Pages

Monday, May 4, 2015

Canada: Xứ sở của sự tử tế

http://baomai.blogspot.com/
Cứ mỗi tháng Tám gia đình tôi lại bắt đầu lên đường. Và chúng tôi luôn đi về hướng bắc. Canada có lẽ không phải điểm đến lạ lẫm nhất nhưng đôi khi lạ lẫm là nói quá mức.

image
Canada hấp dẫn chúng tôi với sự thân thiện, thời tiết mát mẻ dễ chịu và trên hết là tràn đầy sự tử tế.

Ai cũng tử tế

http://baomai.blogspot.com/
Chúng tôi trải nghiệm sự tử tế của người Canada ngay khi chúng tôi đến hải quan.
Lực lượng biên phòng của Mỹ thì cộc cằn và lúc nào cũng chỉ có công việc. Người Canada, ngược lại, không bao giờ tỏ ra là không lịch sự, ngay cả khi họ tra hỏi chúng tôi về số chai rượu mà tôi đem vào đất nước của họ.

Một lần, chúng tôi đã không thông báo rằng hộ chiếu của con gái chín tuổi của tôi đã hết hạn nhưng họ vẫn cho chúng tôi qua một cách rất lịch thiệp.

Sự tử tế của họ theo chúng tôi trên suốt hành trình: chúng tôi đã gặp những người phục vụ, những nhân viên khách sạn và thậm chí người lạ cũng đều tử tế.

Sự tử tế của người Canada giống như là dầu hỏa đối với Ả Rập Saudi và có khi phần còn lại của thế giới nên học hỏi phần nào.

http://baomai.blogspot.com/
Các nhà khoa học vẫn chưa phân tích về sự tử tế của người Canada một cách thực tế nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng người Canada, có lẽ vì họ không muốn làm tổn thương người khác, dùng rất nhiều những từ ngữ khách sáo như ‘có thể’ hay ‘không tệ’. Và đây là từ ngữ mà người Canada dùng thường xuyên nhất: ‘sorry’. Người Canada xin lỗi vì bất cứ lý do gì.

“Tôi xin lỗi cái cây mà tôi đâm vào,” Michael Valpy, một nhà báo và là một cây bút, thừa nhận và nói rằng những người đồng bào của ông cũng xin lỗi vì điều tương tự.

image
Giao thông ở Toronto và Montreal có lẽ rất tệ nhưng ‘hầu như bạn sẽ không bao giờ nghe một tiếng còi xe thậm chí trong những tình huống bị kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí Canada tại Đại học Toronto, cho biết. Bóp còi xe ở Canada được xem là hung hăng một cách không cần thiết.

Trên báo chí

Báo chí Canada đầy những câu chuyện về sự tử tế của người dân.
Chẳng hạn như tờ National Post tường thuật rằng ở Edmonton, một sinh viên luật có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi anh ta trở lại, anh ta thấy pin xe cạn và một lời nhắn để lại trên kính chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt. Có lẽ xe không đủ pin để khởi động máy. Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cạc tông bên cạnh hàng rào.”

Ở Ontario, một tên trộm gửi trả lại món đồ mà hắn đã trộm kèm với 50 đô la đính kèm với một bức thư xin lỗi: “Tôi không thể nói thành lời tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã gây hại cho quý vị.”

image
Người Canada không phải chỉ lịch thiệp không, họ còn khiêm nhường đến mức khó tin và không muốn được khen ngợi thậm chí cho những hành động anh hùng.

Khi một tay súng tấn công tòa nhà Quốc hội Canada hồi tháng 10 năm 2014, ông Kevin Vickers, người giữ trật tự ở Quốc hội, đã phản ứng mau lẹ và bình tĩnh bằng cách bắn kẻ tấn công bằng khẩu súng mà ông ta để ở văn phòng làm việc của mình. Và khi Vickers được báo chí Canada tuyên dương, họ đã ca ngợi sự khiêm nhường chứ không phải sự dũng cảm hay tài bắn súng của ông ấy.

http://baomai.blogspot.com/
Điều gì đã làm cho người Canada luôn khiêm nhường và lịch thiệp như vậy?
Ông Taras Grescoe, một nhà văn ở Montreal, tin rằng nó là nhu cầu của người Canada. “Chúng tôi có dân số ít trải rộng trên một lãnh thổ quốc gia lớn thứ hai trên thế giới,” ông nói.
“Chúng tôi luôn biết rằng để sinh tồn thì chúng tôi luôn phải để mắt canh chừng cho nhau. Một bà lão bước trên đường, một thiếu niên tại trạm chờ xe buýt quên đem theo khăn choàng khi tiết trời xuống dưới âm 5 độ. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhau thay vì hung hăng đối với nhau.”

Mặt trái của sự tử tế

image
Không phải ai cũng xem sự tử tế này là điều tích cực. Valpy cho rằng đây là một ‘cơ chế tự vệ xuất phát từ mặc cảm và nhận thức rằng trang phục của chúng tôi không phù hợp, kiểu đầu tóc của chúng tôi luôn xấu và chúng tôi không thật sự làm được điều gì to lớn’.

Và ở đất nước của sự tử tế các vấn đề lại có cơ hội nảy sinh bởi vì ai cũng ngại đụng chạm.

Manjushree Thapa, một nhà văn mới chuyển từ Nepal đến Canada, nhớ lại lúc ông ấy ngồi trong rạp chiếu phim khi mà màn hình mỗi lúc một mờ dần do bóng đèn chiếu tắt từ từ. Màn hình chuyển thành đen hẳn vậy mà không ai lên tiếng. Bực mình, bà đã thúc người bạn trai của mình đi thông báo cho quản lý rạp và ông ấy đã miễn cưỡng làm theo. “Sự tử tế khiến người dân ở đây câm nín,” bà nói.

Sự tử tế của người Canada có thể lây lan cho người khác.

Mỗi lần tôi đến thăm Canada hàng năm, tôi cảm thấy mình như chậm lại và nói ‘cảm ơn’ hay ‘xin vui lòng’ nhiều hơn thường lệ.

image
Có lẽ tôi đã đi quá xa và vượt lằn ranh từ sự tử tế sang lời nói ngọt nhạt. Nếu thật sự như thế thì tôi chỉ có thể nói rằng, tôi xin lỗi đúng kiểu của người Canada.



Eric Weiner

*****

Apr 02, 2012
Được coi là phần II của bộ phim tài liệu “Hà Nội trong mắt ai”, Chuyện tử tế tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của ...

Jan 06, 2015
Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của một đứa trẻ hiền lành, tử tế. image. Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết trả lời ...

Nov 25, 2014
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế. Một thiếu niên ...

Feb 02, 2015
Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là "Good Country Index" (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 ...

Aug 14, 2014
Muốn gieo lại hạt giống tốt thì phải quét sạch, khai quang, đào xới lại cả khu vườn, thay đất mới, và phải mất trăm năm nữa, con người hôm nay mới trở lại được cái tử tế, văn hóa, chỉ mong được tương đối như người miền ...

image

Học tiếng Anh qua thơ của GS Ngô Bảo Châu
Hòa bình của nấm mồ
Vang danh xứ người
Thống nhất và đần độn, man rợ
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang
5 tên kẻ thù nguy hiểm nhất của Internet
Những cánh bướm đêm dập dìu trong bóng tối
Nổ súng tại nơi diễn ra sự kiện về tiên tri Muhamm...
Đạo đức nghề nghiệp trong việc dùng ảnh
Ảnh bé Hà Giang thành trẻ em Nepal
Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?
Blogger Điếu Cày trả lời RFA ngay sau khi gặp TT O...
TT Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN
Đu dây đến bao giờ?
Ảo Ảnh
Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng V...
Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng
Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay Mỹ
Ký ức 30/4 qua ảnh chiến trường
Quan hệ tình dục nhiều dễ làm giảm trí nhớ?
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã m...
Các cựu phóng viên nhớ lại ngày kết thúc cuộc chiế...
30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch...
30/4 làm sống lại những chia rẽ của người Việt
Báo chí có những hình ảnh có hại cho VNCH
Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?
30-4-1975: "The D-Day" of Saigon
40 năm ngày 30-4-1975 đã lột mặt nạ
Trung Cộng muốn ‘nuốt chửng’ Việt Nam sau năm 75?
Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?
Chờ nhìn quê hương Việt Nam sáng chói
1975-2015: Có thể bạn chưa biết
Huênh hoang bốc phét về đại thắng mùa xuân
Cô gái Bắc Hàn và cuộc chạy trốn từ địa ngục
Thích to để “tự sướng”
Khái niệm “Chuyển” trong tranh của hoạ sĩ Ann Phon...
Khi công ty cấm nhân viên dùng email
Phi công Mỹ và thời gian ở 'Hanoi Hilton'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.