Friday, October 22, 2021

COVID-19 _ Vũ khí hóa nỗi sợ và sự mất đi quyền tự do

 BM

Một phụ nữ dùng một chiếc khăn bandana có hình Sao và Sọc để che mặt, trong bối cảnh lo ngại về COVID-19, ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 02/04/2020.


Nhiều công dân Hoa Kỳ đã tự hỏi liệu cuộc sống có bao giờ trở về như bình thường được hay không. Phải chăng khẩu trang đã ăn vào nếp sống? Trên TV, các kênh tin tức đang bận rộn gieo rắc nỗi sợ hãi. Trong khi đó, một số ấn phẩm được tìm đọc nhiều nhất ở Hoa Kỳ đang cảnh báo về giai đoạn tiếp theo của đại dịch.

 

Sống ở Hoa Kỳ có nghĩa là sống trong nỗi sợ hãi túc trực. Điều này, như nhiều độc giả biết, là có chủ đích. Một quốc gia càng lo sợ thì lại càng thụ động — tức là càng dễ thao túng và dễ kiểm soát hơn.

 

Tại Hoa Kỳ, theo Tiến sĩ Anthony Fauci, còn “quá sớm” để nói rằng liệu các cuộc sum họp vào dịp Giáng sinh có được phép hay không. Chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến lễ Giáng sinh, [vì vậy] dễ dàng thông cảm cho người nào đó nếu nhướn mày hỏi rằng, “Ông đang nói cái gì vậy, Tiến sĩ Fauci?” Việc chích vaccine và các mũi bổ sung có ý nghĩa gì nếu chúng ta không thể ở bên cạnh những người thân yêu? Chúng ta hy sinh chưa đủ trong 18 đến 20 tháng qua hay sao?


BM


Giờ đây, trên khắp đất nước, nỗi sợ hãi đang chi phối việc đưa tin này. Với tư cách là người hiện đang hoàn thành một học vị tiến sĩ về ngành tâm lý học, cơ chế cảm xúc nổi trội đã trở nên quá đỗi thân quen với tôi. Vì một cơ chế thu hút sự chú ý chủ đạo sẽ tác động đến đời sống của chúng ta, nên nỗi sợ hãi hiện đang được sử dụng làm vũ khí để phục vụ cho những mục đích bất chính.

 

Khi nói đến cơ chế của nỗi sợ hãi do chính phủ gây ra, nhà kinh tế học Robert Higgs có lẽ là người am hiểu nhất ở Hoa Kỳ.


BM


Sau khi đọc một bài viết tuyệt vời của ông John Tierney trên tạp chí City Journal, tôi đã lựa chọn một cuốn sách có nhan đề: “Khủng hoảng và Leviathan: Những Giai đoạn Then chốt trong Sự Phát triển của Chính phủ Hoa Kỳ” (Crisis and Leviathan: Critical Episodes in the Growth of American Government) của tác giả Robert Higgs, một nhà sử học kinh tế, người đang cảnh báo về sự nguy hiểm của các hiệu ứng không mong muốn mà chính phủ gây ra trong hơn 30 năm. Trong cuốn “Khủng hoảng và Leviathan,” xuất bản năm 1987, ông Higgs đã bàn về một hiện tượng được gọi là “hiệu ứng bánh cóc”. Giống như một người thợ thủ công sử dụng một cái bánh cóc để cho phép di chuyển theo một hướng hiệu quả, thì các chính phủ cũng thường sử dụng các tình huống khẩn cấp để “gia tăng dần” các phản ứng của họ. Bằng cách đưa ra nhiều chương trình hơn và nhiều hội đồng giám sát hơn, việc “gia tăng” như vậy đi kèm với cái giá phải trả đáng kể — bao gồm cả những quyền tự do mà chúng ta đã từng coi là đương nhiên. Mất tự do là mất đi sự riêng tư, và đi cùng với những mất mát này là mất đi ý nghĩa được làm người.

 

Rõ ràng là được truyền cảm hứng từ ông Higgs, chính phủ Hoa Kỳ, vốn được hậu thuẫn bởi các kênh truyền thông thiên tả đã sử dụng nỗi sợ hãi như một thứ vũ khí để đạt được hiệu quả tối đa. Với sự trợ giúp của các chuyên gia về hành vi và những bậc thầy trong việc đổi trắng thay đen, một số người có tầm ảnh hưởng lớn đã khai thác phản xạ vốn đã ăn sâu bám rễ này để làm xói mòn hơn nữa quyền tự quyết của con người. Giờ đây, cần nói rõ rằng, sợ hãi là một cảm xúc rất phức tạp. Hoàn cảnh quyết định tất cả. Nếu quý vị đang bị một con gấu rượt đuổi, thì sợ hãi là [phản xạ] tự nhiên. Nếu quý vị cảm thấy vui mừng trong hoàn cảnh đó thì có thể sẽ dẫn đến việc từ giã cõi đời một cách chóng vánh và chìm trong đau đớn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khuynh hướng sợ hãi của chúng ta phần lớn là không thích hợp. Khả năng quý vị bị gấu đuổi theo là rất ít. Thực tế, nguy cơ tử vong vì những nguyên nhân bất thường chưa từng giảm xuống thấp hơn.


BM


Thế giới này cũng chưa từng được an toàn hơn. Tuy nhiên, với COVID-19, chúng ta liên tục được nhồi nhét câu chuyện về sinh và tử. Thông điệp từ chính phủ và các kênh truyền thông thiên tả rất rõ ràng: “Nếu quý vị muốn sống, thì hãy lắng nghe những người có quyền. Trái lại, nếu quý vị không muốn sống, vậy, đương nhiên cứ làm gì tùy ý.” Ông Don Lemon, người dẫn chương trình kiêm nhà thuyết giáo bán thời gian của CNN đã nói về việc bỏ mặc những người không chích ngừa. Một lần nữa, cần phải nói rõ rằng, không phải là tôi đang cổ vũ cho việc bài xích vaccine, nhưng bất cứ người trưởng thành nào cũng phải được tự do đưa ra quyết định của riêng mình. Họ không nên bị ép buộc hoặc bị nhồi nhét bởi những câu chuyện giả dối ngập tràn nỗi sợ hãi trong đó.


A Culture of Fear _ Văn hóa sợ hãi

 

BM

Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cùng Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm làm chứng trước Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu của Thượng viện, trên Đồi Capitol ở Hoa Thịnh Đốn hôm 20/07/2021.

 

Suốt 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, chúng ta bị choáng ngợp bởi những câu chuyện tin tức – nhiều câu chuyện trong số này chứa đựng muôn hình vạn trạng các kiểu bi thảm. Không có gì ngạc nhiên là, vì chúng ta được trang bị bản năng cảm nhận được sự nguy hiểm, nên tâm trí con người sẽ là nơi cung cấp mảnh đất màu mỡ để gieo trồng những nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, giống như cây cỏ, những nỗi sợ hãi cũng có thể nhổ bỏ đi được. Đáng buồn thay, khả năng nhổ bỏ [nỗi sợ hãi] của chúng ta đang bị hủy hoại bởi những người nắm quyền lực thực sự. Chính vì điều này, theo cách nói của ông James F. Byrnes, vị chính trị gia và thẩm phán đã quá cố, thì giờ đây có quá nhiều người thấy bản thân bị ám ảnh bởi suy nghĩ về an toàn. Bằng cách không thừa nhận cơ hội (còn được gọi là quyền tự do), “họ dường như sợ sống hơn là sợ chết”.


BM


Nỗi sợ hãi phát huy hết mức khi một yếu tố của sự thật được phóng đại đến mức khổng lồ. Với COVID-19, chúng ta biết là có tồn tại loại virus này; chúng ta cũng biết rằng có quá nhiều người trên khắp thế giới, trong đó có ít nhất 709,000 người Mỹ đã tử vong. Nhưng – và đây mới là điểm quan trọng mấu chốt – nếu quý vị còn khá trẻ và khá khỏe mạnh, thì khả năng tử vong vì con virus này của quý vị là rất nhỏ. Một trong những lý do chính khiến COVID-19 đã gây ra hậu quả tàn khốc như vậy ở Hoa Kỳ phần lớn có liên quan đến một thực tế đơn giản là:

 

40% người trưởng thành của đất nước này bị béo phì. Thay vì gieo rắc nỗi sợ hãi, Tiến sĩ Fauci lẽ ra cần phải khuyên nhủ mọi người sống khỏe hơn, lành mạnh hơn. Đây là một trong những biện pháp tối ưu nhất để tránh khỏi tử vong vì căn bệnh này. Tại sao điều này lại bị gạt ra khỏi cuộc thảo luận, dù cố ý hay vô tình? Bởi vì việc duy trì kiểm soát dân chúng = bao gồm cả những công dân còn trẻ, khỏe mạnh — sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu hàng chục triệu người sống trong trạng thái thường xuyên sợ hãi.


BM


Một cá nhân có xác suất bị tử vong do một vụ tai nạn giao thông hoặc do bệnh cúm cao hơn rất nhiều lần so với tử vong vì COVID-19. Hiển nhiên, không ai muốn bị cảm cúm hoặc bị tai nạn giao thông. Tuy nhiên, chúng ta không thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi về cả hai thứ đó. Chính là vì cái thiên hướng nổi trội của chúng ta, còn được gọi là sự nổi trội về mặt cảm xúc, đã dẫn dắt chúng ta phải tập trung vào các mối đe dọa mới. Còn gì mới lạ hơn một con virus corona chủng mới? Nỗi sợ hãi phần lớn là một ngục tù do chúng ta tự tạo ra. Hãy để bản thân mình được tự do.

 

Tôi sẽ kết thúc bằng một câu trích dẫn của ông Frank Herbert, tác giả cuốn “Xứ cát” (Dune): “Ta không được sợ hãi. Sợ hãi là thứ giết chết tâm trí. Sợ hãi là tên tử thần báo hiệu cho sự hủy diệt hoàn toàn. Ta sẽ đối mặt với nỗi sợ hãi của mình. Ta sẽ cho phép nó đi ngang qua ta và xuyên qua ta. Và khi nó đã đi qua, ta sẽ xoay con mắt bên trong để quan sát lộ trình của nó. Ở những nơi nỗi sợ hãi biến mất sẽ chẳng còn gì cả. Chỉ còn lại chính ta mà thôi.” 


BM


Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một người đóng góp cho tạp chí The American Conservative.

 

 

 

John Mac Ghlionn _ Từ Huệ


BM
 
Cô Nữ Sinh Gia Long
Chuyện xứ "Lèo"
Cùng Chung Số Phận
Cơn ác mộng ‘con nhà người ta’
Tín ngưỡng là mối đe dọa đối với chủ nghĩa độc tài
Trung cộng đàn áp tự do tôn giáo tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa
Có người đã trồng những hạt giống bí ẩn từ Trung cộng. Kết quả ra sao?
Kinh tế lao xuống hố theo Biden
10 điều bình thường ở Mỹ _ Nhưng lạ với khách nước ngoài
Tâm lý ứng dụng _ KHẨU NGHIỆP!
Tài nguyên mầm là một ‘quân cờ’ trong chiến lược của Trung cộng
Các loài hoa không chỉ đẹp mà còn ăn được
Trung cộng dự định hủy hoại các quyền tự do dân chủ
Dầu hạt _ Những lợi ích và tác hại đối với sức khỏe
5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Đồng USD sẽ phá vỡ lạm phát
Vì sao Mỹ phải bảo vệ Đài Loan và thế cờ vây Trump để lại
10 điều tôi học được từ Cha
Nam Lộc _ Trời cao có mắt!
Ông Trịnh Hội _ “Trời cao có mắt”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.