Pages

Wednesday, November 17, 2021

Nghiên cứu mới tiết lộ thêm lợi ích của ánh sáng mặt trời

 BM

Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh học và các trung tâm cảm xúc trong não bộ chúng ta. Nhận đủ ánh nắng mặt trời vào ban ngày có thể cải thiện giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và làm giảm chứng mất ngủ.

 

Chứng rối loạn giấc ngủ có tính chất lan tỏa và cứ ba người lớn thì có khoảng một người bị mất ngủ nhẹ. Khi mức độ căng thẳng gia tăng trên thế giới, chứng mất ngủ ở người lớn trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nhưng một nghiên cứu mới do Đại học Monash dẫn đầu đã phát hiện ra rằng việc nhận đủ ánh sáng mặt trời tự nhiên mỗi ngày có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện tâm trạng.


BM


Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí về Các chứng rối loạn cảm xúc bao gồm hơn 400,000 người tham gia từ chương trình ngân hàng sinh học Anh quốc. Người ta thấy rằng việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tâm trạng kém, mất ngủ và các triệu chứng trầm cảm.

 

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hầu hết các thông điệp về sức khỏe và ánh sáng đều tập trung vào việc tránh ánh sáng vào ban đêm. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ánh sáng vào ban đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ của cơ thể, còn được gọi là nhịp sinh học. Nghiên cứu này giúp làm nổi bật tầm quan trọng của việc nhận đủ ánh sáng ban ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động tối ưu.

 

Nhịp sinh học


BM


Nhịp sinh học là một quá trình tự nhiên bên trong điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức. Nó lặp lại khoảng 24 giờ một lần và có thể giúp hướng dẫn cơ thể biết khi nào nên ngủ và khi nào nên thức. Chu kỳ này rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng đã mất trong khi thức để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

 

Trong một bài báo trên trang web của Đại học Monash, đồng tác giả nghiên cứu Sean Cain cho biết, “Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời nhiều hơn trong ngày có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ít hơn, tỷ lệ sử dụng thuốc chống trầm cảm thấp hơn, ngủ ngon hơn, và ít triệu chứng mất ngủ hơn”.

 

Việc giảm các triệu chứng này có thể được giải thích là do tác động của ánh sáng đến nhịp sinh học và tác động trực tiếp mà ánh sáng mặt trời tạo ra đối với các trung tâm cảm xúc trong não bộ.


BM


Mọi người có xu hướng dành hầu hết thời gian thức trong điều kiện ánh sáng nhân tạo và tiếp xúc với ánh sáng tương đối sáng vào ban đêm. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với thói quen hàng ngày, một số người có thể cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và mức năng lượng của họ.

 

Các nhà nghiên cứu kết luận nghiên cứu bằng cách lưu ý rằng việc tiếp xúc không đủ với ánh sáng ban ngày có thể là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra một giấc ngủ kém và chứng rối loạn trầm cảm. 

 

Họ gợi ý những lời khuyên đơn giản cho mọi người; khi mặt trời ló dạng, hãy hấp thụ càng nhiều ánh sáng càng tốt, nhưng sau khi mặt trời lặn, hãy giữ cho môi trường xung quanh bạn tối. Đó là lời khuyên hay, nhưng nói thì dễ hơn làm vì ở các vùng khí hậu phía bắc, có sự thay đổi căn bản về độ dài ánh sáng ban ngày giữa mùa hè và mùa đông.


BM


Nghiên cứu này giúp chỉ ra tầm quan trọng của ánh sáng ban ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh sáng chói chang đầu tiên vào buổi sáng và dành thời gian ở ngoài trời, nhận đủ ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Cần tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm và nên tắt đèn sáng vào ban đêm, hạn chế thời gian sử dụng màn hình và tắt đèn trong phòng ngủ.

 

Bằng cách điều chỉnh nhịp sinh học, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày và buồn ngủ hơn vào ban đêm. Như nghiên cứu này cũng cho thấy, bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các cơn mất ngủ.

 

Sarah Cownley đã nhận được bằng tốt nghiệp về liệu pháp dinh dưỡng từ Học viện Khoa học Sức khỏe ở London. Cô thích giúp đỡ những người khác bằng cách dạy những thay đổi lối sống lành mạnh thông qua tham vấn cá nhân và với những đóng góp thường xuyên của cô cho Tờ báo Sức khỏe Bác sĩ. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Bel Marra Health.

 

 

 

Sarah Cownley  _  Tân Dân

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.