Cha dặn:
· Hãy tự hào về bản thân vì con là duy nhất
· Hãy ý tứ trong ngôn từ vì lời nói vô ý có thể lời người khác tổn thương
· Hãy yêu bằng tất cả vì tình yêu đáng để ta mạo hiểm
· Hãy cười thật nhiều vì nụ cười khiến tinh thần ta sảng khoái và cơ thể ta khỏe mạnh
· Hãy khóc khi cần vì đó là cách thanh tẩy của Chúa
· Đừng bao giờ ngừng mơ ước
· Đừng bỏ cuộc
· Hãy nỗ lực để đạt được những thành tựu nhưng hãy biết đâu là điểm dừng
· Những vật của thế gian, dù vui, suy cho cùng chỉ là thứ ngoài thân
· Dùng thang điểm 100 để đong đếm giữa các quyết định, sau đó đưa ra lựa chọn
George Dunn
***
Những lời khuyên từ cha trong suốt 57 năm qua luôn hữu ích với tôi, dù nhiều nhưng căn bản dạy tôi phải: “Sống với cái tâm và sống không thủ đoạn!”
Tôi cảm thấy những lời răn dạy ấy có thể bao hàm hết thảy từ việc dọn dẹp cho cách biểu đạt đến ngôn từ, từ cách bày tỏ lòng trắc ẩn với tha nhân cho đến những phép tắc trong gia đình.
Kendall Tomlinson, Texas
Keith là người anh song sinh của tôi và cũng là đối tác – người đồng sở hữu một cửa hàng cung cấp vật dụng trong ngành mỹ thuật. Vì quãng đường từ nhà đến của hàng là khá gần, tôi thường xuyên đi bộ đến nơi làm việc. Thỉnh thoảng, tôi dùng xe của Keith khi phải làm một số việc vặt hoặc lúc cần đi giao hàng. Nhưng cứ y như rằng mỗi khi tôi ngồi lên chiếc xe ấy là nó lại hết xăng.
Thật là khó chịu! Tôi phải thừa nhận rằng tôi có một chút bất bình dành cho Keith – một người lơ đễnh và có phần tùy tiện. Nhiều lần thói lơ đễnh đó đã suýt gây hại cho cả hai chúng tôi. Và cái kim đỏ chỉ mức xăng nhiều lần nhìn tôi như thể trêu ngươi: “Này anh bạn may mắn!” Những lúc như vậy, tôi sẽ bỏ ra 10 đô la, số tiền này là vừa đủ để làm cây kim đỏ chết tiệt đó nhích lên đôi chút để tôi có thể đi giao hàng và quay về cửa hàng.
Đừng hiểu sai ý tôi — Keith là một người đàn ông tuyệt vời. Anh ấy là một người tốt, thông minh, tử tế, và có vóc dáng tuyệt như một cậu trai ngoài 20. Anh là tình nguyện viên tại nhà thờ, anh hay sửa xe đạp hỏng cho lũ nhóc, anh thích chăm sóc gia đình và thường để tâm đến bè bạn, và anh luôn sẵn sàng với những người cần được giúp.
Nhưng Keith cũng có những thói xấu làm tôi phát bực ví dụ như thói thờ ơ, thiếu cân nhắc, tính khí trẻ con, và nhiều lúc bất cẩn tới độ mà quan hệ anh em tôi chẳng thể thuận hòa. Là một người đàn ông nhút nhát và tôi không muốn bị xem là một kẻ không biết điều, nên tôi chưa thể trực tiếp nói ra những điều bực dọc của mình với Keith. Thiệt tình là tôi – để trút đi sự bực dọc trong lòng, có buông một hai lời ta thán về Keith trước mặt những người khác.
Tôi nghĩ mình là một người cởi mở và biết đặt mình vào vị trí của người khác nên tôi là một người khá hiểu chuyện. Vì thế tôi sống theo phương châm: “Sống để cho đi.” Nhưng với trường hợp của Keith, tôi phải xem xét xem liệu mình đã sống đúng với phương châm kia?
Rồi một ngày, tôi cần một người đi cùng để giúp tôi giao hàng và tôi đã nhờ con trai của Keith – Nathan. Khi tôi vừa đề máy, bạn có biết không, xe lại hết xăng như thường lệ!
Aaaagggghhhh. Tôi chỉ vào đồng hồ chỉ mức xăng và không thể kiềm chế được nữa. Trong cơn giận, tôi đã huyên thuyên với thằng nhóc về các thứ không đâu như vấn đề của xăng dầu, về buổi sáng bận rộn ngày hôm nay, những cái chết trên đường cao tốc, những người liều lĩnh, sự sụp đổ của đế chế La Mã, và những người theo ủng hộ Đảng Tự Do và Đảng Bảo Thủ.
Để tỏ ra tôn trọng tôi, thằng nhóc Nathan chỉ đơn giản là ngồi chịu trận mặc cho những nói của tôi văng vẳng bên tai. Sau cùng thì tôi cũng chán và dừng việc độc thoại.
Chỉ chờ có thể Nathan khẽ nói: “Đó là kim chỉ nhiệt độ.”
Lần đầu tiên trong đời, tôi câm lặng.
Ôi! Tôi đã nhầm. Không chỉ đơn thuần là một sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn ấy thật ngu ngốc và tôi cảm thấy mình như một kẻ tồi bại.
Tôi chợt nhận ra mình đã nuôi dưỡng cảm giác chán ghét và cái nhìn khá tiêu cực về Keith, những thứ tồi tệ ấy. Và cái vỏ bọc “anh hùng mã thượng” mà tôi đã dày công xây dựng suốt 60 năm qua đang bắt đầu vụn vỡ. Tai hại thay, nếu tôi có thể hiểu lầm người anh song sinh – người đã cùng tôi đồng hành từ khi còn trong thai mẹ, thì tôi có thể hiểu lầm bất cứ ai! Thượng Đế biết rằng tôi đã dành hơn 60 năm dạy người khác về chính trị, tôn giáo, những đời xe Ford và những trận bóng bầu dục.
Có lẽ tôi nên học lại cách lắng nghe.
Tôi chỉ có thể học hỏi khi tôi thực sự biết lắng nghe và muốn nghe những người có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Tôi muốn mình chìm đắm trong trí tuệ của những bậc hiền triết thông thái bậc nhất lịch sử. Để tôi có thể dẹp bỏ cái tôi cao ngạo, để được khôn ngoan như những người Nathans (Nathan là ngôn sứ của Yaweh – ý nói về những người phụng sự Chúa).
Rồi khi ủ rũ trên giường, chân tôi chẳng muốn nhấc lên. Tôi nghĩ về tương lai – một tương lai xa xăm – tôi đăm chiêu như thể mình chỉ còn chút ít thì giờ để sống. Lời ca chợt lóe lên giữa những dòng suy nghĩ: “Tất cả chỉ thế thôi sao?”- liệu những kỷ niệm về gia đình, công việc và quê hương có làm tôi nguôi ngoai? Liệu tôi đã sống một đời sống hẹp hòi?
Tôi mường tượng mình đang sống trong một căn gác cũ tăm tối không cửa sổ, tuy an toàn nhưng tẻ nhạt. Và rồi, tôi mở một chiếc cửa sổ nhỏ mang tên “Gia đình,” từ đó một tia sáng nhỏ lọt vào cuộc đời tôi trên căn gác mái, và tôi muốn tâm sự cùng chiếc cửa số đó.
Sau đó, tôi mở cánh cửa sổ nhỏ thứ hai: “Công việc,” và thế là tôi bắt đầu thực sự lắng nghe rồi để tâm đến nhân viên và khách hàng của của mình.
Với cánh cửa sổ thứ ba mang tên: “Thể thao,” tôi thấy một hướng đi khác và từ đó cuộc đời tôi đón nhận thêm càng nhiều ánh sáng. Sau khi xem một vài trận bóng đá với gia đình, tôi bắt đầu thói quen chơi golf và ném đĩa hàng tuần.
Cửa sổ thứ tư mang tên: “Âm nhạc,”và căn gác nhỏ của tôi giờ đã bớt an toàn hơn nhưng cũng đỡ tẻ nhạt hơn rất nhiều. Tôi bắt đầu bắt sóng những chương trình âm nhạc trên radio thay vì các nội dung hội thoại khác.
Cánh cửa sổ thứ năm lớn nhất và khó mở nhất. Tuy nhiên khi mở nó ra, những ánh sáng chói lọi như soi chiếu toàn bộ căn gác tối tăm kia. Khi tôi đón nhận mọi góc nhìn với tâm hồn rộng mở, tôi nghĩ rằng có lẽ chòm xóm đã bớt lo lắng về tôi. Tôi muốn thứ ánh sáng rực rỡ từ cánh cửa số thứ năm soi sáng mọi bước đi trong đời mình. Mở rộng các cánh cửa nghĩa là tôi sẽ phải bận tâm hơn về việc người khác nghĩ gì về mình, nhưng thà như vậy vẫn tốt hơn ngày ngày đối diện với sự tăm tối. Cánh của số năm này tôi gọi là: “Đức tin.” Tôi đến nhà thờ mỗi tuần để lắng nghe giáo lý. Tôi cảm giác như mình thuộc về một gia đình lớn hơn, họ quan tâm đến tôi nhiều hơn. Những khoảnh khắc tại nhà thờ thật là là những giờ giúp tôi có thể thoát khỏi những lo toan và bộn bề của thực tại để đắm chìm trong sự bình yêu, tình bạn, và để bản thân mình được đón nhận.
Bây giờ tôi cố gắng không phán xét bất kỳ ai bởi vì chính tôi cũng phạm phải những lỗi lầm đó. Hơn hết, tôi biết mình không cô độc.
Vậy cuối cùng đâu là mấu chốt? Tôi đã có 70 năm trượt dài trong sự mọi cám dỗ – những mặt tối tăm của cuộc sống. Những ngày tháng tiếp theo của cuộc đời, tôi sẽ chọn sống với các ô cửa mở toang. Và với cánh cửa sổ cuối cùng, tôi cảm nhận được đâu là Tình yêu và như thế nào là Được đón nhật. Giờ đây tôi đã minh bạch!
Cuộc sống thật rực rỡ, thật cô đọng với nhiều cửa sổ rộng mở. Tôi đã được biết về người thầy vĩ đại nhất – Chúa Jesus, qua những ghi chép trong cuốn sách bán chạy nhất thế giới — Thánh Kinh. Và mỗi cuối tuần, tôi đến nhà thờ để lắng nghe “những người Nathans” (Nathan là ngôn sứ của Yahweh) lan truyền phúc âm.
Bạn muốn trao lời khuyên nào đến với những người trẻ?
Chúng tôi hoan nghênh tất cả độc giả chia sẻ những giá trị mang tính vượt thời gian – những thứ giúp ta phân định đúng sai, và truyền lại “ngọn đuốc” (nếu bạn muốn) trí tuệ và trải nghiệm của chính mình. Chúng tôi cảm thấy công việc này – sự truyền thụ trí tuệ cho thế hệ mai sau này càng lúc càng bị xem nhẹ, tuy nhiên chỉ với một nền tảng đạo đức vững chắc thì thế hệ tương lai mới có thể phát triển.
Song Ngư
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.