Sunday, October 10, 2021

Khủng hoảng năng lượng _ Trung cộng ra lệnh tăng thêm sản xuất than

 BM

Một nhà máy nhiệt điện than phía sau một nhà máy ở thành phố Bao Đầu, thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung cộng, hôm 31/10/ 2010.


Trung cộng đã ra lệnh cho các công ty khai thác ở Nội Mông tăng cường sản xuất than và giá dầu đã tăng vọt hôm thứ Sáu (08/10) khi chi phí khí đốt tăng kỷ lục đã làm hồi sinh nhu cầu về than để giữ cho các nhà máy mở cửa và sưởi ấm nhà cửa.

 

Hoạt động kinh tế phục hồi từ sau các hạn chế về coronavirus đã để lộ ra nguồn cung khí đốt tự nhiên ở mức thấp đáng báo động khiến các thương nhân, nhà điều hành công nghiệp, và các chính phủ phải vật lộn khi bắc bán cầu bước vào mùa đông.


BM


Cuộc khủng hoảng năng lượng đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện ở một số quốc gia.

 

Tại Trung cộng, nơi sản xuất than đã bị cắt giảm để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, các quan chức đã ra lệnh cho hơn 70 mỏ than ở Nội Mông tăng sản lượng lên gần 100 triệu tấn hay 10%, khi quốc gia này đối mặt với tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất trong nhiều năm.

 

Công ty Gazprom của Nga, nhà cung cấp khí đốt chính cho Trung cộng, đã xoa dịu lo ngại về vụ hỏa hoạn tại một nhà máy chế biến khí đốt lớn có thể làm tình hình xấu đi, đồng thời cho biết họ có thể tiếp tục xuất cảng khí đốt sang Trung cộng như bình thường.

 

Dữ liệu từ nhà điều hành lưới điện liên bang cho thấy, Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ than lớn thứ hai sau Trung cộng, cũng đang bị mất điện vì thiếu than với hơn một nửa số nhà máy nhiệt điện than có lượng nhiên liệu dự trữ dưới 3 ngày. 


BM


Giá dầu đã tăng vào hôm thứ Sáu (08/10), theo đà tăng gần 5% trong tuần này, khi các ngành công nghiệp chuyển đổi nhiên liệu [sử dụng].

 

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của công ty môi giới OANDA cho biết rằng, “Có rất nhiều chất xúc tác sẵn có để giữ cho thị trường dầu mỏ căng thẳng.”

 

Phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình, Hoa Kỳ đã không loại trừ việc khai thác các nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình, điều mà quốc gia này thường chỉ thực hiện sau khi nguồn cung bị gián đoạn lớn như bão, hoặc theo đuổi lệnh cấm xuất cảng dầu để giảm giá dầu thô, mặc dù có những nghi ngờ xem quốc gia này đã sẵn sàng để thực hiện hành động như vậy chưa.


BM


Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết rằng, “DOE đang tích cực theo dõi nguồn cung cấp thị trường năng lượng toàn cầu và sẽ làm việc với các đối tác cơ quan của chúng tôi để xác định xem và khi nào thì cần phải có các hành động.”

 

Làm dấy lên căng thẳng

 

Tình trạng thiếu nhiên liệu toàn cầu là một đòn giáng khác đối với nền kinh tế thế giới vừa mới phát triển trở lại sau đại dịch coronavirus và đe dọa một mùa đông đắt đỏ đối với người tiêu dùng.

 

Đài truyền hình CCTV của Trung Cộng đưa tin hôm thứ Sáu (08/10), trích dẫn một cuộc họp của Quốc vụ Viện, rằng Trung Cộng sẽ cho phép giá nhiệt điện than dao động tới 20% so với mức cơ bản, thay vì 10–15% trước đây, để ngăn chặn mức tiêu thụ năng lượng cao.

 

Giá năng lượng tăng cao đang gây ra căng thẳng ở Âu Châu về quá trình chuyển đổi xanh. Các quốc gia giàu có muốn tiếp tục áp lực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch trong khi các quốc gia nghèo hơn, lo lắng về chi phí cho người tiêu dùng, thì lại cảnh giác.


 BM


Cơ quan quản lý năng lượng của Anh cảnh báo rằng hóa đơn năng lượng, vừa mới tăng, lại có thể sẽ tăng đáng kể trong tháng Tư (2022) do chi phí bán buôn cao khiến một số nhà cung cấp phải ngừng kinh doanh.

 

Sự chia rẽ trong Liên minh Âu Châu ngày càng sâu sắc, với việc Thủ tướng Hungary Viktor Orban đổ lỗi cho hành động của Liên minh Âu Châu trong việc chống biến đổi khí hậu gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay và nói rằng Ba Lan và Hungary sẽ thể hiện một mặt trận thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh EU tới.

 

Các nhà phân tích cho rằng giá khí đốt tăng là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí điện của Âu Châu, trong khi chi phí giấy phép tăng cao trên thị trường carbon của EU đã góp vào khoảng 1/5 mức tăng giá điện.

 

 

 

Bình Hòa


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.