Pages

Friday, January 9, 2015

Cảm nghĩ đầu tiên về nước Mỹ của một du khách Việt Nam...

the hobbit animated GIF
Máy bay đang hạ cao độ để đáp xuống phi trường LAX, lòng tôi có một chút bồi hồi vì đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Mỹ. Một đất nước được nhiều người cho là # 1 trên thế giới, và xem nó như một “thiên đường hạ giới” nên lòng tôi có một chút háo hức để xem thiên đường đó trong thực tế như thế nào?. Tôi đoan chắc cô A đi chung đoàn với tôi sẽ còn háo hức hơn tôi nhiều, vì theo lời cô tâm sự: “Được đặt chân lên đất Mỹ là niềm mơ ước của tôi từ mấy chục năm trước. Tôi đi làm và kiên nhẫn ky cóp để dành mỗi năm 2 triệu (= $US 100) cho việc thực hiện ước mơ này. Ba mươi năm trôi qua tôi để dành được 60 triệu, kỳ này Việt Travel tổ chức đi Mỹ 1 tuần giá có 40 triệu quá rẻ nên tôi đặt vé liền, còn 20 triệu coi như chi phí linh tinh và mua sắm…Vậy là ước mơ lâu đời của tôi trở thành hiện thực!” Không phải chỉ có cô A mà hình như ai cũng thích đi Mỹ, ít nhất là 1 lần trong đời rồi chết cũng mãn nguyện

image
Note: hình trong bài này là minh họa
Sau khi qua thủ tục Hải Quan, lấy đầy đủ hành lý và đẩy ra khỏi cổng, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, chuẩn bị tâm lý để “enjoy” thiên đàng nước Mỹ. Bỗng hướng dẫn viên thông báo có 1 vị khách bị kẹt lại, không biết vì lý do gì, nên cả đoàn phải chờ. Lúc đầu chúng tôi còn đứng lịch sự đợi, tưởng đâu 15′ – 30′, ai dè 1 tiếng rồi 2 tiếng vẫn chẳng thấy tăm hơi vị khách “đặc biệt” đâu? Xuống máy bay ai cũng mệt nhoài vì giờ giấc bị thay đổi và vì hành trình bay quá dài, bây giờ lại phải chờ đợi quá lâu, ai nấy mệt mỏi ngồi bò lê bò càng dưới đất, rồi lại thêm đói bụng nên quay ra “xì nẹt” HDV. Tội nghiệp HDV chỉ biết xin lỗi và cười trừ vì anh cũng mù tịt không biết chuyện gì xảy ra cho vị khách ĐB, họ không cho HDV tiếp cận vị khách. Họ đem ông ta vào phòng và thẩm vấn trong đó. Thật là thiên đường đâu chẳng thấy, chỉ thấy địa ngục, nước Mỹ “Welcome” đoàn như thế này thì # 10, chứ # 1 gì nỗi!

image
Theo chương trình dự định, trước tiên đoàn sẽ ghé thăm khu Little Saigon ( một kiểu Saigon ngoài Việt Nam), nơi có cộng đồng người Việt sống tụ họp lại đông nhất thế giới. Tôi có cô bạn thân ở vùng này, tụi tôi đã liên lạc email và ĐT hàng ngày trước khi đi, bạn tôi dặn khi nào xe lăn bánh đi Little Saigon thì nhớ ĐT báo tin để bạn ra đón gặp mặt. Đợi gần 3 tiếng rồi chắc bạn tôi đang nóng ruột chờ ĐT, may quá thấy ông ngồi kế bên có ĐT nói chuyện với người nhà ở Mỹ, tôi bèn xin cho gọi nhờ để báo tin cho bạn biết. Sau khi tóm tắt ngắn gọn là tôi đã đến Mỹ và bị chờ đợi vô vọng ở phi trường… ấm ức quá tôi bèn “phang” cho bạn một hơi:

– Nước Mỹ # 1 của bạn gì ẹ quá! không có nỗi 1 cái ghế cho khách ngồi. Cả đoàn du lịch hơn 40 người phải ngồi lê lết dưới đất với hành lý ngổn ngang trong mấy tiếng liền, ngó thiệt thảm! Hình ảnh này quay phim chiếu lên chắc không ai dám tới Mỹ nữa!
Nói xong tôi thấy hả bớt ấm ức, nhưng tội nghiệp chắc bạn tôi bị “quê”, dù thường ngày bạn thường khen tôi hiền lành và có “Tâm Phật”, bởi vậy mới biết muốn tu cũng tùy hoàn cảnh, và có bị thử thách mới biết trình độ tu của mình tới đâu?

image
Cuối cùng thì sau hơn 3 tiếng chờ đợi dài lê thê, vị khách ĐB đã xuất hiện với nét mặt bơ phờ hốc hác, ông cho biết vì khuôn mặt ông giống 1 nghi can khủng bố, nên an ninh phi trường phải giữ ông lai thẩm vấn, điều tra, rồi chờ xác minh…vì vấn đề an ninh của nước Mỹ là quan trọng hàng đầu. Như vậy nước Mỹ tiếng là “thiên đàng” nhưng vẫn không có bình an, mà khi không có bình an thì sao gọi là thiên đàng được? Nhìn đâu cũng nghi thấy có khủng bố làm tụi tui bị vạ lây. Vị khách ĐB than thở:

http://baomai.blogspot.com/2015/01/thach-thuc-hang-au-trong-chinh-sach-oi.html
– Không biết cha mẹ sinh ra tôi có khuôn mặt giống mấy thằng trời đánh khủng bố làm chi, để tôi chịu khổ rồi còn làm quý vị khổ lây. Phải chi tôi giống T.T. Obama thì đỡ biết bao.

– Thôi thoát được là mừng rồi. Hú vía! tưởng đêm đầu tiên ở “Thiên đường Mỹ” mà phải nằm đường ngủ rồi chứ

Khi xe lên xa lộ, tôi thấy xa lộ Mỹ cũng bị kẹt xe khủng khiếp giống ở Saigon, chỉ có khác ở Mỹ là xế 4 bánh, còn ở Saigon là xế 2 bánh. Như vậy chắc là môi sinh cũng bị ô nhiễm trầm trọng. Ở Nhật thì khác, phương tiện di chuyển chính là tàu điện ngầm nên tôi thấy đường phố ít xe cộ và có vẽ yên tỉnh, ở mỗi ngã tư người ta còn làm tiếng chim hót khi khách qua đường nên không gian có vẽ bình an…

image
Sau một thời gian ngắn ở Mỹ, đi chơi nhiều nơi, thăm nhiều chỗ…Cái ấn tượng ban đầu về nước Mỹ # 10 đã dần dần phai nhạt. Dựa vào thực tế những gì tôi trông thấy và trải nghiệm tôi xin chia sẻ một số cảm nghĩ về nước Mỹ: rest-area


image
“Rest Room” ( RR) : Người xưa cũng đã từng nhận định đây là nơi con người thể hiện một trong “tứ khoái” của mình và cái mà tôi “ấn tượng” nhất và khoái nhất của nước Mỹ chính là RR. Tôi khoái nhất là cái giấy lót bàn cầu sao mà nó mướt và sạch, ngồi lên mới thấy sướng làm sao! Tôi đã từng đi du lịch nhiều nơi trên thế giới, nhưng không ở đâu tôi thấy có “tiết mục” này. Không biết RR của vua chúa, của tổng thống ra sao, nhưng cái RR công cộng mà tôi “ấn tượng” nhất là RR ở nhà thờ Kiếng (Crystal Catheral) sao mà nó lịch sự đẹp đẽ và sang trọng làm sao! Giờ đây tôi mới hiểu rõ tại sao người Mỹ đặt tên nó là “Rest Room” vì đó là nơi người ta “thư giãn”. Mỗi lần tôi đi RR hơi lâu làm bạn tôi lo hỏi “sao lâu vậy? có gì trục trặc không? ” Thực ra tôi đang enjoy và thư giãn vì tên nó là “Rest Room” mà!

image
Ở Mỹ chỗ nào cũng có RR Free và rất sạch sẽ, ngay cả dọc các xa lộ thỉnh thoảng lại có Rest Area để người ta xuống đi RR, rồi đi tới đi lui thư giãn gân cốt. Điều làm tôi ngạc nhiên là không phải chỉ có con nguời mới được quan tâm mà ngay cả chó cũng được chiếu cố. Ở một khu Rest Area (CA), tôi nhìn thấy tấm bảng “Dog’s Exercise Area” và cạnh đó là khu RR cho chó và có thiết kế sẳn một hộp đựng túi nylon để chủ nó lấy hốt “chất thải” rồi bỏ vô thùng rác gần đó cho vệ sinh.( Cái vụ này không biết đến thế kỷ nào VN mới đạt tới?) Đúng là người Mỹ có cái nhìn thực tế, nên thấy rõ nhu cầu thiết yếu của con người và giải quyết vấn đề một cách “tuyệt vời”. Đối với những du khách tuổi “về hưu” thì nhu cầu RR càng quan trọng hơn. Mỗi khi đi chơi đâu xa mối quan tâm hàng đầu của tôi chính là RR, có như vậy mới thấy thoải mái, an tâm. Cám ơn nước Mỹ đã cho tôi sự an tâm đó khi đi du lịch Mỹ ( và có lẽ cũng chỉ có duy nhất ở Mỹ).

image
Xin đừng xem thường chuyện RR và cho đó là chuyện “dơ bẩn” như ở Việt Nam. Các thành phố lớn, các khu du lịch sang trọng đều ít quan tâm đến việc xây dựng RR, thử hỏi du khách khi có nhu cầu mà không có chỗ giải quyết sẽ “khốn khổ” đến mức nào? Chắc phải mượn câu thơ của N. Du để diễn tả hoàn cảnh “éo le” này : “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Nói tới đây tôi chợt nhớ câu chuyện vui về RR : Trên một chuyến xe đò Saigon – Đà Lạt một chú ba tàu “mắc” quá, chịu hết nổi bèn la lớn lên nói với bác tài : “Chời ơi! làm ơn ngừng xe, cho ngộ xuống “đi”, rồi nị muốn “ăn” bao nhiêu thì “ăn”, ngộ cũng cho hết…” khiến cả xe cười rần rần.

image
Vệ Sinh và nước uống: Ở Mỹ vấn đề vệ sinh luôn được quan tâm, thùng rác có mặt ở khắp nơi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giữ vệ sinh công cộng. Tôi gần như không thấy rác xuất hiện trên đường phố hay trên xa lộ. Nghe nói xả rác trên xa lộ sẽ bị phạt rất nặng. Dân Mỹ từ người lớn tới trẻ em không bao giờ xả rác ngoài đường, họ có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng rất cao. Tôi nhìn thấy một em bé mở viên kẹo ăn, rồi cầm giấy gói kẹo giữ trong tay cho tới khi tìm được thùng rác thì mới vứt vô đó. Ngược lại khi tôi đi hành hương Ấn độ thì tình trạng vệ sinh thật khủng khiếp, những con bò ngang nhiên đi trên đường phố và vô tư ngừng lại để “ị” bất cứ lúc nào chúng muốn, nên phân bò đầy đường phố, không ai dọn dẹp, mùi xú uế xông lên khắp nơi, nhất là khí hậu nóng bức miền xích đạo của Ấn Độ. Người dân nghèo thì đỡ hơn bò một chút, họ biết chạy vô hai bên lề đường rồi cũng “đứng, ngồi, tiểu, tiện tự nhiên thoải mái”. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy rùng mình. Hiếm thấy toilet công cộng ở Ấn Độ. Ngoài ra tôi còn nghe nói ở Sông Hằng người ta thiêu xác người rồi thả xuống đó, rồi tiểu tiện, tắm giặt, gội đầu cũng ở đó. Thậm chí còn uống nước sông Hằng xem như là nước thiêng trị bệnh. Tôi nghĩ tôn giáo không chỉ góp phần nâng cao đời sống tâm linh con người mà còn phải góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về vệ sinh để bảo vệ sức khỏe người dân.

image
Bên cạnh đó, nước uống là một vấn đề cần thiết cho sức khỏe, người ta có thể thiếu ăn, nhưng không thể thiếu nước. Ở Mỹ vòi nước công cộng để cho mọi người có thể tới uống có mặt ở khắp nơi : Công viên, phi trường, bệnh viện, trường học, rest area…. Nhưng tôi bị ám ảnh bởi “nước phong ten VN” thiếu vệ sinh nên mỗi lần đi chơi, phải đem theo nước chai, đem nhiều thì xách nặng quá, đem ít thì không đủ uống. Bạn tôi khuyến khích đem theo 1 chai nước thôi, uống hết gặp vòi nước ở đâu thì châm thêm, vì Bác sĩ nói rằng nước “phong ten” ở Mỹ đảm bảo an toàn vệ sinh còn tốt hơn là nước chai…nhưng sao tôi vẫn thấy hơi ngán sợ bị đau bụng vì bụng tôi hơi yếu. Một buổi sáng trước khi đi chơi, tôi xách nước theo nhiều hơn, vì hôm qua thiếu nước mà mua dọc đường bị “chém” tới 3 $/1 chai nên bị “đau bụng” (dĩ nhiên là đau bụng vì xót tiền, chứ không phải đau bụng kiểu kia). Tôi lẩm bẩm : “Thiệt là nan giải không biết tính sao, sợ đau bụng kiểu này thì lại bị đau bụng kiểu kia”. Bạn tôi cuời nói:

image
– Hôm qua bạn xót tiền không dám mua nước, tôi đưa bạn chai nước , bạn uống hết sạch. Vậy bạn có thấy bị đau bụng không? nước lấy từ phong ten đó!

– Ủa vậy hả? vậy là mình vô tình đã “past test” rồi, nước phong ten ở Mỹ thật an toàn, tôi uống nguyên 1 chai mà chẳng hề thấy đau bụng gì cả, vẫn khỏe re!

Ôi ! tốt quá, từ nay đi du lịch ở Mỹ, tôi an tâm không phải bận tâm về nước uống nữa, vì ở đâu cũng có mà lại Free Thiệt là cám ơn nước Mỹ lắm vì tôi có thói quen uống nước nhiều (do nghe lời BS dặn để tốt cho sức khỏe đó! )

image
– Chim Hải Âu và nỗi sợ hãi : Cảnh mà tôi thích nhất ở Mỹ là được nhìn từng đàn chim sẻ, chim bồ câu và đặc biệt là chim Hải Âu rất dạn dĩ và thân thiện với con người. Lúc đầu khi muốn tiếp cận với chúng, tôi cứ luôn miệng nói “Đừng sợ, đừng sợ” nhưng tôi thấy hình như chúng không biết sợ hãi là gì? Khi trong tay tôi có mấy miếng bánh mì là cả đàn lập tức sà xuống bu chung quanh để ăn. Có con dạn dĩ hơn còn sà xuống và “chớp” miếng bánh mì từ tay tôi tha đi mất tiêu. Từ đó tôi luôn luôn nhớ để dành bánh mì cho chim ăn, vì đó cũng là một niềm vui đầy thú vị mà ở Việt Nam không có được.

Mẹ con tôi chụp hình với chim Hải Âu và cảnh cho chim ăn không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa thấy chán. Các loài chim ở Mỹ hình như không hề sợ hãi con người, có lẽ vì không ai làm hại chúng. Khác với ở Việt Nam thấy bóng con người ở đâu là chim vội vỗ cánh bay xa, chậm bay thì có thể biến thành chim rô ti hay chim nướng cho mấy quán nhậu mọc ở khắp nơi.

image
Ở Việt Nam không chỉ có chim mới mắc bệnh sợ hãi, mà con người cũng nhiễm bệnh này khá nặng. Tôi nói vậy là vì nhớ đến câu chuyện một tối ở hotel, sau một ngày đi chơi mệt mỏi, tối về ai cũng muốn tắm rửa cho mát mẻ. Bạn tôi vô tắm trước, nhưng khi tắm xong đóng lại vì vòi nước cũ quá nên bị rớt ra, không xài được nữa. Bạn tôi đòi gọi tiếp tân để họ cho người lên sửa, nghe vậy mẹ con tôi sợ hãi can ngăn:

– Thôi bây giờ 10 giờ tối hết giờ làm việc rồi, đừng gọi cho mất công mà còn bị rầy Con tôi còn chêm vô:

– Gọi lên có khi họ còn khép mình vô tội phá hoại tài sản rồi bắt mình đền thì chết
Bạn tôi trả lời :
– Đừng sợ, sao cái gì cũng sợ vậy? Không gọi lên sửa rồi làm sao mấy người có nước tắm

– Thì kiếm cái ly hứng nước ở sink, rồi lau mình sơ sơ cũng được mà!

Nhưng bạn tôi không đồng ý và cương quyết gọi cho tiếp tân. Tôi lo lắng thầm nghĩ : “Con nhỏ này gan quá, nói không chịu nghe lời, rồi đây sẽ rắc rối tùm lum cho mà xem” Trong bụng tôi bắt đầu đánh lô tô, tôi lo niệm Phật cho “tai qua, nạn khỏi”. Khi bạn tôi gọi ĐT xong, tôi hồi họp hỏi : “Họ nói sao? có la rầy gì không?”. Bạn tôi cười ngất : “La gì mà la, họ sẽ cho người lên sửa ngay để mình có nước tắm liền” Tôi bán tín bán nghi: “Thiệt vậy sao?”

image
Một lát sau có tiếng gỏ cửa và một ông thợ vào xem xét, ông trở ra và hẹn sẽ đi lấy đồ mới tới thay liền. Quả thật một lát sau ông ta trở lại không phải chỉ thay cái vòi nước mới mà thay luôn cả bông sen mới, vì cả 2 đều quá cũ. Trời ơi tôi mừng quá, vội lấy tiền tip cho ông ta. Đây quả là chuyện lạ vì nó hoàn toàn khác với hotel ở VN mà tôi đã từng trãi qua.

Bạn tôi cuời nói:
– Thấy chưa? mấy nguời ở VN dưới chế độ Công sản lâu quá rồi nên nhiễm bệnh “Cái gì cũng sợ” dù đó là việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình mà cũng sợ không dám nói.

Mấy mẹ con tôi bây giờ mới thực sự hoàn hồn hết sợ bèn thi nhau kể lại tâm trạng sợ hãi lúc nẫy mà lăn ra cuời bể bụng. Đúng là bịnh “Cái gì cũng sợ” đã ăn sâu vô tâm khảm người dân VN từ lúc nào không biết. Bây giờ nhờ qua Mỹ mẹ con tôi mới học được bài học “Đừng sợ”. Nghĩ lại cái xã hội gì mà từ chim tới người ai cũng mắc bệnh sợ hãi trầm trọng. Đơn giản như việc chạy xe ngoài đường, chẳng phạm tội gì, bị CA ngoắc vô là sợ rồi, lo móc tiền ra để “lót tay” cho thoát nạn. Bởi vậy thấy CA đâu là lo né tối đa như chim thấy thợ săn. Nhớ lại chuyện sửa vòi nước lúc nảy vừa thấy “quê” vừa thấy tức cười. Đúng là xả hội Mỹ văn minh có khác, quyền lợi chính đáng của con người luôn được đáp ứng nhanh chóng. Cuộc sống nếu vắng bóng những “nỗi sợ hãi” thì thật hạnh phúc biết bao! Tối đó được tắm với vòi nước và bông sen mới, thấy “đã” làm sao, được hưởng cảm giác mát mẽ, thoải mái, chứ ở VN gặp trường hợp này chắc là phải hứng từng ly nước nhỏ mà lau mình sơ sơ rồi. Cám ơn nước Mỹ đã cho tôi bài học “Đừng sợ” nhưng không biết ít bữa về lại VN cái bịnh cũ này có tái phát không? Thực ra dạo gần đây ở VN đã có nhiều người vượt qua những nỗi sợ hãi để lên tiếng đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như phong trào “Dân oan” hay “Chúng tôi muốn biết” (Tôi mới biết chuyện này khi qua Mỹ, ở VN mọi chuyện đều bị bưng bít hết). Nhưng quan trọng là những đòi hỏi chính đáng ấy có được đáp ứng không? Dân chủ thực sự hay chỉ là “bánh vẽ” thể hiện qua điều này.

image
Free và On time : Khi đi thăm Balboa Park (San Diego) tôi tưởng phải mua vé vào cửa ai dè Free. Đã vậy lại còn Free xe Trạm phục vụ du khách lên ngồi chở đi vòng vòng tham quan cảnh đẹp, vì công viên rộng mênh mông, nếu đi bộ thì chắc phải than thở như TCS : “Ôi! hai bàn chân mỏi…” Chữ Free đáng yêu làm sao, dù được hiểu theo nghĩa “Tự Do” hay “Miễn phí”, nghĩa nào cũng đáng yêu hết! mà chẳng phải mình tôi yêu đâu, có lẽ du khách nào đến Mỹ cũng đều yêu như tôi thôi.

image
Khi đến thăm “Golden Gate”, cây cầu nổi tiếng của San Francisco, mà tôi nghe tiếng từ khi còn học Anh văn ở trung học lận. Tưởng nổi tiếng lâu đời muốn thăm thì phải trả tiền vé, nhưng lại cũng Free luôn. Bởi vậy dân Mỹ siêng năng đóng thuế vì tiền thuế đó được chi vào những lợi ích công cộng, chứ không chui vào túi các quan tham nhũng như ở Việt Nam.

image
Bên cạnh đó tôi thấy dịch vụ nào liên quan đến người Mỹ đều rất đúng giờ (on time), ngay cả lịch trình xe Trạm miễn phí chở khách tham quan cũng rất đúng giờ. Tôi rất thích mục này, vì đâu có ai thích chờ đợi, hơn nữa đúng giờ là một cách biểu hiện mình biết tôn trọng người khác. Người ta thường nói “Thời giờ là vàng bạc” cho nên mình không nên phung phí vàng bạc của người khác, đó là một thái độ có văn hóa. Nguời Việt Nam mình tự nhận là có 4000 năm văn hóa, nhưng lại xài giờ cao su hơi nhiều kể cả ở Mỹ nên mới có câu : “Không ăn đậu, không phải Mễ. Không đi trễ, không phải Việt Nam”

image
Ý thức tự giác và lịch sự: Xa lộ Mỹ có lúc cũng kẹt xe dữ dội hay vào giờ cao điểm các đường trong thành phố cũng bị kẹt xe, nhưng tất cả các xe đều nối đuôi trật tự lớp lang, không có xe nào “xé rào” vượt ẩu, hoặc leo tràn lên lề như ở Việt Nam, rồi mạnh ai nấy lách. Ở các ngã tư tôi không hề thấy có bóng dáng cảnh sát giao thông, mọi người tự giác tuân theo tín hiệu đèn xanh đỏ. Nếu gặp ngã tư có 4 bảng Stop, các xe tự động dừng lại, và lần lượt theo thứ tự, xe nào đến trước, đi trước, đôi khi tôi còn thấy họ ngoắc tay nhường nhau đi trước. Ngay cả những buổi tối về khuya, lác đác ít xe chạy hoặc không có xe, khi gặp đèn đỏ hoặc bảng stop họ vẫn ngừng lại đúng luật. Hình như sống trong xã hội mọi người từ trên xuống dưới đều biết biết tôn trọng luật pháp, nó trở thành một nề nếp tốt ăn sâu vào thói quen của từng người. Ai cũng làm vậy, không thể làm khác được. Không như ở Việt Nam toàn xài “luật rừng”, “luật tùy tiện” hay “luật COCC” bắt đầu từ cấp cao rồi ảnh hưởng lan dần tới cấp dưới, ai cũng lo lách luật hay không muốn giữ luật, nên xã hội mới “bát nháo” như hiện nay. Mới đây nghe nói có “Thư ngỏ” tố cáo nhà nước vi phạm pháp luật, bắt người vô tội (Nhà văn Nguyễn quang Lập già yếu, vì dám viết những sự thật) được hằng ngàn nhà văn, nhân sĩ, trí thúc…tham gia ký tên, nhưng những loại “thư ngỏ” này “gửi thì nhiều” nhưng chẳng bao giờ được phản hồi y như gửi cho “bù nhìn”

image
Nói tới đời sống xã hội, tôi nhận thấy nguời Mỹ cư xử rất lịch sự như khi tới những địa điểm tham quan, lúc thấy tôi và bạn tôi chụp hình cho nhau. Có một bà mẹ đẩy xe nôi đi ngang, ngừng lại và đề nghị chụp dùm cho bọn tôi. Hay như khi đi vào Aquarium thấy bọn tôi có vẽ “lơ ngơ” họ tiến đến hỏi thăm có cần họ giúp gì không? hình như họ đoán mình có nhu cầu cần giúp là họ sẳn lòng giúp. Đi đâu lỡ bỏ quên đồ, quay lại đồ vẫn còn đó. Thật là tử tế ! Những lúc chúng tôi lạc lối hay có thắc mắc gì họ đều tận tình giúp đỡ. Điều này giúp tôi hiểu tại sao người Mỹ làm từ thiện mạnh nhất thế giới. Tôi cảm thấy cuộc sống ở đây sao đầy tình người, dù nước Mỹ là nước tư bản chứ không phải là nước thuộc “thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà VN mình đang mơ ước đạt tới. (Lạ một điều là dù chửi Mỹ rất hăng, nhưng con cháu các cán bộ đảng viên cao cấp đều tìm đường qua Mỹ du học hay định cư luôn).

Nói tới cuộc sống tình người ở Mỹ, tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành đến sự đón tiếp nồng hậu của các bạn quen biết gần xa, kể cả người chưa quen biết (như chị M, bạn của bạn tôi), cô S lặn lội lái xe mấy tiếng từ San Diego – OC để gặp tôi một lát… Các bạn làm tôi cảm thấy mình quá “đắt hàng” và rất “ấm áp” dù trời CA đã bắt đầu trở lạnh. Có lẽ mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại, xin cám ơn “tấm chân tình” các bạn đã tặng, làm tôi rất vui và ấm lòng dù đang ở “xứ lạ quê người “. Các bạn và những người Mỹ tôi gặp trong chuyến đi này đúng là ” The beautiful people”.

Trên đây là một vài cảm nghĩ của tôi khi lần đầu tiên đặt chân đến đất Mỹ, có thể như người mù sờ voi. Hơn nữa ở đời không có gì hoàn hảo 100%, bạn có thể đồng ý với tôi hay không? Điều đó không quan trọng, vì đây chỉ là những cảm nghĩ riêng mà tôi muốn chia sẻ với các bạn sau vài tuần trải nghiệm thực tế trên đất Mỹ. Nó cũng giúp tôi “giải mã” vì sao ai cũng thích đi Mỹ.

image
God Bless America

Tạm biệt America, mong có ngày gặp lại. Kỷ niệm chuyến đi Mỹ đầu tiên.
Cuối năm 2014
N.X.


Phượng Vũ viết thay bạn


*****


image
Aug 01, 2014
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung cộng …Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại ...

image
Sep 13, 2014
Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước ...

image
Jun 19, 2014
Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này. Góc nhìn Việt Nam : "Đi Mỹ được rồi, về làm gì?" "Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học ...

image
Aug 13, 2012
Suốt mấy ngày nay, biết tin ông Sĩ sắp đi Mỹ du lịch, họ hàng, làng xóm đã thăm hỏi, chúc mừng không ngớt và nội bộ nhà ông cũng bận rộn tíu tít, lo sửa soạn hành lý và …tâm lý không ngớt. Đời cứ như là mơ, ông Tượng, ...

Nov 19, 2014
Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó," rồi ông "ao ước làm sao dân tộc mình có cuộc sống tốt đẹp hơn. .... Kiểu hạ thủy độc đáo của tàu Mỹ.

image
May 06, 2012

Kế tiếp, đoàn ngược lên Mỹ Tho để thăm các em mà hội bảo trợ cho đi học, thăm một số hộ có nhà cửa đỗ nát cần được xây mới, trước khi trở lại Saigon để kết thúc chuyến đi dài ngày đó. Mọi chuẩn bị đều cần thiết


image

Một học sinh lớp 6 thiệt mạng sau khi bị cô giáo đ...
Vì sao phần lớn chúng ta thuận tay phải?
Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời...
Tờ 2 USD in hình con dê
Je suis Charlie
Họa sĩ bốn phương vẽ tặng Charlie Hebdo
Pháp săn lùng thủ phạm vụ xả súng
Nói với Việt Kiều
Bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì ở London
Vũ khí tối tân triển lãm tại AUSA-2014
Mỹ phản công Nga
Mỹ dùng cây Olive để chống chọi giá dầu
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Thế Chiến thứ III
Dự đoán kinh tế Trung Cộng 2015
Đồng hồ đếm ngược cho chế độ Putin
Lại bàn chuyện dân chủ
Xả súng làm 8 người Việt thiệt mạng tại thành phố ...
Văn học miền Nam hay văn học đô thị miền Nam?
Davis-Monthan: nghĩa địa máy bay
Dạy con trẻ thói lưu manh
Khi vợ hồi xuân…
San Jose: cấm sử dụng hộp, chén, đĩa, ly xốp Styro...
Thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của...
Hà Nội thiếu văn minh đô thị?
Giao thông Hà Nội là một kỳ quan thế giới
10 phát ngôn cà chớn nhất Việt Nam CS
Về Nguyễn Bá Thanh
Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”
Thư gửi Con Cháu
Khoa học dẫn đến Thiên Chúa
Đâu là 'thiên đường' cho người về hưu?
Kiểu hạ thủy độc đáo của tàu Mỹ
Blogger bị bắt: các ngòi bút trẻ có sợ không?
Hãy mở mắt to ra mà đọc: Sự thật mất lòng !!!
Những nơi có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia
Dấu hiệu đột quỵ: Không thể đứng 1 chân trong 20 g...
Chứng nghiện điện thoại di động trong giới trẻ
Ảo tưởng dân chủ
Thế giới tưng bừng chào đón năm mới 2015
Tại sao Bắc Hàn sợ ‘The Interview’?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.