Pages

Tuesday, April 8, 2014

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung thách thức nhau về chính sách khu vực

image
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bắt tay vào cuối cuộc họp báo chung tại trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 8/4/2014.
BẮC KINH — Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người tương cấp phía Trung Quốc đã dùng những lời lẽ cứng rắn để nói chuyện với nhau về những mục tiêu chính sách của Trung Quốc trong khu vực. Cuộc họp hôm nay ở Bắc Kinh diễn ra trong lúc ông Hagel thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc trong 3 ngày để cải thiện quan hệ quân sự giữa hai nước. Mời quí vị theo dõi thêm các chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về từ Bắc Kinh.

Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Hagel diễn ra vào một thời điểm mà các mối căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng. Ông và Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã dùng những lời lẽ cứng rắn khi mô tả những mục tiêu chính sách trái ngược nhau của hai nước trong khu vực. Ông Hagel đả kích việc Trung Quốc tháng 11 năm ngoái đã thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không bao trùm lãnh thổ có tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa.

"Hoa Kỳ đã nói rất rõ về vấn đề này. Và điều đó là, thứ nhất, các nước có quyền thiết lập vùng phòng không, nhưng không có quyền thiết lập một cách đơn phương, không có sự hợp tác, không có sự tham khảo ý kiến. Điều đó là gia tăng những mối căng thẳng, những sự ngộ nhận, và rốt cuộc có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột và thậm chí có thể đưa tới những vụ xung đột nguy hiểm."

image
Ông Hagel đến Bắc Kinh sau khi ghé thăm Nhật Bản.
Tại đây, ông nói với các nhà báo rằng Trung Quốc phải minh bạch hơn về việc tăng cường sức mạnh quân sự và cần phải có sự tôn trọng nhiều hơn đối với các nước láng giềng.

Đáp lại những lời chỉ trích của ông Hagel, người đứng đầu bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng nước ông không bao giờ gây hấn với Nhật Bản một cách không cần thiết nhưng luôn luôn sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình.

"Đối với những vụ tranh chấp chủ quyền các hòn đảo nhỏ và ranh giới trên biển, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề này thông qua các cuộc đàm phán với các nước có liên hệ trực tiếp."

image
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo chung tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo, 6/4/14

Trung Quốc và Nhật Bản đang vướng vào một vụ tranh chấp gay gắt liên quan tới chủ quyền của quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku ở Biển Đông Trung Hoa.

Năm ngoái, Trung Quốc đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm các hòn đảo đó và tự ý tuyên bố có quyền thực hiện hành động trả đũa đối với những phi cơ nào bay qua vùng này mà không có sự chấp thuận trước của Trung Quốc.

image
Ông Hagel trở thành giới chức nước ngoài đầu tiên lên thăm hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc Liêu Ninh.
Washington và Bắc Kinh cũng tranh cãi với nhau về những vụ tấn công mạng. Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc liên tục thực hiện những vụ tấn công nhắm vào các cơ quan chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân của Mỹ. Theo dự liệu, ông Hagel sẽ thúc giục Trung Quốc gia tăng sự minh bạch của chính sách về vấn đề tin tặc, với cam kết là Hoa Kỳ sẽ có hành động để bù đáp một cách thích đáng. Ông Thành Hiểu Hà là giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ông nói rằng cả ông Hagel và ông Thường Vạn Toàn đều là người xuất thân từ quân đội nên đôi bên có thể trao đổi với nhau tốt hơn về những vấn đề nhạy cảm.

image
"Ông Hagel không phải là một nhà ngoại giao. Ông ấy là một người của quân đội. Do đó ông ấy chắc là sẽ nói chuyện với người tương nhiệm của mình một cách thẳng thắn và tôi tin rằng nhân vật tương nhiệm của ông phía Trung Quốc cũng sẽ hành xử với một cung cách tương tự như vậy."

Hôm qua, ông Hagel trở thành giới chức nước ngoài đầu tiên lên thăm chiếc Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc.

image
Chiếc tàu sân bay này chưa vận hành một cách đầy đủ nhưng có khả năng làm nơi cất cánh của các chiếc chiến đấu cơ phản lực. Tàu này là một biểu tượng của sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Shannon Sant


Apr 04, 2014
Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí ...

Mar 02, 2014
Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% ...

Mar 06, 2014
Giới thiệu: Trả lời báo New York Times đầu năm nay, Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu “Lãnh đạo Trung Quốc giống như Hitler”. Trong hai ngày qua các báo Trung Cộng điên tiết phản công những nhận xét ...

Oct 09, 2013
Buổi giới thiệu sách “Ông Lý Quang Diệu: Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới” (Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China , The United State and the World), hôm 6/8/2013 tại Singapore .

Sep 26, 2013
Đó là cảnh báo về nhóm du khách Trung Quốc với nội dung:"Ngày mai, khách sạn chúng tôi sẽ đón một đoàn du khách Trung Quốc. Chúng tôi rất xin lỗi nếu những tiếng gọi nhau ầm ỹ của họ làm phiền tới các bạn.Các bạn ...

Aug 08, 2013
Chuyên gia Nga nhận định trong 4 -5 năm tới, Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh mà chỉ sử dụng đội quân tàu cá, du lịch, ngư chính, hải giám làm chủ công để lấn chiếm, tranh đoạt... Năm 2012 một sự ...

Jul 24, 2013
Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viếng thăm Trung Quốc trong bối cảnh sự phẫn nộ của người dân Việt Nam dâng cao vì những sự cố Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên ...

Mar 21, 2013
Trung Quốc đổ hàng tỷ đô la mỗi năm vào các chiến dịch tuyên truyền quốc tế, nhưng vẫn nhiều tai tiếng trên toàn cầu. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu bài phân tích về hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới của tác giả ...


image

Khi chính quyền bị châm biếm trên mạng
VN thả TS Hà Vũ sang Mỹ 'chữa bệnh'
Không muốn kết nghĩa với Nha Trang
Chắc chắn là không
Sương khói sầu vương ánh mắt ai
Hội nghị cấp cao sông Mekong xem xét các thách thứ...
Putin Nga thua bàn II, cạn láng!
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Đinh Đăng Định là người can đảm
Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi
Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thật?
Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc t...
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta...
Nước Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ
Đời sống cựa mình
Các mức độ phê phán
Ca sĩ Khúc Uyển Đình: Gạch nối giữa hai nền văn hó...
Ði câu với những tay 'sát cá' người Việt ở Florida...
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?
Ukraine nói cảnh sát đặc nhiệm bắn người
Bi kịch một tướng cướp
Tôi là người Ukraine: thu hút hàng triệu lượt xem ...
Vẫn không có một dấu hiệu nào của MH370
Người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam
FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San...
Nỗi buồn gỏi cá
Đổ Nước Đường
Nguồn gốc từ đâu có chữ OK
Làng làm khô nhái
Những con đường đạt kỷ lục thế giới
Internet 'đem lại tự do'
Phận người trong những lồng sắt ở Hong Kong
Bị cấm cửa, mới giật mình
Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu
Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.