Friday, October 22, 2021

Cách cha mẹ Nhật dạy con trở thành người có nguyên tắc

 BM


Đến Nhật Bản, điều khiến nhiều người ngoại quốc ấn tượng là hình ảnh những đứa trẻ ngồi ngoan ngoãn cạnh cha mẹ khi ở nơi công cộng. Các bậc cha mẹ Nhật Bản trông rất thanh thản vì những đứa con của họ đa phần cư xử đúng mực. Người Nhật làm cách nào để giáo dục con họ cư xử tốt như vậy?

 

Shitsuke – Cách giáo dục con có nguyên tắc

 

Khi một đứa trẻ Nhật thể hiện sự nổi loạn ở nơi công cộng, ví dụ đứa trẻ không muốn đi tàu về nhà mà muốn đi bằng xe ô tô. Một người cha sẽ kéo cả gia đình ra khỏi toa tàu, sau khi con tàu tiếp tục cuộc hành trình và sân ga vắng bóng người, thì anh ta mới cúi người xuống dạy bảo đứa con thất lễ. Người Nhật không có xu hướng ép buộc con phải dừng ngay hành động đó trên xe, mà sẽ chọn một nơi thật riêng tư rồi mới chia sẻ với chúng. Đặc biệt, tại nơi công cộng, nếu một đứa trẻ Nhật gào khóc, cha mẹ chúng cũng sẽ không can thiệp mà để mặc chúng như vậy cho đến khi chúng dừng lại. Đây là cách mà các ông bố bà mẹ Nhật dạy con tự kiểm soát bản thân.


BM


Cách giáo dục này không chỉ bảo vệ lòng tự trọng của trẻ mà còn giữ thể diện cho cha mẹ.

 

Trong tiếng Nhật, Shitsuke là yếu tố thứ 5 trong nguyên tắc 5S của người Nhật: Seiri (Sàng lọc) – Seiton (Sắp xếp) – Seiso (Sạch sẽ) – Seiketsu (Săn sóc) – Shitsuke (Sẵn sàng). Shitsuke có nghĩa là duy trì hoặc kỷ luật bền vững, nó mang ý nghĩa văn hóa khá phong phú: kỷ luật và luyện tập thường xuyên với tất cả mọi người. Khi thực hành kỷ luật con cái, điều quan trọng nhất là phải giữ thể diện cho đứa trẻ, không nên trách mắng chúng chỗ đông người. Cha mẹ nên làm gương và hành xử như những gì họ muốn con mình lĩnh hội. 


BM


Trừng phạt hành động, không trừng phạt đứa trẻ 

 

Chắc chắn, người Nhật cũng có một số biện pháp trừng phạt con cái cực đoan. Một đứa trẻ 7 tuổi đã bị mất tích ở vùng quê Hokkaido sau khi cha mẹ đứa trẻ để cậu xuống xe và rồi đi mất để trừng phạt cậu bé. Khi họ trở lại một vài phút sau đó, cậu bé đã biến mất. Thật may mắn là họ tìm thấy cậu sau vài ngày. Các chuyên gia tâm lý trẻ em trên thế giới đều đồng ý rằng cách tốt nhất là trừng phạt hành động chứ không trừng phạt đứa trẻ.


BM


Trọng tâm của việc dạy dỗ là thực hành kỷ luật – dạy trẻ cư xử bằng cách liên tục lặp lại những hành vi phải phép và sửa chữa lỗi lầm cho chúng trong một không gian riêng tư. Ở nhà trẻ, học sinh cũng phải tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt, hát những bài hát giống nhau và hành xử lịch sự như để giày dép gọn gàng và ngồi yên lặng đến khi chúng trở thành thói quen. 

 

Càng nhiều lựa chọn, trẻ càng ít hạnh phúc

 

Các nhà tâm lý học Nhật Bản gợi ý, trẻ em trên 4 tuổi cần không quá 5 bộ quần áo, 3 đôi giày và một chiếc mũ. Quần áo và giày dép quá nhiều có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc lựa chọn và định hình gu thẩm mỹ riêng về màu sắc. 


BM


Nhà tâm lý học Barry Schwartz, tác giả cuốn sách “Nghịch lý của sự lựa chọn” đã kết luận rằng khi trẻ phải đối mặt với nhiều lựa chọn, chúng sẽ bị bối rối và do dự. Trẻ không biết những gì chúng muốn và không trân trọng thứ chúng có. Sở hữu quá nhiều cũng khiến trẻ phát triển thói quen mất tập trung, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

 

Ngoài ra, có nhiều lựa chọn sẽ càng kích thích thêm ham muốn sở hữu nhiều hơn nữa và khiến trẻ không được thỏa mãn. Niềm vui vì thế cũng bị hạn chế đi. Vì vậy, người Nhật không nuông chiều con, mua nhiều đồ chơi hay thật nhiều quần áo, họ chỉ mua đủ dùng để rèn luyện đức tính có chừng mực cho con. 

 

 

 

Mộc Lam


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.