Pages

Tuesday, July 7, 2015

Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ

image
Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Nhà Trắng
Trong những ngày qua, giới quan sát chính trị Việt Nam và dư luận quốc tế chú ý theo dõi tin tức liên quan đến chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng, người được xem là thành phần bảo thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây có lẽ là buổi gặp gỡ ‘khác thường’ đối với Tổng thống Obama, vì ông Trọng không đảm nhiệm vai trò nào trong chính quyền.

Theo báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì ông đang lãnh đạo ‘một đảng duy nhất’ độc quyền chính trị ở ‘một nước độc tài’.

Tuy nhiên, trọng tâm của chuyến thăm là thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam mưu tìm tính chính danh của chế độ cũng như tính chính danh của chính quyền thông qua các mối quan hệ quốc tế giữa lúc niềm tin của người dân trong nước đối với đảng cầm quyền đang ngày càng sụt giảm.

Trong buổi gặp gỡ với Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 01 tháng Bảy vừa qua, các cố vấn Nhà Trắng xem chuyến thăm là nỗ lực đáng khích lệ trong việc thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước, đặc biệt lần này đến từ người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vốn xem Hoa Kỳ là “thù địch”, “diễn biến hòa bình”, v.v...

image
Hơn nữa, việc ông Trọng thăm Hoa Kỳ ở thời điểm cận kề trước khi ông bàn giao chức vụ tổng bí thư cũng như Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016 cho thấy đây không phải là chủ đề được ưu tiên hàng đầu. Về mặt hình thức, ông Trọng dù sao vẫn còn ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Việt Nam nên cuộc gặp gỡ và tiếp đón ông sẽ ít nhiều làm dịu đi quan hệ trong tương lai giữa hai nước.
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng gặp cựu Tổng thống Bush tại Nhà Trắng vào mùa hè năm 2008 nhằm đa phương hóa các quan hệ quốc tế, bao gồm cả các mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ. 

Tiếp đó, Trương Tấn Sang cũng chính thức thăm Hoa Kỳ năm 2013 và ký kết “Quan hệ Đối tác Toàn diện” với Hoa Kỳ.

Lần lượt, những nhân vật lãnh đạo cộng sản tiếp tục thăm Hoa Kỳ dù chính thức hay không chính thức như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, v.v.. Các chuyến thăm ít nhiều cho thấy Việt Nam cởi mở và thoải mái hơn trong mối quan hệ Việt–Mỹ dù rằng vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Ngược lại, nhiều lãnh đạo cấp cao quân sự lẫn chính trị của Hoa Kỳ đã liên tiếp thăm Việt Nam và cụ thể hóa những điểm đồng thuận mà hai nước đã đạt được.

Chủ đề gai góc nhất

image
Một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan Việt–Mỹ vẫn là nhân quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ và xử lý các vấn đề liên quan đến nhân quyền như một cách thức chiến lược nhằm duy trì sự độc quyền chính trị của họ.

Trong khi đối với Hoa Kỳ, quyền lợi quốc gia luôn là mục đích cốt lõi thì đối với Việt Nam – các lãnh đạo cộng sản vẫn cứng nhắc và tranh thủ giành riêng quyền lợi cho phe nhóm của mình. Chuyến thăm Hoa kỳ của ông Trọng cũng không ngoài mục đích tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với tính chính danh của đảng mà ông đang lãnh đạo. Thông qua những cuộc họp và trao đổi với các lãnh đạo quốc tế, giới lãnh đạo cộng sản muốn được khẳng định thể chế chính trị và vai trò độc quyền nhà nước của mình.

Tương tự, về kinh tế, một mặt giới lãnh đạo cộng sản chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại muốn thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Những mâu thuẫn – dù được cân nhắc và tính toán – cho thấy lãnh đạo cộng sản không có lập trường và tầm nhìn chiến lược sâu rộng về quyền lợi cốt lõi của quốc gia.

image
Hợp tác song phương Việt–Mỹ hoặc Việt Nam gia nhập TPP đều là những chủ trương đúng đắn trong chiến lược ngắn hạn. Tuy nhiên, về khía cạnh chính trị và ổn định xã hội lâu dài thì đất nước cần một chính quyền chính danh để đại diện cho nhân dân Việt Nam nhằm đặt nền tảng bền vững trong các mối ban giao quốc tế.

Tính chính danh

image
Hoa Kỳ hay các chính phủ phương Tây không thể đơn phương làm cho chính quyền cộng sản tại Việt Nam được chính danh, mà chỉ có nhân dân Việt Nam qua lá phiếu trung thực và hiến pháp dân chủ mới tạo thế chính danh cho chính quyền.

Một chính quyền chính danh không những tạo dựng được sự tôn trọng của nhân dân trong và ngoài nước mà còn xây dựng niềm tin đối với các đối tác chính trị quốc tế.

Việc để người dân Việt Nam sinh hoạt trong môi trường chính trị không bị hạn chế cũng như tham gia các công đoàn độc lập không chỉ cho giúp đất nước và xã hội được ổn định và mạnh mẽ hơn, mà còn tăng cường tính chính danh và trách nhiệm của chính quyền.

image
Các bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là một cuộc bầu cử công bằng và hiến pháp dân chủ được nhân dân chuẩn thuận. Đó cũng là những đòi hỏi thiết yếu của một chính quyền của dân và là mục tiêu mà chính Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao.

Một đất nước Việt Nam thực sự được người dân làm chủ, nơi các quyền cơ bản được chính quyền tôn trọng, là cơ sở quan trọng cho mối quan hệ Việt–Mỹ và ổn định lâu dài trong khu vực. Đó cũng là lợi ích cốt lõi cùa đất nước.

Gốc rễ của sự nghi kỵ phần lớn do phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam tạo dựng ra vì ý thức hệ và tư duy chiến tranh lạnh vốn đã không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Phá bỏ những rào cản nghi kỵ và ‘thảo luận cởi mở và thẳng thắn’ đòi hỏi tính chính trực và tính chính danh từ giới lãnh đạo cộng sản. Tự tôn trọng mình lẽ đương nhiên người khác sẽ tôn trọng mình.

Đó đồng thời là nền tảng ‘xây dựng niềm tin để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước’ và nhân dân Việt Nam.

Chuyến đi có lẽ làm nhiều người lạc quan rằng nó sẽ tạo mối quan hệ gần gũi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thúc đẩy cơ hội cho Việt Nam thực hiện những thay đổi dân chủ rất cần thiết cũng như rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai nước.

Võ Tấn Huân là bác sĩ dược khoa và Trưởng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân chủ, một tổ chức hiện vẫn chưa được đảng cộng sản Việt Nam công nhận.




Võ Tấn Huân

http://baomai.blogspot.com/

Bí quyết nói chuyện thu hút đám đông
Dân Trung Cộng mới mất 2,300 tỷ đô la
Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!
Bi quan và tuyệt vọng
Hội nhập: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Những cái chết vì thời trang
Hài kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản một đạp
Tao đâu có bạn học
Mùa cá Hồi Tây Bắc Mỹ
Một dấu phẩy
Hơn 140 người chết trong vụ máy bay Indonesia
Những điều cần biết khi tới sống ở London
Nhạc khúc: Vào lũ Ba Tàu
Câu trả lời thâm thúy nhất lịch sử
Facebook: mạng xã hội và đời sống chính trị
Những kiểu sợ Vợ
Internet đang giết chết báo chí?
Cần làm gì để không bao giờ thất nghiệp?
Lee's Sandwiches bị Recall thực phẩm
R.I.P: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn
Đi với Mỹ có mất Đảng?
Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Th...
Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi H...
Để báo Bưu điện VN nhanh như điện
Khí phách Trần Quang Cơ
Món nợ Thành Đô 1990
HKMH USS Gerald Ford
Trái Đất và Sao Hỏa
Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ
Vì sao TC lại 'xê dịch' giàn khoan HD981?
Quán: Đảng Chuột Chồn Lùi
Đánh ngay bộ chỉ huy
Tại đồn công an Lý Thái Tổ
Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia
Tiền chỉ là phù du?
Uber taxi là 'nhà cách mạng' kinh tế?
Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh
Từ Tam Quốc tới Biển Đông
Bác sĩ Ý: cắt và ghép đầu một người
CSVN xây thì ít cất thì nhiều (Xây Cất)

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.