Câu chuyện thành ngữ: Ôm cây đợi thỏ
Thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” chỉ sự cứng nhắc ôm giữ các quy tắc cũ mà không có sự biến hóa linh hoạt.
Thành ngữ liên quan: câu nệ bất hóa (cố chấp không đổi), giậm chân tại chỗ.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Tống có một người nông phu rất siêng năng cần cù, mỗi ngày đều chăm chỉ cày ruộng không hề nghỉ ngơi gián đoạn.
Những cánh đồng lúa được ông chăm sóc vô cùng xanh tốt, hạt lúa mập mạp, to tròn.
Một hôm ông ta đang cắt cỏ trên cánh đồng thì đột nhiên trong nháy mắt, thật nhanh xuất hiện một con thỏ nhảy ra từ bãi cỏ, hốt hoảng lao vút qua người ông ta, không cẩn thận đâm vào thân cây bên cánh đồng, xương cổ gãy máu chảy đầm đìa, chỉ kịp kêu lên hai tiếng rồi ngã ra đất chết ngay tại chỗ.
Người nông phu túm lấy con thỏ vui mừng nói: “Hôm nay may quá, không tốn chút công sức nào mà lại nhặt được một con thỏ, thịt thỏ thì đem ăn, da thỏ thì đem đi bán lấy tiền. Một ngày bắt được một con, vậy một tháng là 30 con, như vậy mình chẳng phải phát tài rồi sao? Việc gì phải vất vả cực nhọc cả ngày dưới cái nắng chói chang làm gì”.
Từ đó về sau, ông ta vất cuốc sang một bên, ngày qua ngày ngồi dưới gốc cây đợi con thỏ khác xuất hiện. Cuối cùng, những cánh đồng tràn ngập cỏ dại mà con thỏ người nông phu chờ đợi vẫn không xuất hiện. Người dân cả nước xem người nông phu trong câu chuyện “ôm cây đợi thỏ” như một trò cười, chê cười ông ta cứng nhắc ôm giữ quy luật cũ mà không biết biến hóa linh hoạt.
Người đời sau lấy câu chuyện “Ôm cây đợi thỏ” này để ví von những người ăn không ngồi rồi chỉ thích không làm mà được hưởng.
Oanh Lê
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.