Saturday, October 16, 2021

Trung cộng đàn áp tự do tôn giáo tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa

 BM

Hồng y Joseph Zen, cựu giám mục Hồng Kông, ngồi trong nhà nguyện tại tư dinh của ông ở Hồng Kông hôm 11/9/2020. Ông Zen đã bỏ trốn [đến Hồng Kông khi Trung cộng] chiếm Trung cộng khi còn là thiếu niên và tìm thấy nơi trú ẩn ở Hồng Kông, một pháo đài của tự do tôn giáo mà giờ đây ông lo ngại có thể biến mất dưới sự siết chặt của Bắc Kinh.

 

Trung cộng đàn áp tự do tôn giáo tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa

 

Cuộc đàn áp của Trung cộng đối với Tín đồ Cơ đốc giáo và các nhóm tôn giáo khác đã và đang trở nên khốc liệt trong những năm gần đây và [chính quyền] Canada không thể tiếp tục im lặng về vấn đề này, theo một buổi thảo luận nhóm do Viện Tự do Tôn giáo Cardus (Cardus Religious Freedom Institute) tổ chức.


BM


Buổi thảo luận trực tuyến, có tựa đề Mao hay Chúa: Chính quyền kiểm soát Nhà thờ ở Trung cộng Dưới Thời ông Tập, đã tập trung vào cuộc bức hại của Trung cộng đối với các tín đồ Cơ đốc giáo, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương, các phật tử Tây Tạng, các học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.

 

Tham luận viên Benedict Rogers, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch tại cuộc hội thảo trực tuyến được tổ chức vào ngày 26/10 cho biết, chế độ cộng sản đã gia tăng đàn áp quyền tôn giáo trong những năm gần đây.

 

“Trung cộng ngày nay đang trải qua những gì mà tôi mô tả là cuộc đàn áp tồi tệ nhất đối với nhân quyền nói chung kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn, và là cuộc tấn công tồi tệ nhất vào tự do tôn giáo kể từ Cách mạng Văn hóa,” ông Rogers, cũng là thành viên của nhóm cố vấn cho Chiến dịch Ngăn chặn Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ cho biết.


BM


Buổi hội thảo trực tuyến cũng đã được nghe ông David Mulroney, cựu đại sứ Canada tại Trung cộng từ năm 2009 đến năm 2012 chia sẻ. Ông nói rằng Canada phải mạnh dạn lên tiếng chống lại sự đàn áp tôn giáo ở Trung cộng.

 

Ông Mulroney nói: “Canada đã tỏ ra kém kiên quyết hơn khi lên tiếng về cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung cộng.”

 

“Quan điểm cho rằng quý vị có thể thúc đẩy một việc bằng cách không nói về nó một cách trung thực thì đó chỉ đơn giản là [một hình thức] ngoại giao tồi. Trung cộng sẽ không sửa đổi hành vi của nó chỉ để đổi lấy sự im lặng của chúng ta; nó sẽ đánh đồng sự im lặng của chúng ta với sự đồng tình. Cách ứng xử im lặng không bao giờ có tác dụng với Trung cộng.”


BM


Ông Mulroney cho biết ông đã chứng kiến những người Hồi giáo và Công giáo bị các quan chức Cộng sản sách nhiễu trong thời gian ông làm đại sứ tại Trung cộng. Ông cũng bị “côn đồ” theo dõi và đe dọa khi ông đến thăm Tân Cương – một khu vực khét tiếng của Trung cộng với các trại tập trung khổng lồ, với gần 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo Turkic khác bị giam giữ.

 

“Những bài học này giúp tôi củng cố hiểu biết của mình rằng quá trình đào tạo chuyên nghiệp các quan chức Trung cộng làm cho họ không có khả năng hiểu được tôn giáo là thứ gì ngoài mê tín dị đoan,” ông nói.

 

“Sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm một cách nghiêm trọng như thế này, được mở rộng [qua] nhiều thập kỷ tuyên truyền chống tôn giáo, đã tạo ra sự ngu dốt và không khoan dung, thậm chí sợ hãi tôn giáo.”


BM


Ông Rogers cho biết Trung cộng có thái độ thù địch với các tôn giáo bởi vì chế độ vô thần [tuyên bố] chính thức phản đối tôn giáo về mặt tư tưởng. Ông nói chính phủ độc tài này cũng lo lắng về bất cứ điều gì mà nó không thể kiểm soát, đặc biệt là sự tụ tập của các nhóm người.


Ông Benedict nói thêm rằng đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự thức tỉnh lương tâm của công chúng nói chung về Trung cộng.

 

“Theo kinh nghiệm của tôi về nhân quyền, chế độ áp bức và chuyên chế đó sẽ không bao giờ dừng lại với một nhóm người,” người điều hành [buổi thảo luận] ông David Sweet, một nghị sĩ Đảng Bảo thủ và là người ủng hộ nhân quyền mạnh mẽ, cho biết. “Vì vậy, khi chúng ta đấu tranh cho tự do tôn giáo, chúng ta không chỉ đấu tranh cho chính phe của chúng ta, mà bất cứ khi nào chúng ta chiến đấu cho bất cứ ai, chúng ta chiến đấu cho tất cả.”


BM


Hôm 27/10/2020, Ngoại trưởng Canada François-Philippe Champagne đã đánh dấu Ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế bằng cách lưu ý đến các trường hợp đàn áp tôn giáo ở các nước như Trung cộng, Iran và Bắc Hàn, và nói rằng điều quan trọng là phải công nhận quyền tự do thực hành tín ngưỡng của mọi người.

 

“Canada vẫn lo ngại trước sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái và chứng sợ Hồi giáo; cuộc bức hại đang diễn ra đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, và các cộng đồng có niềm tin và tín ngưỡng khác nhau ở Trung cộng; sự tiếp tục ngăn chặn [phát triển] kinh tế của những người Bahá’ís ở Iran; và việc bỏ tù những người theo đạo Cơ đốc ở Bắc Hàn,” ông Champagne nói trong một tuyên bố.

 

“Canada sẽ tiếp tục kêu gọi các chính phủ cho phép Liên Hiệp Quốc tiếp cận các thủ tục đặc biệt ngay lập tức, không bị kiểm soát, và có ý nghĩa.”

 

Đàn áp tôn giáo ở Trung cộng


BM


Buổi hội thảo trực tuyến đồng thuận rằng sự đàn áp của Trung cộng đối với tín ngưỡng và các tín đồ đã trở nên khốc liệt trong những năm gần đây.

 

“Mặc dù sự thù địch của Trung cộng đối với tôn giáo có tính liên tục, nhưng cách tiếp cận của nó không đồng nhất theo thời gian,” ông Mulroney nói.

 

“Chủ nghĩa cực đoan chống tôn giáo trong Cách mạng Văn hóa đã ngày càng được tha thứ vào đầu những năm 1990 và 2000 — nhưng chiến dịch đẫm máu của Đảng đối với Pháp Luân Công lại cho thấy một ngoại lệ đáng chú ý và thảm thương.”


BM


Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần cá nhân dựa trên các nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn, đã trở nên phổ biến rộng rãi ở Trung cộng vào những năm 1990. Lo sợ sự phổ truyền nhanh chóng của [môn tu luyện này], cựu lãnh đạo Trung cộng Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch tàn bạo đối với Pháp Luân Công vào năm 1999. Điều này khiến hàng chục nghìn học viên bị bỏ tù, tra tấn và thậm chí bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng, lần đầu tiên được công khai [với công chúng] bởi luật sư nhân quyền Canada ông David Matas và cựu thành viên Nội Các Canada ông David Kilgour vào năm 2006 sau khi họ công bố một báo cáo điều tra về vấn đề này.

 

Sau một thời gian ngắn tương đối nới lỏng [đối với việc] kiểm soát tôn giáo, áp lực [từ chính quyền này] đã gia tăng trở lại [một cách] đáng kể vào năm 2008 khi các quốc gia phương Tây bị cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tấn công.

 

Ông Benedict cho biết các chính sách của Trung cộng về hạn chế tôn giáo thay đổi đối với các tỉnh khác nhau ở Trung cộng trước thời ông Tập cầm quyền, nhưng vào năm 2018, một quy định sửa đổi về tôn giáo trở nên có hiệu lực dẫn đến việc tăng cường các hạn chế đối với người theo đạo Thiên chúa.


BM


“Và trong những năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến sự tàn phá — bao gồm cả việc phá huỷ — các nhà thờ, sự phá hoại hàng ngàn cây thánh giá, đóng cửa các nhà thờ và bắt giữ các mục sư. Đáng chú ý là trường hợp Nhà thờ Livingstone ở Quý Châu, Nhà thờ Early Rain ở Thành Đô, và vào tháng 6 năm nay là Nhà thờ Xingguang ở Hạ Môn,” ông nói.

 

Ông Benedict cũng lưu ý rằng Trung cộng đang cố gắng tạo ra một phiên bản mới của Kinh thánh tuân thủ chương trình nghị sự của Đảng, trích lời ông Wang Yang, chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung cộng.

 

Trong một cuộc họp về sự vụ tôn giáo hồi tháng 11/2019, ông Yang đã kêu gọi “đánh giá toàn diện các tác phẩm kinh điển tôn giáo hiện có [và] nhắm vào những nội dung không chiểu theo sự tiến bộ của thời đại”.

 

Ông Kevin Garratt, một công dân Canada đã bị bỏ tù hai năm ở Trung cộng, cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình tại buổi hội thảo trực tuyến này.

 

“Chúng ta phải đứng lên, chúng ta phải đưa vấn đề này lên vũ đài thế giới, nhưng tôi cũng biết rằng chúng ta phải đưa nó vào lời cầu nguyện,” ông nói.


BM


Viện Tự do Tôn giáo Cardus là một tổ chức tham mưu có trụ sở tại Ottawa nhằm mục đích “khuyến khích [sự học hỏi] các vấn đề mới nổi, tạo điều kiện cho thảo luận công khai và đưa các thể chế dân chủ của đất nước chúng ta cùng tham dự”.

 

 

 

Andrew Chen  _  Thanh Bùi

***

Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống

  BM


Hôm 21/4, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) ra phúc trình năm 2021 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, cho biết chính quyền vẫn liên tục bách hại các nhóm tôn giáo độc lập, vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, và dùng Hội Cờ Đỏ để công kích các chức sắc tôn giáo có quan điểm khác với quan điểm của nhà nước. USCIRF cũng tái đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

https://baomai.blogspot.com/2021/04/viet-nam-vi-pham-tu-do-ton-giao-co-he.html


***

Nhìn lại lịch sử hình thành, phát triển của tôn giáo

 BM
Bộ não của chúng ta có thể phải gắng sức để cân bằng sau cái chết của những người thân yêu; ở đây có sự mơ hồ mà các đức tin tôn giáo khác nhau có thể giúp lý giải

Những lời lẽ như "Này là thân thể ta" được nói trong Thánh Lễ đã thôi thúc tôi đến với hành trình thực hiện loạt bài này, tìm hiểu nguồn gốc của tôn giáo.

Tôi luôn đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu những biểu hiện bên trong - của chúng ta, của Chúa Jesus, của những con chiên đi theo Ngài, của tổ tiên cổ đại của người Do Thái, của người săn bắt hái lượm, hay của loài người cổ, loài tinh tinh, loài vượn bonobos, hay các loài linh trưởng khác.



BM

Có người đã trồng những hạt giống bí ẩn từ Trung cộng. Kết quả ra sao?
Kinh tế lao xuống hố theo Biden
10 điều bình thường ở Mỹ _ Nhưng lạ với khách nước ngoài
Tâm lý ứng dụng _ KHẨU NGHIỆP!
Tài nguyên mầm là một ‘quân cờ’ trong chiến lược của Trung cộng
Các loài hoa không chỉ đẹp mà còn ăn được
Trung cộng dự định hủy hoại các quyền tự do dân chủ
Dầu hạt _ Những lợi ích và tác hại đối với sức khỏe
5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Đồng USD sẽ phá vỡ lạm phát
Vì sao Mỹ phải bảo vệ Đài Loan và thế cờ vây Trump để lại
10 điều tôi học được từ Cha
Nam Lộc _ Trời cao có mắt!
Ông Trịnh Hội _ “Trời cao có mắt”
Chứng kiến hành động thiện lương khiến mọi người làm việc tốt nhiều hơn
Garum là garum _ nước mắm là nước mắm
Sự thổi phồng về sức mạnh quân sự của Trung cộng
Minh Đức Hoài Trinh và nỗi cô đơn sâu thẳm
Trái Táo của Steve Jobs
Cuộc di tản lịch sử

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.