chúng
nó ở đây hẳn nhiên là đồng chí X. Sau hội nghị trung ương 6 vào năm 2012,
Nguyễn Bá Thanh đã cho triệu tập toàn bộ đảng viên tại Đà Nẵng để nghe mình
chửi Nguyễn Tấn Dũng, toàn bộ đã bị người khác bí mật ghi hình và tung lên mạng
youtube.
Nguyễn
Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh một cách thầm lặng và ai đã tung tin này ra?
Theo
xác minh của chính con Nguyễn Bá Thanh, trước khi đi Thanh có xin phép và được
Bộ chính trị chấp thuận, đương nhiên nhân vật nào đó trong Bộ chính trị đã xì
ra tin đồn này, thậm chí đồn một cách ác hiểm là "máu bị nhiễm phóng
xạ".
Mà
bất kể bệnh gì, chỉ cần biết là bệnh nặng phải đi tới Mỹ chữa trị, dù mạnh khỏe
như lực sĩ Olympic thì Nguyễn Bá Thanh rất dễ bị xếp vào diện "có vấn đề
về sức khỏe".
Mặt
khác, việc Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh lại xảy ra cùng lúc với một tin chấn
động là Ban giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt vào cuối tháng Bảy ngay tại Đà
Nẵng, đất của Nguyễn Bá Thanh.
Tin
tức chỉ cho biết Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh vào giữ tháng Tám, nghĩa là
thủ tục khám, chẩn bệnh và xin phép Bộ chính trị phải tiến hành trước đó nhiều
tuần, từ tháng Bảy.
Có
thể hình dung ra vẻ mặt mãn nguyện của đồng chí X khi tung ra mũi tên diệt hai
mục đích của đồng chí X. Nguyễn Bá Thanh bệnh nặng, nền y khoa Việt Nam bó
tay, muốn sống thì phải chạy qua Mỹ chữa. Nguyễn Bá Thanh đang bệnh, cái thân
mình lo chưa xong, hơi sức đâu cứu lấy đám đàn em và đám lâu la của mình. Vừa
đánh vào thế lực kinh tài của Thanh, vừa bôi đen vào lý lịch "chống tham
nhũng" trong sáng của Thanh, phe đồng chí X có thể làm sức khỏe của Thanh
tồi tệ.
Nhiễm
phóng xạ
Từ
thời "đổi mới" đến nay, địa chỉ chữa bệnh ưa chuộng của giới lãnh đạo
là Singapore
hay Pháp, nhưng riêng Nguyễn Bá Thanh thì đến Mỹ, đặc biệt là Bệnh viện Johns
Hopkins Medicine (Baltimore, HK). Gọi là đặc biệt vì đây là cơ sở y khoa hàng
đầu của Mỹ về các bệnh do nhiễm phóng xạ gây ra.
Tin
cho biết Nguyễn Bá Thanh bị nhiễm phóng xạ, còn thì vũ khí phóng xạ này ở đâu
ra?
Báo
chí Việt Nam thỉnh thoảng lại đề cập đến "Chuyên án 027Z" của Công an
Hà Nội, trong đó 39 sĩ quan và lính công an bị chết dần chết mòn do phơi nhiễm
nguồn phóng xạ, sau khi họ thu được cục chì bọc chất Uranium nghèo của đường
dây buôn chất phóng xạ, cung cấp thứ vũ khí chết người cho những kẻ ám sát mà
không dùng súng.
Vụ
này bắt đầu từ tháng Sáu năm 1995 khi Công an kinh tế thuộc Công an quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội nhận được nguồn tin về một người đến bến xe rao bán một khối
phóng xạ nặng 4.6Kg. Lúc đó ở miền Bắc rộ lên tình trạng buôn bán chất phóng
xạ, thủy ngân đỏ, sừng tê giác, đá đỏ sang Trung quốc : nếu đưa sang Trung quốc
khối phóng xạ sẽ có giá 150 nghìn USD, còn bán ở Việt Nam thì giá là 30 nghìn
USD. Kẻ rao bán này là Lê Danh Đ. ở Yên Phong, Bắc Ninh, còn chủ nhân cục phóng
xạ là Nguyễn Anh Hùng, sinh năm 1936, ngụ tại Hà Nội.
Trước
đó Cảnh sát Kinh tế quận Hai Bà Trưng đã khám phá 2 vụ buôn chất phóng xạ,
nhưng khi kiểm tra thì là đồ giả và lần này thì bắt được khối thật, sau khi vay
mượn 30 nghìn Mỹ kim để mua. "Chuyên án" kết thúc vào khoảng 10 giờ
tối ngày 3/7/1995 khi Hùng cùng hai đàn em bị tóm cổ, tịch thu tang vật đưa về
trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng.
Điều
không ai ngờ là khối phóng xạ đó bị rò rỉ, khiến cho toàn bộ 39 cán bộ làm việc
tại đây bị nhiễm phóng xạ và sau đó chết dần chết mòn. Lý do là do vợ của
Nguyễn Anh Hùng thấy khối phóng xạ tưởng là cục sắt nên mang ra kê để chẻ củi.
Cục phóng xạ bị chém phạt mất một góc của lớp vỏ chì bên ngoài và toàn bộ quanh
khu vực nhà Hùng bị nhiễm xạ.
Tịch
thu vào ngày Chủ nhật, cục phóng xạ được niêm phong và cất trong tủ. Đến sáng
hôm sau, cả phòng tập họp để "họp giao ban" mà không biết cả phòng đã
bị nhiễm xạ rất nặng.
Đến
ngày thứ Ba thì chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử mới được mời và mới
vừa bước vào cổng, chiếc máy đo phóng xạ đã báo động rất to. Các chuyên gia
mang cục phóng xạ về để thẩm tra sau khi nằm ở trong cơ quan của đội CSKT hơn
40 tiếng đồng hồ .
Ba
ngày sau, sĩ quan công an Nguyễn Hồng Tuyến, người ôm khối phóng xạ ngồi sau xe
gắn máy mang về trụ sở là người phát bệnh đầu tiên. Cả người viên sĩ quan này
đỏ ửng như con tôm luộc và khi đi thử máu thì bác sĩ xét nghiệm cho biết là
"rối loạn hồng cầu", máu có vấn đề.
Lúc
này cả đội phát hoảng và chạy đi khám bệnh. Vài tháng sau Công an Hà Nội tổ
chức cho toàn bộ công an quận Hai Bà Trưng đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe, phần
lớn đều có vấn đề về máu. Toàn bộ số công an này được bác sĩ khuyên không nên
có con vì sẽ để lại di chứng và toàn bộ đều bị chứng này chứng nọ
của ung thư : não, máu, phổi, đại tràng... và từ đó Bộ Công an đã tổ chức cho
những nạn nhân này được đi "điều dưỡng" mỗi năm một tháng ở Nha Trang.
Như
đã nói ở trên, đầu tiên thì toàn bộ các nhân viên ĐCSKT tại đây đều bị chẩn
đoán là "rối loạn hồng cầu", cũng là chứng bệnh của Nguyễn Bá Thanh
trong tin đồn mà ai đó ở Bộ Chính trị cố tình xì ra !
Thiên
Thanh và Bá Thanh
Dự
án Chi Lăng
Như
đã nói ở trên, ngày 29/7/2014, Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ toàn bộ ban lãnh
đạo Tập đoàn Thiên Thanh, gồm chủ tịch Phạm Công Danh (cũng từng là Chủ tịch
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam), cựu tổng giám đốc Phan Thành Mai và thành viên
Hội đồng quản trị phụ trách tài chính Mai Hữu Khương. Bộ Công an cũng ra lệnh
phong tỏa hàng loạt dự án của tập đoàn này tại miền Trung.
Đây
là tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đã đầu tư vào ba dự
án có tại Đà Nẵng.
Một
trong ba dự án đó là thương xá trị giá 750 triệu Mỹ kim trên nền của sân vận
động Chi Lăng, nằm giữa trung tâm Đà Nẵng. Khu đất này rộng khoảng 5,5 ha, giáp
bốn con đường chính của thành phố là Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia tự và Chi
Lăng.
Tập
đoàn này đã mua sân vận động trên vào tháng 8/2010 và gây nên nhiều dư luận và
tranh cãi.
Đầu
tiên là thủ tục bán. Đây là "khu đất vàng" và việc bán đất này diễn
ra một cách thầm lặng, không thông qua thủ tục đấu giá.
Kế
đến là giá bán : giá chuyển nhượng lại rất thập thấp hơn cả giá đất tối thiểu
theo khung giá của địa phương.
Phạm
Công Danh và Phan Thành Mai
Báo
Tuổi trẻ ngày 6/6/2011 nhận định rằng việc này "không chỉ gây thất thu
ngân sách nhà nước mà còn làm méo mó môi trường đầu tư ". Cụ thể, giá đất
giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu
đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Đó là chưa kể đến
cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá
nhiều tỉ đồng phải đập bỏ.
Tuy
nhiên báo Tuổi Trẻ chỉ có vài bài phê phán sau đó im luôn, còn báo Thanh Niên
thì đăng nhiều bài bênh vực cho Thiên Thanh và chính quyền Đà Nẵng.
Điều
này thật dễ hiểu. Năm 2010, Nguyễn Bá Thanh vẫn còn là ông trùm quyền lực của
Đà Nẵng, và hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên thường là cái loa phát ngôn tạo nên
huyền thoại Nguyễn Bá Thanh. Gần nhất, người đứng ra giải độc tin đồn Nguyễn Bá
Thanh nhiễm phóng xạ là Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên.
Thay
lời kết
Nhớ
lại rằng cách đây hơn một năm, tháng Ba năm 2013, Thanh tra Chính phủ đã chính
thức "công khai" kết luận thanh tra vào hôm thứ Ba 5/3/2013 :"
lãnh đạo thành phố Đà Nẵng" có dấu hiệu "cố ý làm trái, vi phạm các
qui định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất
trái pháp luật thu lợi số tiền lớn, gây thất thu ngân sách nhà nước ". Số
tiền "thất thoát" này là 3,400 tỷ đồng, tức trên 150 triệu Úc kim.
Bây
giờ, hai vụ "Thiên Thanh bị bắt" và "Bá Thanh bị bệnh" xảy
ra cùng một lúc, cho thấy màn đấu đá tiền đại hội đã bắt đầu và phe nhóm lợi
ích của Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa chứng tỏ được cơ mưu vượt trội so với phe
đảng của Nguyễn Phú Trọng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.