Pages

Friday, December 21, 2012

Nhiều cách chờ đón 'ngày tận thế'

image


Nhiều nhóm người trên thế giới chờ đón ‘ngày tận thế’ theo một bộ lịch cổ của người Maya bằng những cách khác nhau, kể cả vui chơi hoặc kinh doanh kiếm tiền.
Các địa điểm chọn để đón giờ kết thúc của lịch 5000 năm của người Maya cũng rất khác nhau, từ đỉnh núi cho tới quán ăn.
Theo AFP, hàng nghìn người tụ tập tại khu phế tích của nền văn minh Maya ở Tikal, Guatemala đợi ‘ngày cuối cùng’.
Còn tại Chichen Itza, Mexico hiện đã 20 nghìn người từ nhiều nơi đổ về ngôi đền Maya cổ để chờ đợi nhưng chính phủ nước này không nói là có đại lễ gì.

image

Vẫn mua vé khứ hồi
Một số người chỉ trích nói du khách Mỹ đến Chichen Itza có cả vé khứ hồi, chứng tỏ họ không tin lắm vào ngày thế giới kết thúc.
Cho đến nay, các địa điểm như làng Cirence nơi có phế tích cổ Hy Lạp ở Thổ Nhĩ Kỳ, làng Cisternino ở Ý và Bugarach ở Pháp là những điểm 'tập kết' của những nhóm đón chờ.
Trang Facebook của Cục Du Lịch Australia, một trong những quốc gia đầu tiên đón ngày thứ Sáu 21-12-2012, nhận nhiều câu hỏi xem ‘ai còn sống sót’ sau ‘ngày tận thế’.
Bảo tàng Khoa học Tự nhiên ở Đài Loan còn dựng đồng hồ đếm ngược để chờ thời điểm kết thúc nhưng không phải ai cũng sợ hãi.

image
Nhiều người coi 'đón ngày tận thế' là dịp vui chơi
Tại Trung Quốc, những ngày quá có hơn 1000 người theo giáo phái Thượng đế Toàn năng bị công an bắt vì tuyên truyền cho ngày tận thế.
Nhưng những nhóm tụ tập ở núi cao ‘đón người ngoài hành tinh’ thì không bị sao.
Cũng có bình luận trên mạng, theo AFP, nói rằng đoạn video Gangnam Style của ca sỹ rapper Psy của Nam Hàn mà tới nay đã có một tỷ lượt xem trên YouTube, chính là dấu hiệu của ngày tận thế'
Nhưng không phải ai cũng lo ngại.
Có nơi người ta còn coi đây là dịp kinh doanh.
Quán ăn Aqua ở Hong Kong mở bữa tiệc sáu món, giá 2112.12 đô la Hong Kong, tương đương 273 đô la Mỹ, cho ai muốn ăn ‘lần cuối’.

image
Tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, nhà sáng chế Lưu Khải Nguyên làm những khối cầu lớn, tốn tổng cộng 300.000 đô la trong cả năm để ‘cứu người khi có nạn hồng thủy’.
Các khối cầu lớn làm từ sợi thủy tinh và cấu trúc kim loại được cho là một kiểu thuyền cứu thế Noah hiện đại, chứa được tới 30 người.
Báo chí Trung Quốc nói có người đã nhanh tay rao bán vé cả ở Mỹ để cho ai muốn chui vào các khối cầu mà nhà thiết kế nói chịu được cả độntg đất và sóng thần này nhưng thực ra chỉ là vé giả.

Văn minh cổ xưa
image
Người Maya là nhóm thổ dân từng làm chủ một nền văn minh trải rộng từ vùng nay là Mexico tới nhiều vùng Trung Mỹ từ năm 250 đến năm 900.
Hiện nay tại Mexico người nói tiếng Maya là sắc dân đông thứ nhì trong cả nước, với từ 800 nghìn đến một triệu người.

image
Văn minh Maya trải từ Mexico tới Guatemala và nhiều vùng của Trung Mỹ
Tại vùng Trung Mỹ từng có quan điểm rằng hậu duệ của những người xây dựng ra văn minh Maya đã bị tuyệt diệt sau cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16.
Đây là một trong những huyền thoại nữa về người Maya, bên cạnh sự hiểu lầm về 'ngày tận thế', theo phóng viên BBC, Will Grant từ Mexico.
Các nhà khoa học nay khẳng định chính cư dân bản địa tại Mexico là con cháu trực hệ của các ông chủ nền văn minh rực rỡ một thời, dù hiện nay họ thuộc nhóm nghèo khó nhất khu vực.

image
Chechen Itza, ngọn kim tự tháp Maya tại Mexico, hiện được Unesco công nhận là di sản thế giới.
Lịch Maya được khắc trên các bảng đá cũng là công trình được nói đến từ nhiều năm qua, và bắt đầu bằng năm 3114 trước Công nguyên.
Một giai đoạn 394 năm được gọi là một Baktun.
Các nhà khảo cổ nói ‘ngày tận thế’ 21-12-2012 là cách đọc sai lịch Maya vì nội dung của nó chỉ nói đến sự chấm dứt một vòng quay và mở ra một giai đoạn mới.


Read more: click on text


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.