Saturday, December 16, 2023

Đâu là chuẩn mực cho đạo đức

 BM

Trong xã hội phương Tây, một trong những điều gây băn khoăn nhất đối với nhiều người là đạo đức dường như đã biến mất dưới tấm bình phong chính trị. Lấy ví dụ, một người là thành viên Đảng Dân Chủ hay thành viên Đảng Cộng Hòa quan trọng hơn việc người đó đúng hay sai. Tương tự như vậy, việc xác định đúng hay sai đã đồng dạng với việc người đó thuộc Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa! Nói cách khác, chúng ta đã trở nên phe phái thay vì dựa trên lý tính.


Tuy nhiên, nhà đạo đức học kiêm nhà tiểu luận người Anh là Samuel Johnson đã nhận định “Người suy nghĩ theo lý tính là người suy nghĩ có đạo đức.” Lối suy nghĩ theo phe phái đất nước của tôi, đảng phái của tôi, gia đình của tôi, lý tưởng của tôi, đúng hay sai là sự bóp méo lý trí. Thật vậy, có thể nói rằng toàn bộ tác phẩm “The Divine Comedy” (Thần Khúc) của nhà thơ Dante là nói về sự bại hoại của lý trí (trí tuệ) dẫn đến địa ngục, sự nguyền rủa, và nỗi khốn khổ vô cùng tận của phận người trong kiếp này cũng như trong kiếp sau.


Đạo đức không còn được thừa nhận


Đạo đức không thực sự là một chủ đề phổ biến ở thời nay; có lẽ chủ đề này được xem là quá mơ hồ, quá gây tranh cãi, và quan trọng nhất là, đầy phán xét. Có phải tôi nói là “phán xét” không nhỉ? Như tác giả Theodore Dalrymple, còn được gọi là “nhà văn Orwell của thời đại chúng ta,” đã nhận xét: “Khi những người trẻ tuổi muốn ca ngợi bản thân, họ tự mô tả mình là người ‘không phán xét.’ Đối với họ, hình thức đạo đức cao nhất là vô đạo đức.” Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trong bài báo “If It Feels Right …” (Nếu điều đó có vẻ đúng), cây bút David Brooks của New York Times đã bàn về các cuộc phỏng vấn được thực hiện trên khắp nước Mỹ, mà trong đó “hai phần ba số người trẻ không thể trả lời câu hỏi [về đời sống đạo đức của họ] hoặc mô tả về các vấn đề hoàn toàn vô đạo đức.”


Và không chỉ có những người trẻ tuổi mới như vậy. Yếu tố quan trọng của việc loại bỏ chủ nghĩa không phê phán (nonjudgmentalism) là ngôn ngữ học. Mặc dù nhiều người hầu như mỗi ngày đều chứng kiến điều thiện và điều ác, nhưng trong hơn 30 năm nay, các chính trị gia, các nhà thần học, các hãng truyền thông, và những người còn lại đã không ngừng cố gắng xóa bỏ các từ “tốt” và “xấu” để thay thế bằng những uyển ngữ như “không thể chấp nhận được”. Những hành vi và ham muốn thấp hèn không còn là xấu xa nữa; mà chỉ là không thể chấp nhận được mà thôi.


Tất nhiên, sự chuyển đổi này đã hạ thấp vai trò của đạo đức từ một quy phạm tuyệt đối thành một chuẩn mực xã hội. Và theo tác giả kiêm bác sĩ tâm thần Norman Doidge đã viết trong phần Lời tựa cho cuốn “12 Rules for Life” (12 Quy Tắc Cho Cuộc Sống) của nhà tâm lý học Jordan B Peterson như sau: “Quan niệm cho rằng cuộc sống của con người có thể thoát khỏi những mối bận tâm về đạo đức là một điều viển vông.”


Nhà bình luận văn hóa David Brooks giải thích thêm: “Khi văn hóa hiện đại cố gắng thay thế tội lỗi bằng những khái niệm như sai lầm hoặc vô tâm, hay cố gắng loại bỏ hoàn toàn những từ như ‘đức hạnh,’ ‘nhân cách,’ ‘xấu xa’ và ‘đồi bại,’ điều đó không làm cho cuộc sống bớt đạo đức đi chút nào; mà chỉ có nghĩa là chúng ta đã che khuất phần cốt lõi đạo đức tất yếu của cuộc sống bằng thứ ngôn ngữ nông cạn. … Hơn nữa, khái niệm tội lỗi là cần thiết bởi vì về căn bản là nó có thật.”


Xóa bỏ khái niệm về cái ác


BM

Vấn đề đối với việc xóa bỏ khái niệm về cái ác hay đúng hơn, là cố gắng giả vờ rằng cái ác không tồn tại, và rằng nó có thể được định nghĩa lại bản thân hành động này chính là đang làm điều ác, và điều này tạo ra nhiều cái ác hơn nữa. Ptahhotep, một vị tể tướng vào khoảng hơn 4,000 năm trước của Ai Cập, đã nhận định rằng thay vì cố gắng định nghĩa lại cái ác, chúng ta cần phải ngăn chặn nó, bởi vì “hành động ngăn chặn cái ác sẽ đặt định ra đức hạnh về lâu dài.”


Tất nhiên, để ngăn chặn cái ác yêu cầu chúng ta phải xác định được cái ác là gì. Khi đạo đức dựa trên một thực tại siêu việt dựa trên sự giác ngộ (Phật giáo), các vị thần (Bộ luật Hammurabi), hoặc chính Chúa Trời (Mười Điều Răn), thì chúng ta có thể hiểu rằng cái ác là đối lập với những ý định siêu việt. Những gì chúng ta thấy từ các ví dụ về các bộ luật hay phép tắc này là một sự trùng hợp lớn trong các quy phạm về đạo đức cốt lõi đáng bị lên án như: thông dâm, trộm cắp, làm chứng giả, sát nhân đây là bốn ví dụ rõ ràng. Các chi tiết cụ thể thực tế (bối cảnh), và các hình phạt cũng như hậu quả có thể xảy ra, có thể khác nhau, nhưng phương hướng chung là rất rõ ràng.


Đáng buồn thay, ngăn chặn cái ác không phải là điều mà các chính trị gia và nhiều người thời nay muốn làm. Như tác giả Dalrymple đã nói trong cuốn “Our Culture, What’s Left of It” (Văn Hóa Của Chúng Ta, Những Gì Còn Sót Lại) rằng, “Dưới góc nhìn tâm lý trị liệu … không có cái ác, chỉ có nạn nhân.”


Không còn ai có trách nhiệm về hành động của họ nữa. Có thể là mọi người đều cần trị liệu vậy là vấn đề được đã được giải quyết xong! Ý tưởng này có thể bắt nguồn từ thời Khai Sáng và những nhà tư tưởng đã sinh ra nó. Ông Marx là một ví dụ điển hình. Theo ông, các yếu tố kinh tế chứ không phải con người mới là nguyên nhân tạo ra những căn bệnh xã hội. Trớ trêu thay, theo một câu chuyện bên lề khá buồn cười, vợ ông (hoặc có lẽ là mẹ ông) được cho là đã nói: “Tôi ước gì Karl sẽ dành ít thời gian hơn để nói về tư bản và dành thời gian nhiều hơn để tích lũy tư bản.”


Chúng ta có thể bổ sung ông Nietzsche và Freud vào danh sách các nhà tư tưởng này, họ dựa vào một số yếu tố đơn giản khác để phủ nhận bản chất con người. Thay đổi nền kinh tế, trở thành siêu nhân, hiểu được những ước mơ của bạn, và điều không tưởng sẽ đến bất cứ lúc nào!


Đến gặp bác sĩ tâm lý của bạn


BM

Sự phi lý của tất cả điều này trở nên rõ ràng khi một người suy ngẫm những gì tác giả Dalrymple đưa ra khi bình luận về một trong những đám tang nổi tiếng nhất vào cuối thế kỷ 20: “Dường như cách tiếp cận bệnh lý-trị liệu đối với cuộc sống đã được chấp nhận rộng rãi đến mức người kế vị của tông đồ Thánh St. Augustine ngụ ý là Tổng Giám mục Canterbury hiện tại đã tạ ơn Chúa trong tang lễ của Công nương Diana mong manh, như thể là cuộc hẹn gặp với bác sĩ tâm lý là khát vọng đạo đức và văn hóa cao nhất mà nhân loại có thể có.”


Nếu lời nhận xét của tác giả Dalrymple là có thể cảm thụ được, thì giờ đây mức độ của hiện tượng này đã tăng hơn 10 lần, bởi vì việc tuyên bố về sự yếu đuối và/hoặc trạng thái tinh thần mong manh dường như trở thành điều kiện thiết yếu của đức hạnh, như bất kỳ lần nào nhìn thoáng qua mạng xã hội cũng sẽ cho thấy điều ấy. Hãy xem ví dụ, một bài viết quan trọng trên đài BBC, “Cách mà trang LinkedIn đang thay đổi và lý do vì sao một số người không hài lòng,” đặt ra câu hỏi tại sao trong năm năm gần đây, LinkedIn, một trang web lớn dành cho các mối liên hệ kinh doanh, đã biến thành một nơi than khóc cho những trái tim dễ tổn thương.


Đâu là chuẩn mực cho đạo đức


image

BM

Nhưng rồi, đức hạnh hay đạo đức mà chúng ta mong muốn và nên ủng hộ là gì? Tôi đã đề cập đến nguồn gốc siêu việt tất yếu của đạo đức để nó trở thành điều có căn cứ. Tại đây hãy nhớ rằng, tính hợp lý bắt đầu sau khi người ta thiết lập các nguyên tắc liên quan, những nguyên tắc không theo lý lẽ: Bản thân chân lý không thể được chứng minh bằng lý lẽ. Chúng ta phải giả định rằng chân lý là hợp lý ngay từ đầu trước khi chúng ta viện dẫn nó.


Điều đó nói rằng, chân ý có khả năng áp dụng đặc biệt cho bốn quy phạm của cuộc sống: không thông dâm, không ăn cắp (trộm cắp), không nói dối (làm chứng giả), và không sát sinh (sát nhân). Hãy xem xét những điểm tương đồng giữa bốn tội ác này để hiểu để tìm được manh mối cho những điều mà chúng ta đấu tranh cho. Rất rõ ràng, mỗi tội ác này đều gây tổn thương cho những người khác, nhưng như thế nào?


Tôi nghĩ câu trả lời cho điều này từ quan điểm của phương Tây là mỗi hoạt động này đều hạn chế tự do của người khác. Theo thứ tự ngược lại, sát sinh tước đoạt tự do được sống của người khác; làm chứng dối tước đoạt tự do tiếp cận sự thật; ăn cắp lấy đi tự do tiếp cận tài sản hữu hình và vô hình; và thông dâm lấy đi tự do tin tưởng và thân mật với người quan trọng nhất trong cuộc đời của người khác. Nói cách khác, nguyên tắc đạo đức cốt yếu thậm chí là giả định mà chúng ta nên ủng hộ là tự do, tự do cá nhân của chúng ta và giữ gìn sự tôn trọng đối với tự do của người khác.


Trong cuốn sách “Dante in Love” (Dante Đang Yêu), nhà văn kiêm ký giả chuyên mục là ông A.N. Wilson đã nhận xét tương tự rằng “câu chuyện về thần học Cơ Đốc Giáo và có thể nói là, toàn bộ câu chuyện về tư tưởng phương Tây là một cuộc chiến trường cửu giữa thuyết tất định và vài nỗ lực nhằm khẳng định niềm tin vào quyền tự do đưa ra các lựa chọn đạo đức của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ là sự tổng hợp của DNA, hoặc không khác gì hơn các lực lượng duy vật của lịch sử đã tạo ra chúng ta, hoặc chỉ là sản phẩm của môi trường xã hội, thì các tòa án pháp luật chứ đừng nói đến Địa ngục đều là những cỗ máy tàn ác của sự bất công; vì làm sao có thể bắt ai đó chịu trách nhiệm về hành vi của mình nếu như mọi thứ đều đã được [số phận] định sẵn?”


Tự do là điều mà chúng ta đang tranh đấu, và đặc biệt là, tự do ý chí.


Trong phần 2 của bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào khái niệm tự do và tự do ý chí, cũng như vì sao điều này hiện nay đang bị đe dọa.




James Sale  _  Diệu Linh


BM
Vợ Chồng nên ngủ chung hay ngủ riêng?
Thông điệp của ĐCS_TC về Biển Đông là một lời cảnh tỉnh
Việt Nam: ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’, Trung cộng: ‘cộng đồng chung vận mệnh’
Đu đủ có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên ăn
Hiện tượng nghỉ việc hàng loạt của điều dưỡng
Salmonella: Nguyên nhân gây tử vong số 1 trong thực phẩm hàng ngày
Luật AUKUS nhằm chống lại ‘các mối đe dọa chưa từng có’
Cách thức tặng quà: Trao đi thì tốt hơn là nhận về
Hạ viện Hoa Kỳ chính thức thông qua nghị quyết đàn hặc Tổng thống Joe Biden
Mới chỉ một trạm sạc xe điện theo cam kết của TT Biden
5 dưỡng chất thường bị thiếu hụt ở người hiện đại
Mặt trận mới trong cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung
Sự thật về khẩu trang
5 sai lầm khi giặt giũ khiến bạn tốn tiền và làm hỏng quần áo
Các lực lượng phản dân chủ
Người Mỹ đang bị lừa đảo bằng những cách tinh vi hơn bao giờ hết
Cholesterol không gây ra bệnh tim
Bảy loại hạt tốt cho sức khỏe tim mạch và bộ não
Một nửa số người Mỹ tin rằng quỹ an sinh xã hội sẽ trả trợ cấp khi họ về hưu
Bữa ăn McDonald’s 16 USD gặm nhấm nghị trình Bidenomics

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.