Mãnh
hổ nan địch quần hồ, kinh nghiệm người Trung Hoa để lại. Ô. Đặng tiểu Bình là
người Trung Hoa của thời CS đương đại, rất thực tế tin mèo trắng mèo đen con
nào bắt chuột được cũng tốt.
Chính Ô. Bình là người đã chủ trương chuyển hệ tư
duy sang kinh tế thị trường, đã giúp cho TC trổi dậy. Ông Đặng là người cứu
sống Đảng, Nhà Nước CS Trung Quốc trong hạ trào cách mạng xã hội chủ nghĩa khi
Liên xô đột quị, chủ nghĩa CS thất bại rõ ràng. Chính Ô Đặng tiểu Bình ấy đã
khuyên Đảng Nhà Nước TC phải ẩn dật để yên ổn phát triển kinh tế thị trường,
giữ vững chánh trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng các hàng hậu bối say
sưa chiến thắng kinh tế thị trường với tỷ lệ tăng gia liên tục hai con số suốt
cả mười mấy năm liền, trở nên khoa trương, ngang ngược, trừng lên, trổi dậy,
bành trướng, đông tiến, quậy đục nước, ngập đảo của các nước Á châu Thái bình
dương - nên sanh chuyện lớn. Mỹ chuyển trục quân sự 60% về Á châu Thái bình
dương. Các nước Á châu Thái bình dương đua nhau mua sắm vũ khí để phòng chống
TC. TC cũng phải hụt hơi chạy đua võ trang để giương oai diệu võ. Tình hình sao
hao hao giống thời Mỹ gài độ Liên xô, Liên xô lọt kế Chiến Tranh Giữa Các Vì
Sao của Mỹ thời TT Reagan, khiến Liên xô dốc hết kinh tế chạy đua võ trang, nên
Liên xô đột quị, chết yểu, chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Mỹ thắng không cần thả
một quân nhân, một GI nào xuống Điện Kremlin, không cần bắn một phát súng nào
cả.
Tương tự, trong thời đương đại, trong đối tác kinh tế tài chánh giữa Mỹ và TC,
mấy đời tổng thống Mỹ là đã âm thầm thực hiện một mưu kế Mỹ biến TC mới giàu
thành chủ nợ, nhưng chủ nợ lệ thuộc người thiếu nợ Mỹ. TC chuyển sang kinh tế
thị trường, bòn vét tài nguyên đất nước, ép “giá lương tiền” của nông dân và
công nhân để sản xuất, xuất cảng hàng hoá qua Âu, Mỹ bán rẻ mạc, thu hàng ngàn
tỷ Đô la cho Mỹ vay. Chủ nợ TC tự đâm đầu vào thế kẹt, phải nuôi nợ, chiều con
nợ Mỹ, chớ không thể siết nợ được. Trái lại Mỹ có nhiều lý do để không trả số
tiền mồ hôi nước mắt đó của TC. Chỉ cần một bất trắc xảy ra như hai chiếc tàu
hay máy bay Mỹ và TC chạm súng với nhau, đổ vỡ thời kỳ hoà bình võ trang giữa
TC và Mỹ hay đồng minh của Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ như Nhật, Nam Hàn,
Phi luật tân trên biển hay trên không Á châu Thái bình dương. Luật pháp, ngoại
giao Mỹ không có tiền lệ Mỹ trả lời, trả vốn cho một nước đang có xung đột võ
trang hay chiến tranh với Mỹ.
Trở lại vấn đề Á Châu Thái Bình Dương chạy đua võ trang hiện thời. Góp nhặt
thời sự gần đây trong vùng cho thấy nhiều nước Á Châu đang nỗ lực tăng ngân
sách quốc phòng, tăng cường quân đội, mua thêm vũ khí, trang bị các phương tiện
quân sự hiện đại, mục tiêu không có gì khác hơn là để phòng chống TC. Tiêu
biểu, Nhật đệ tam siêu cường kinh tế, bị TC giành giựt vùng biển vùng trời
Sankaku tăng chi phí quân sự gần gấp đôi, tăng ngân sách quốc phòng cao chưa
từng thấy, thay thế toàn bộ hạm đội tàu lặn và trang bị các tàu chiến hiện đại
hơn.
Việt Nam CS bị TC liên tục chiếm cứ biển đảo, cấm ngư phủ VN đánh cá,
đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế. Dù là “đồng chí” nhưng không “nhất
trí” với TC. VNCS không tiếc tiền mua nào tàu lặn, máy bay chiến đấu của Nga,
tàu tuần của Hoà Lan, nào hoả tiễn Brahmos siêu thanh của Ấn dộ. Trong 5 năm
qua, chi phí quân sự của Việt Namtăng 83%. Số tàu tuần duyên tăng gấp đôi,
lên tới 68 tàu. Quan trọng đến mức Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng “nổi hứng” lên
ngồi cho máy bay mới mua của Nga bay thử.
Phi luật tân ký hiệp ước củng cố phòng thủ chung với Mỹ, cho Mỹ sử dụng căn cứ
hải quân Subic, cho quân Mỹ được thường trú trên đất Phi, nhận chiến cụ
viện trợ và mua vũ khi của Mỹ. Đài Loan mua phản lực cơ chiến đấu đặc biệt của
Mỹ.
Nam Hàn nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, Hải quân Hàn Quốc được tăng
cường các tàu ngầm tấn công lớn.
Ấn Độ cũng mua thêm xe tăng, máy bay tiêm kích và trở thành nước nhập khẩu vũ
khí lớn nhất thế giới. Ấn lập một căn cứ với khoảng 100 ngàn binh sĩ, gần những
nơi có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Indonesia năm
2013, tăng ngân sách quốc phòng lên đến 18%, khoảng 8,1 tỷ đô la.
Và TC chế độ gây ra cơn sóng gió, nỗi lo ngại cho các nước láng giềng ở Á châu
thái bình dương, còn mua vũ khi bạo hơn nữa. Các tổ chức quốc tế theo dõi việc
mua bán vũ khí ghi nhận các nước, Á châu mua phân nửa tổng số vũ khí các nước
bán ra. TC trong mười năm qua tăng ngân sách quốc phòng lên 400%. Nhiều và cao
nhất là trong vòng ba năm trở lại đây, thời gian Mỹ chuyển trục quân sự về Á
châu Thái bình dương và TC tăng cường độ và nhịp độ giành giựt biển đảo của các
nước Á châu Thái bình dương. Vì TC cần Hải quân, chiến hạm để tranh giành biển
đảo của các nước Á châu Thái bình dương.
Nhưng muốn là một chuyện, thực tế là một chuyện khác. Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm cho biết, ngân
sách quốc phòng của TC chưa thể chạy theo Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn
hơn của TC nhiều. Mỹ lên tới 665 tỷ đô la, gần bằng tổng chi phí quân sự của 24
nước Đông và Nam Á.
Hoàn toàn khác với TC, Mỹ không cần chạy đua võ trang ở Á châu Thái bình dương.
Mỹ không cần mua sắm. Mỹ chỉ chuyễn 60% hải lực trên thế giới về đây. Lần đầu
tiên trong lịch sử bang giao với Úc, Mỹ đổ quân một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến
cấm chốt thường trực ở Úc. Mỹ rút quân ở Trung Đông dồn kinh phí về trục quân
sự Á châu của Mỹ. Tiết kiệm, giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ trong 10 năm, mỗi
năm 50 tỷ, nhưng không giảm ở Á châu. Ở đâu Mỹ cũng chỉ tốn chi phí điều hành
hải quân thôi. Trái lại do TC trừng lên quá mạnh, Mỹ có lợi bán vũ khí được cho
Phi, Úc, Nhật rất nhiều. Riêng Nhật còn chia xẻ chi phí điều quân Mỹ trong vùng
với Mỹ nữa.
Còn TC kinh tế đang khựng lại, mà phải mua sắm, tăng quân, tăng khí tài, chiến
cụ, nên rất dễ hụt hơi. Mãnh hổ nan địch quần hồ. Một mình TC không thể rượt
đuổi cả chục nước ở Á châu Thái bình tăng gia kinh phí quân sự. Những nước này
trong đó có Nhật, Ấn tăng gia kinh phí quân sự, nhưng còn có đồng vô đồng ra
nhờ bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. Nhật bán tàu lặn tân tiến cho Úc. Ấn
bán hoả tiển Brahmos cho VN.
TC dễ chết như chơi. Một là TC đột quị do hụt hơi chạy đua võ trang với các
nước. Hai là TC bị quân đội đảo chánh trong khi chạy đua võ trang biến quân đội
thành quân phiệt, quân uỷ trung ương của Đảng không kiểm soát quân đội được
nữa. TQ có thể rơi vào nội chiến, sứ quân như cuối đời Nhà Thanh vậy.
Vi
Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.