Các lệnh bắt buộc chống lại lương tâm ép các bác sĩ phải vi phạm niềm tin tôn giáo.
Sự ép buộc đang trở nên ngày càng phổ biến ở khắp mọi nơi trong lĩnh vực y học. Không chỉ là các lệnh chích ngừa bắt buộc, mà các bác sĩ, y tá, và dược sĩ phản đối các thủ tục y tế gây tranh cãi về mặt đạo đức đang ngày càng bị ép buộc phải lựa chọn giữa việc tiếp tục hành nghề hay vi phạm niềm tin tôn giáo sâu sắc nhất của họ.
Hãy lấy “Dự Luật Về Quyền Được Trợ Tử Tự Nguyện” (Voluntary Assisted Dying Bill) vừa được thông qua ở Queensland, Úc làm ví dụ. Luật này cho phép các bác sĩ làm cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y qua đời khi họ yêu cầu được chết. Thế đã đủ tệ hại lắm rồi. Nhưng luật này còn đòi hỏi những người phản đối có lương tâm trở thành kẻ đồng lõa trong vụ sát nhân bằng cách tìm một bác sĩ khác mà họ biết sẵn sàng làm việc đó.
Tương tự như vậy, luật hợp pháp hóa an tử ở Ontario, Canada cũng yêu cầu các bác sĩ an tử hoặc giới thiệu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn hợp pháp đi an tử – bao gồm cả những người khuyết tật và sắp tới sẽ bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tâm thần và sa sút trí tuệ.
Khi các bác sĩ Công giáo và các bác sĩ phản đối có lương tâm khác khiếu kiện để được miễn trừ vì yêu cầu giới thiệu này vi phạm các quyền Hiến chương của họ về “tự do tôn giáo và lương tâm,” một tòa án đã phán quyết rằng đạo đức của họ phải lùi lại để nhường chỗ cho quyền tiếp cận các phương pháp điều trị y tế hợp pháp của bệnh nhân. Nếu các bác sĩ không thích làm như vậy, thẩm phán này cao giọng, thì họ có thể tự mình ra khỏi ngành y.
Một bộ dụng cụ án tử có sẵn trong 250 cửa hàng hóa chất của hãng dược Bỉ Multipharma dành cho các bác sĩ đa khoa muốn thực hiện an tử tại nhà bệnh nhân, tại Brussels vào ngày 18/04/2005.
Quyền không tham gia phá thai cũng bị tấn công. Tiến sĩ Mark Hobart, một bác sĩ Công giáo ở Melbourne, Úc, đã vi phạm luật yêu cầu bác sĩ phải phá thai hoặc có liên quan tới phá thai, khi ông từ chối làm người thực hiện phá thai cho một bệnh nhân muốn phá thai vì lựa chọn giới tính.
Khi hiệp hội y khoa phát hiện ra hành động có lương tâm của ông, thì ông Hobart đã bị điều tra và nhận được một lá thư cảnh cáo chính thức — một vết đen trong sự nghiệp của ông và một lời cảnh báo cho các bác sĩ khác rằng họ sẽ bị trừng phạt nếu họ cho phép quan điểm ủng hộ sự sống ảnh hưởng đến cuộc sống nghề nghiệp của họ.
Độc giả có thể nghĩ rằng những hạn chế ở hải ngoại này chẳng mấy liên quan đến Hoa Kỳ. [Nhưng] quý vị có tin nổi không. “Lương tâm ngành y”, như vấn đề này được biết đến, cũng đang sôi sục ở đây với các tạp chí y khoa và các hãng thông tin đại chúng tấn công mọi lúc mọi nơi quyền nói không của các bác sĩ đối với các thủ tục mà họ phản đối về mặt đạo đức.
Ví dụ, ông Ezekiel Emanuel — có lẽ là nhà đạo đức sinh học có ảnh hưởng nhất của đất nước — đã đồng sáng tác một bài báo thể hiện quan điểm mạnh mẽ trên Tạp chí Y khoa New England — tạp chí y khoa quan trọng nhất thế giới — lập luận rằng “viện dẫn sự phản đối có lương tâm là từ chối nghĩa vụ cơ bản của việc chăm sóc sức khỏe.” Điều này đặc biệt bao gồm cả việc phá thai. Vì vậy, theo ông Emanuel, nếu một bác sĩ muốn hộ sinh, cô ấy cũng phải sẵn lòng sát hại thai nhi.
Vấn đề lương tâm ngành y đang tiến vào trung tâm của mối bất hòa đang diễn ra trong xã hội chúng ta. Sau khi Ohio thông qua luật tăng cường quyền lương tâm ngành y trong thời gian gần đây, các nhà hoạt động LGBT đã hô hoán lên rằng luật này đã tạo cơ hội cho việc phân biệt đối xử với bệnh nhân chỉ đơn giản vì họ là người đồng tính. Tiểu bang này đã chẳng hề làm điều đó. Nhưng để chứng minh rằng hệ tư tưởng thường lấn át thực tế, các nhà lập pháp California đã phẫn nộ tới mức ban hành các quy định cấm tất cả các chuyến du lịch đến Ohio do tiểu bang này tài trợ.
Đó không chỉ là sự ủng hộ về mặt lý thuyết trên các tạp chí y khoa hay hành động giận lẫy theo kiểu California. Đạo Luật Bình Đẳng – vốn đã được Hạ viện thông qua – tìm cách xóa bỏ các quyền lương tâm ngành y hiện có xung quanh việc phá thai bằng cách biến những lời từ chối có lương tâm này thành hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính.
Cụ thể, dự luật định nghĩa lại thuật ngữ “giới tính” để bao gồm “mang thai, sinh con hoặc một tình trạng y tế có liên quan.” Sau đó thì dự luật này cấm “phân biệt đối xử khi mang thai” và yêu cầu rằng việc mang thai “không được phép bị đối xử kém hơn các bệnh về thể chất khác.” Hơn nữa, luật sẽ loại bỏ quyền từ chối tham gia phá thai dựa trên niềm tin tôn giáo.
Đặt tất cả những điều này lại với nhau và rồi việc từ chối thực hiện phá thai sẽ trở thành một hành động phân biệt đối xử dựa trên giới tính mà theo đó tuyên bố phản đối vì lý do tôn giáo sẽ không còn là một biện pháp bảo vệ nữa.
Một mục khác trong nghị trình của Đảng Dân Chủ — Đạo Luật Không Gây Hại — sẽ phá hủy Đạo Luật Khôi Phục Tự Do Tôn Giáo (RFRA) từ bên trong bằng cách loại trừ luật này khỏi các quy định chống phân biệt đối xử “nếu việc miễn trừ [vì lý do niềm tin tôn giáo] sẽ áp đặt các quan điểm, thói quen, hoặc tập quán tôn giáo của một bên lên bên khác.” Vì vậy, từ chối, chẳng hạn như, ngăn chặn tuổi dậy thì của một thanh niên chuyển giới sẽ được hiểu không phải là một hành động theo lương tâm được bảo vệ mà là một hành vi phân biệt đối xử bất hợp pháp.
Phán quyết của một tòa án gần đây cho thấy tầm quan trọng của RFRA đối với việc bảo vệ lương tâm ngành y. Hồi tháng Tám năm ngoái (2020), một thẩm phán liên bang đã ban hành một lệnh vĩnh viễn bảo vệ một bác sĩ có niềm tin tôn giáo khỏi bị trừng phạt bởi một quy định chống lại lương tâm của chính phủ Tổng thống Biden, phán quyết rằng “hệ thống quy định hiện hành … có nguy cơ tạo gánh nặng cho việc thực hành tôn giáo của các Nguyên đơn theo đạo Cơ Đốc … bằng cách gây áp lực đáng kể” đối với bác sĩ “để thực hiện và cung cấp bảo hiểm cho các thủ tục chuyển đổi giới tính và phá thai.” Nhưng nếu là RFRA, con ngỗng lương tâm ngành y của người bác sĩ đó đã được ninh nhừ từ lâu.
Tại sao phải dùng đến cưỡng chế khi có rất nhiều chuyên gia y tế sẵn sàng tham gia vào các thủ tục gây tranh cãi?
Tôi nghĩ có ba lý do:
Thứ nhất, lương tâm ngành y bị bóp nghẹt sẽ là một chiến thắng cho tư tưởng cấp tiến thế tục vốn chiếm ưu thế trong đạo đức sinh học và trong giới trí thức y khoa.
Thứ hai, việc bắt buộc các bác sĩ tham gia vào các quy trình gây tranh cãi sẽ dập tắt thông điệp đạo đức được truyền tải khi bác sĩ hoặc y tá nói: “Không, tôi sẽ không làm việc này. Đó là việc làm sai trái.”
Thứ ba, xóa bỏ lương tâm ngành y sẽ cho phép các chính trị gia cấp tiến loại bỏ một trong số ít những trở ngại văn hóa còn lại đối với sự thống trị xã hội của họ.
Có một thực trạng khó khăn được đặt ra bởi vấn đề này. Nếu chúng ta buộc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vi phạm niềm tin đạo đức của họ như cái giá phải trả cho việc cấp giấy phép hành nghề, thì đất nước có thể sẽ phải chứng kiến một cuộc rời bỏ ồ ạt khỏi lĩnh vực này — giống như việc mọi người bỏ việc vì lệnh chích ngừa bắt buộc mà chúng ta đang chứng kiến.
Ít nhất, các bác sĩ và y tá lớn tuổi sẽ về hưu khi họ lẽ ra còn có thể tiếp tục làm việc, mang theo kinh nghiệm và kiến thức của họ.
Đáng báo động nhất, là những người trẻ tuổi xuất chúng, những người có khả năng sẽ trở thành những bác sĩ, y tá, hoặc dược sĩ tuyệt vời có thể hoàn toàn tránh xa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu.
Sự hài hước là điều cần thiết cho sự gắn kết xã hội trong thời đại đa nghĩa về đạo đức của chúng ta. Lương tâm ngành y cho phép bệnh nhân có được các thủ tục gây tranh cãi về mặt đạo đức mà họ muốn, nhưng đồng thời cũng cho phép các chuyên gia y tế không đồng quan điểm chuyên nhất với niềm tin đạo đức và tôn giáo của họ.
Buộc các bác sĩ phải tuân theo các giá trị văn hóa thế tục trong việc hành nghề y của họ là vừa độc tài vừa phi Mỹ. Nếu chiến dịch chống lại lương tâm ngành y thành công, thì tất cả chúng ta sẽ đều khổ sở hơn vì điều đó.
Tác giả từng đạt giải thưởng Wesley J. Smith là người dẫn chương trình podcast Humanize tại Humanize.today, chủ tịch của Trung tâm về Chủ nghĩa ngoại lệ của Nhân loại thuộc Viện Khám phá, và là nhà tư vấn cho Hội đồng các Quyền của Bệnh nhân. Cuốn sách mới nhất của ông là “Culture of Death: The Age of ‘Do Harm’ Medicine” (“Văn Hóa Cái Chết: Thời Đại của Thuốc ‘Làm Hại.’”)
Wesley J.Smith _ Tịnh Nhi
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.