Pages

Sunday, March 31, 2013

Hiệp định Paris khiến VNCH sụp đổ?

image
Hai tổ̀ng thống Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn đầu năm 1969

Hiệp định Hòa bình Paris về Việt Nam năm 1973 là một việc dùng sai thuật ngữ vì hòa bình chỉ đến với Việt Nam vào tháng 4 năm 1975, và chắc chắn không phải theo cách các điều khoản chính thức của Hiệp định đó đề ra.
Về cơ bản, Hiệp định tách rời vấn đề quân sự và chính trị, trong đó quân sự thì khá cụ thể nhưng chính trị thì cần nhiều đàm phán trong việc thực hiện những điều khoản này và nó không thể xảy ra một cách có hiệu quả.

image
Hiệp định lập ra một Ủy ban quân sự hỗn hợp, nhưng vì các quyết định của Ủy ban phải được nhất trí hoàn toàn giữa các bên nên nó sẽ chỉ có thể dẫn tới thất bại.

Hiệp định tạo ra một Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát gồm các thành viên từ các quốc gia NATO, các nước trung lập, và các quốc gia Cộng sản, nhưng quyết định của Ủy Ban này cũng phải được nhất trí hoàn toàn, do vậy Ủy ban cũng chỉ hoàn toàn có tính nghi lễ.

Sau khi hoàn tất văn bản cuối cùng, ông Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ công nhận Việt Nam Cộng Hòa, với Tướng Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu, là "chính phủ hợp pháp duy nhất của miền Nam Việt Nam".
Điều đó cũng có nghĩa là ông sẽ ủng hộ những bên tham gia Hiệp định mà ông chọn và bỏ qua các bên còn lại.
Chế độ của ông Thiệu lần lượt từ chối hoàn toàn không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời (Việt Cộng), và sẽ chỉ ký một thỏa thuận riêng biệt không có bất cứ tham chiếu nào nhắc tới họ.
Như vậy mỗi bên ủng hỗ những điều khoản có lợi cho họ, điều này có nghĩa trên tổng thể Hiệp định Paris là vô nghĩa.

Ảo tưởng

image
Hai ngoại trưởng Mỹ (Henry Kissinger) và Liên Xô (Andrei Gromyko): các cường quốc có những tính toán riêng trên chủ đề Việt Nam
Các cuộc chiến tranh cách mạng rất hiếm khi kết thúc qua con đường ngoại giao.
Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Richard Nixon, và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, thì Hiệp định Paris đem lại cho họ thời gian mà họ hy vọng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách nói với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đang bắt đầu chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ quân sự cho phe Cộng Sản Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường cho kẻ thù Cộng Sản của họ, và như vậy đe dọa sẽ dùng chính hai quốc gia cộng sản lớn này đối chọi lẫn vào nhau - được gọi là "đòn tay ba".

Niềm tin rằng ngoại giao thông minh sẽ có hiệu quả đã làm Chính phủ Mỹ bất di bất dịch, và họ tin vào ảo tưởng này cho đến khi thực tế ở Việt Nam trở nên không thể đảo ngược.
Hoa Kỳ nói rõ ràng với phía Việt Nam Cộng hòa Dân chủ (VNDCCH), tức Bắc Việt, rằng sẽ có viện trợ kinh tế như một "động lực hữu hình" nếu họ ngưng "các hoạt động xâm lược" miền Nam.
Điều đáng ngạc nhiên là VNDCCH vẫn coi những hứa hẹn đó mà họ lên kế hoạch (mặc dù không bao giờ có ý định thực hiện), là biện minh chính đáng cho việc yêu cầu bồi thường chiến tranh và viện trợ, thậm chí tới tận ngày nay.

Viện trợ quân sự
Tuy nhiên, những người Cộng sản đã kiệt lực, tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ mà rất nhiều trong số đó họ không thể duy trì hoặc vận hành.

image
Những vũ khí mới này không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông Thiệu có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông thua trận.
Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc (mà nó được chứng minh).

Hơn nữa, tới năm 1973 nhiều sĩ quan Mỹ cũng nhận thức được thực tế rằng chức năng chủ yếu của giới sĩ quan chỉ huy quân đội của ông Thiệu là củng cố quyền lực chính trị cá nhân của họ chứ không phải là phục vụ như là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu và như vậy thì ưu thế quân sự của họ là vô nghĩa.

Ông Thiệu cũng tin rằng Hoa Kỳ sẽ trở lại cuộc chiến bằng máy bay B-52: các mục tiêu được lên danh sách, giới điều phối không lưu Mỹ ở Thái Lan luôn sẵn sàng. Vụ bê bối Watergate của ông Nixon, cuối cùng đã dẫn tới việc ông phải từ chức Tổng thống Mỹ, cũng đã kết thúc khả năng này.
Ông Thiệu, tuy nhiên, không bao giờ thực sự nhận ra rằng đồng minh đầy sức mạnh và thân cận nhất của ông lúc này đã không còn nữa.

image
Hiệp định Paris cũng gây chia rẽ trong giới lãnh đạo miền Bắc Việt Nam, một số người nghĩ rằng nó có thể phải mất một hoặc nhiều thập niên nữa trước khi có chiến thắng.
Một đợt vũ khí, và khoảng 23.000 cố vấn Mỹ và nước ngoài tới dạy cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng và duy trì những vũ khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự tin, và ngày càng tự tin hơn nhờ cam kết bí mật của Nixon rằng không lực Mỹ có thể trở lại tham gia cuộc chiến nếu phía VNDCCH đưa quân trở lại vào miền Nam, một điều Quốc hội Mỹ không hề biết gì và rất có thể sẽ phản đối nếu điều đó xảy ra.

Yếu tố quyết định

image
Trung Quốc chuyển hướng: tiến sỹ Henry Kissinger (trái) với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1972
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Liên Xô, mặc dù ngày càng chia rẽ, đều đã không phản bội những người Cộng sản Việt Nam theo cách thức và thời gian mà chiến lược ngoại giao phức tạp của ông Kissinger đã hy vọng.

Ảo tưởng rằng đường lối ngoại giao lớn sẽ thành công ở nơi mà sức mạnh quân sự thất bại đã trói buộc Nixon và Kissinger cho đến khi đã quá muộn. Hơn nữa, các yếu tố quyết định kết quả cuối cùng cuộc chiến rất dài này vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, ngay cả Bộ Chính trị ở Hà Nội không hiểu hoặc đánh giá đúng những yếu tố đó.

Ông Thiệu dùng thời gian ngưng nghỉ mà Hiệp định Paris đem lại để cố gắng củng cố quyền lực của mình và trong quá trình đó bắt đầu làm cho các thành phần trong dân số miền Nam, những người không phải là "Cộng sản" nhưng muốn chấm dứt cuộc xung đột đã làm tổn thương đất nước Việt Nam suốt nhiều thập kỷ, trở nên xa lánh, chán ghét ông.
Hiệp định được lập ra với chủ ý, ít nhất là bề ngoài, mang lại hòa bình và hòa giải, chấm dứt chiến tranh. Họ không biết gì về các học thuyết của ông Kissinger cho phép Mỹ cứu vớt "tín nhiệm" của Mỹ.

image
Dân thành thị ở miền Nam Việt Nam lúc này bị đàn áp chưa từng có từ chế độ của ông Thiệu, đặc biệt là các Phật tử. Báo chí và truyền hình bị kiểm soát ở mức độ mới, và tình trạng đàn áp đã khiến một bộ phần ngày một lớn dân thành thị trở nên chán ghét lánh xa. Những người này vốn không phải là Cộng sản nhưng ông Thiệu khiến các đồng minh tự nhiên của ông trở nên xa lánh: nhiều người đã trở thành trung lập.

Những người tị nạn muốn trở lại làng quê mình ở khu vực do phe Cộng sản kiểm soát nhìn chung đã không được phép - một việc vi phạm các điều khoản của Hiệp định Paris.
Gạo mà nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được phép dự trữ và bán ra đã bị giám sát cẩn thận để ngăn chặn gạo được chuyển qua cho các lực lượng quân giải phóng.

Ông Thiệu, trong khi đó, sử dụng nguồn cung ứng dồi dào về vũ khí mà Mỹ đã gửi cho ông, đặc biệt là pháo, và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tái tục với tổng lực (nhưng mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ), với Quân Lực VNCH bắn một lượng lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản.

image
Trong thực tế, bất kể mục đích lập ra để làm gì thì Hiệp định Paris 1973 chỉ mang lại đoạn dạo đầu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sai lầm của ông Thiệu là đã không cố gắng làm cho Hiệp định hòa bình có hiệu quả, chia sẻ một số quyền lực với giới Phật tử, tầng lớp trung lưu, thậm chí một số người Cộng sản trên danh nghĩa - nhất là những người thực sự theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.

image
Thay vào đó, ông tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí của ông sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm trái, và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975.



Gabriel Kolko

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sử gia cánh tả đã viết nhiều về Việt Nam. Tư liệu trong bài dựa trên cuốn 'Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience' từng được NXB Quân đội Nhân dân dịch và ấn hành ở Việt Nam nhưng tác giả nói đã bị "bỏ rất nhiều" những đoạn có tính chỉ trích. Ông cùng vợ từng thăm Việt Nam tháng 12/1973 và đã đi viếng hai bên vùng vĩ tuyến 17 ở tỉnh Quảng Trị. Ông thăm Việt Nam lần cuối năm 1987 và không còn trở lại sau khi phê phán chính sách Đổi mới của Việt Nam.


image

Đành phải nói-viết-nghĩ-đọc ngọng


image
Nói ngọng thì ai cũng biết là nói gì rồi, nhưng còn “viết ngọng”?

Viết Ngọng
Tôi không biết tôi có được “đăng ký bản quyền” chữ “Viết ngọng” không nhỉ? Chả là thế này, trong tuần qua chúng tôi có một sự thảo luận nhỏ, trong một nhóm nhỏ, về một vấn đề nhỏ, giữa một cô nhỏ với một thần tượng không nhỏ của cô (!). Hai trong nhóm nhỏ chúng tôi chê cô nhỏ “nói ngọng”. Tôi thì phản đối vì cô nhỏ không hề nói ngọng nhiều. Giả tỉ nếu cô nhỏ nói ngọng nhiều thì bố bảo cô nhỏ cũng chả dám để người khác phỏng vấn. Suốt gần một giờ líu lo, cô nhỏ nói ngọng có lẽ khoảng hai lần. Hy vọng trí nhớ tôi không sai. Có lẽ cô nhỏ này quê Thái Bình và ra Hà Nội hay vào Sài Gòn khoảng mươi, mươi lăm năm? Những người nói ngọng L thành N, khi vào Sài Gòn, họ đã cố gắng và không còn ngọng nữa. Nhưng thỉnh thoảng khi hứng chí nói nhanh môt cái gì đó, họ lại ngọng.

image
Tôi có một cô em họ gốc Bắc Kỳ “doón”. Hôm đó, cô nói nhanh “Ấy coi chừng nó lém”. Tôi ngẩn người vì thằng con nhỏ của cô định ném cái gì đó, cớ sao cô lại nhận xét nó “lém lỉnh”?  Tôi đang định hỏi nhưng bỗng nhiên tôi hết ngu và đoán ra được ngay cô em họ tôi, trong tình huống này, cô nói ngọng “ném” thành “lém”.

Trở lại chuyện thảo luận nhỏ trong nhóm nhỏ. Tôi thấy cô nhỏ gốc Bắc Kỳ “doón” trình bầy quan điểm “người đẹp yêu tài năng” khá thú vị. Thế nhưng ít nhất có hai người trong nhóm nhỏ phê phán giọng ngọng của cô nhỏ.

image
Tôi trêu chọc hai vị này “Con nhỏ nói ngọng thì cũng giống hai anh viết ngọng vậy!”

Xin thưa, “viết ngọng” là tôi ám chỉ người viết không dấu!

Không gì bực mình bằng, thời buổi bây giờ, net và e mail phát triển khá mạnh mà còn viết không dấu. Nếu ít giao thiệp và ít ý kiến thì khả dĩ còn tạm du di. Đọc một hai câu ngắn không dấu còn hiểu được. Đằng này cho ý kiến, tham gia tranh luận, viết dài mà chơi màn tra tấn người đọc bằng cái “không dấu” thì có khác gì cô Bắc Kỳ “doón” nói ngọng không nào. Thời net, một ngày chúng ta đọc không biết bao nhiêu thứ trên đời, delete nhiều mails không gây hứng thú cho mình. Những bài viết có dấu lắm khi còn lướt, nói gì đến chuyện bày tỏ ý kiến bằng chữ không dấu thì ai có đủ can đảm để đọc cơ chứ!

image
Học gõ có dấu không khó. Theo tôi, dù già đến mấy, mỗi ngày học mười phút thôi, bảo đảm hai tháng sau là gõ được có dấu với mười ngón tử tế! Lúc đó tha hồ giao thiêp, trò chuyện, thảo luận với bạn bè khắp nơi bằng chữ Việt vô cùng đẹp đẽ, phải thế không nào!

Nghĩ Ngọng

Nói ngọng thì cũng phải có nghĩ ngọng chứ nhỉ?
Mấy lúc gần đây một ông cựu quân nhân VNCH nghĩ ngọng. Ông ta nói rằng vc đã có chính sách nhân đạo này nọ và kêu gọi mọi người đóng góp để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội cũ (tên bây giờ là Nghĩa Trang Dĩ An). Dư luận khắp nơi phản đối.

Cách đây nhiều năm cũng nhiều kẻ “nghĩ ngọng”.

Kẻ thì về Việt  Nam in thơ với nghĩ ngọng thế này “Ở đây không tặng được sách cho bạn bè trong nước. In trong nước thì sách đẹp, giá rẻ hơn”.

image
Kẻ thì mời ca sĩ vc hát và nghĩ ngọng “Cô ta chỉ hát cho đồng bào nghe thôi, có gì đâu  mà cộng đồng chống”. Trời đất, thứ Bạch Tuyết, Kim Cương qua Mỹ thì mọi người cần “nhổ vào mặt” hai kẻ này chứ làm sao mà lại mời ả hát được. Thử nghĩ xem nào, với một kẻ cộng tác và thậm chí còn nằm vùng thời VNCH, làm cho cộng sản thì phải coi đó là kẻ thù bất cộng đái thiên chứ. Những kẻ đó không thể giao du chứ đừng nói là mời hát, phải thế không.

Kẻ thì “Đài VTV 4 của vc mở thì kệ nó. Người chống cộng sẽ không bao giờ bị lung lay bởi chúng cả. Người trẻ thì không coi, người già coi thì tuyên truyền cho đám này được ích lợi gì”. Trời đất, nó chiếu cảnh đẹp quê hương để dụ dỗ người già về thăm. Lượng ngoại tệ thu hút từ du lịch đâu phải nhỏ. Nó chiếu nhạc tình để ru ngủ làm mềm yếu tinh thần người sồn sồn. Nó chiếu chùa chiền kinh kệ để người già quên mối thù và muốn bình an để được lên thiên đàng! Nước chảy đá mòn. Nó cứ rỉ rả ngày đêm rồi cũng có lúc nghe lọt tai. “Kính nhi viễn chi” là câu mà những kẻ nghĩ ngọng này không biết áp dụng tí nào, cơ khổ!  

Đọc Ngọng
Thời buổi Iphone, Ipad, sản sinh ra nhiều người “đọc ngọng”.

Tại sao vậy? Thì cái màn hình nhỏ tí, đọc cái bài dài có hiểu hết đâu, chỉ tóm được cái vớ vẩn gì đó rồi chụp lấy cái đó mà tranh luận. Điều này đưa đến cái mà tôi hay nói đùa là nói “chớt quớt”.

Ipad chỉ hữu hiệu để xem hình hay đọc sách lai rai khi nằm giường. Hữu hiệu cho người bận rộn. Check mail ở mọi nơi mọi lúc. Nhưng chỉ để check, xem tin tức và trả lời ngắn cho những cái ‘Yes/No”.

image
Còn nếu một vấn đề nào đó được đưa ra, muốn bày tỏ ý kiến, nhận định thì cá nhân tôi cho rằng, quý thân hữu nên làm ơn ngồi dậy vào computer cho đàng hoàng. Màn hình lớn, dễ đọc tổng quát. Màn hình lớn, dễ nhìn lại cả bài để biết điểm chính ở đâu mà tranh luận vào đề, không nói “chớt quớt” ra ngoài.

Thật ra để giúp netters không “đọc ngọng”, thiển ý tôi là các tác giả cũng không nên bắt netters lạc vào mê hồn trận! Mê hồn trận là những mail dài vô cùng tận, hình ảnh cũ từ đời tám kiếp (mỗi lần load hình cũng mất thì giờ vàng ngọc của người đọc lắm), cứ mỗi cái là mỗi đi vào chi tiết. Đọc một hơi những bài này xong, lắm khi tôi bối rốikhông biết ý chính ở đâu vì dài quá. Đó là lý do, trước khi chuyển tiếp (FW) một bài dài như thế, tôi thường chịu khó tóm tắt ý chính của tác giả lên đầu để netters dễ hiểu, đồng thời giúp những người bận rộn cũng hiểu được vấn đề mà không cần xem hết bài.

Một phương cách khá hữu hiệu mà tôi nghĩ các tác giả nên thực hiện để nettes không “bối zối”  vì bài dài quá. Đó là những dẫn chứng nên để vào Food note. Giản dị quá, cứ để mouse vào chữ cuối, chọn Insert/Refenrences/Food note,  nó hiện ra ngay cho mình làm việc. Hoặc bài mới thì nên để “links” đến những bài cũ hay bài có liên quan ở dưới cùng.

image
Sau nữa nên trình bày sao cho sáng sủa dễ đọc, ví dụ xuống hàng nhiều và chọn Indent để lui vào những vấn đề con (sub event, sub topic). Như vậy, netters không phải đọc quá dài. Những cái trên chỉ áp dụng cho bài ở internet và không áp dụng cho bài ở báo in.

Khoa học đã chứng minh, sau 10 phút, hay 4 trang A4 là con người không tập trung được nữa. Đó là lý do sau này các đài ngoại quốc chỉ cho thời sự tối đa 8 phút cho một đề tài. Báo chí thì tối đa 4 trang cho vấn đề xã luận, thời sự.

Chà, đến đây tôi phải ngưng vì bài “lảm nhảm” này đã ở cuối trang thứ 3 rồi!



Hoàng Ngọc An

image

Bộ Lạc Kalasha

image

Những người Kalasha thuộc châu Á nhưng mắt xanh, da trắng rất yêu đời, luôn vui vẻ và lạc quan...

image
Người Kalasha (hay còn gọi người Kalash) là một tộc người Dardic bản địa, cư trú tại thung lũng Kalasha, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa của Pakistan. Họ nói ngôn ngữ Kalasha, một loại ngôn ngữ đặc trưng vùng Ấn-Iran.

image
Khác với những người Pakistan bản địa với nước da ngăm mạnh khỏe, người Kalasha được coi là bộ tộc "người đẹp" với nước da trắng, đôi mắt nâu; thậm chí có người còn sở hữu đôi mắt màu xanh như những người châu Âu.

image
Người Kalasha được biết đến là dân tộc có bộ DNA hiếm và độc đáo nhất thế giới, dù không mang DNA của người châu Âu, song với hình dáng bên ngoài, thật khó phân biệt họ với những người Nga, Pháp, Mỹ…

image

image

image

image
Cộng đồng người Kalasha có khoảng trên dưới 3.000 người, tương truyền, họ là hậu duệ của quân đội Alexandre đại đế. Tuy vậy, những người Kalasha không hề thiện chiến, ngược lại, họ rất hòa bình, yêu đời và luôn vui vẻ, lạc quan.

image

image

image
Cuộc sống hàng ngày của người Kalasha theo phương thức “điền viên” và có sự phân công lao động rõ ràng. Nam giới phụ trách việc quản lí vật nuôi, họ thường mặc chiếc áo choàng dài của người Pakistan chăn dê núi. Trong khi đó, người phụ nữ, với trang phục truyền thống rực rỡ đầy màu sắc, chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình (gồm người già và trẻ em), vào rừng lấy củi, nấu nướng… Sự thật là người Kalasha rất nghèo vì họ chủ yếu là những người nông dân. Dịch tả vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ. Những ngôi nhà của họ thường được làm từ thân cây bách hương xếp chồng lên nhau trên nền đá ong vững chắc, nằm rải rác ở sườn đồi dốc.

image

image

image
Trong làng của người Kalasha có một ngôi nhà gọi là bashelini, mỗi khi có người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, họ sẽ được gửi đến ngôi nhà ấy và đợi bao giờ lấy lại sự “tinh khiết” thì sẽ được trở về nhà cùng chồng con.

image
Ngôi nhà bashelini.
Người Kalasha rất “thoáng” trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân, họ coi việc tự do trong đời sống tình cảm cũng như đời sống tình dục. Họ có thể tự chọn chồng/vợ cho mình. Nếu như người chồng đối với vợ không tốt hoặc cả hai bên không thể hòa hợp được nữa, họ có thể ly hôn và ngay lập tức tìm đối tượng mới.

image
Điều này với người phương Tây không còn xa lạ nhưng đối với một đất nước với 95% là người Hồi giáo - nơi có những bộ luận được cho là vô cùng khắt khe và nghiêm khắc như Pakistan, quả thực quan niệm trên là một bước tiến đáng kể. Đây cũng chính là lý do khiến bộ tộc này được mệnh danh là bộ tộc hạnh phúc nhất Pakistan. Mặc dù sống trong khu vực Hồi giáo chiếm đa số nhưng những người dân Kalasha không theo tôn giáo này, vì vậy lễ hội của họ cũng mang bản sắc rất khác so với các lễ hội ở Pakistan.

image

image
Những ngày nghỉ lễ tết là một phần không thể thiếu được trong đời sống của người Kalasha vì trong dịp này, các cô gái sẽ thể hiện những điệu hát, nhảy tập thể vô cùng hào hứng.

image
Một trong những hoạt động nhảy múa trong lễ hội Joshi kéo dài trong 3 ngày.
Lễ hội Joshi vào tháng 5 hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất của người Kalasha. Vào ngày này, phụ nữ cùng nhau hát hò, nhảy múa, trong khi đó, những người đàn ông sẽ đánh trống, thổi sáo, vỗ tay cổ vũ cho họ.

image

image
Nhảy múa cũng là một trong những cách chúc mừng của họ vào mỗi dịp lễ hay ngày kỷ niệm. Vào ngày lễ Chaumos, được tổ chức trong vòng 10 ngày liên tục ở thời điểm đông chí (giữa tháng 12), những người đàn ông trong làng sẽ làm bánh mỳ hình con dê.

image
Trong khi đó, người phụ nữ sẽ hát những ca khúc truyền thống ca ngợi thần Balomain. Người Kalasha tin rằng, những bài hát như là lời mời các vị thần linh ghé xuống ngôi làng và ban phước lành cho họ.

image
Dù còn nhiều khó khăn và nghèo đói vây quanh, cuộc sống của những người Kalasha vẫn tràn ngập tiếng cười và điệu nhảy.

image












Saturday, March 30, 2013

Người ăn mày kiếm được nghìn đô mỗi ngày

image

Người vô gia cư từng được cảnh sát tặng giày mới đây đã bị lộ căn nhà riêng, 30 đôi giầy và số tiền kiếm được 1.000 USD mỗi ngày.

image
Cảnh sát mua và đi giày cho người vô gia cư

image

Tháng 11 năm ngoái, cư dân mạng không khỏi xúc động khi sĩ quan cảnh sát Lawrence DePrimo đang làm việc tại bốt chống khủng bố thì nhìn thấy một người đàn ông vô gia cư già nua, hai bàn chân không giày thâm tím.

image
DePrimo biến mất và một lúc sau quay lại với đôi giày mới tinh. Anh quỳ xuống bên cạnh và giúp người đàn ông nọ đi giày. Người đàn ông vô gia cư trong câu chuyện đó là Jeffrey Hillman, 54 tuổi.

image
Tuy nhiên New York Post mới đây đưa tin, ông Hillman bị phát hiện đang ngồi đếm một xấp tiền trên tàu điện ngầm từ quảng trường Thời đại trở về nhà ở khu Bronx (Mỹ) sau một ngày "làm việc". Chỉ mấy ngày trước đó, một phóng viên còn nhìn thấy Hillman nhận những đồng tiền bố thí từ người lạ trên đại lộ số 6 với đôi chân trần, sau lưng mang tấm biển có dòng chữ "người vô gia cư".

image
Hillman đang ngồi đếm một xấp tiền trên tàu điện ngầm.
Rev John Graf, một linh mục và là bạn học với Hillman từ thời tiểu học, khẳng định Hillman có ít nhất 30 đôi giày tại căn hộ riêng của ông ta ở khu Bronx và còn kiếm được 1.000 USD mỗi ngày từ công việc ăn xin trên đường phố mà ông đã làm hơn 10 năm nay.

image
Ông Rev Graf còn từng được Hillman mua thẻ điện thoại cho. "Ông ấy từng hứa với tôi sẽ không làm như thế nữa", Rev nói.

image
Khi được hỏi về đôi giày trị giá 100 USD mà sĩ quan cảnh sát DePrimo mua cho vào tháng 11 năm ngoái, Hillman trả lời ông đã cất chúng đi vì "chúng rất đáng tiền". Người đàn ông này còn nói rằng ông ta chưa bao giờ xin tiền hay quà từ bất kỳ ai nhưng họ toàn cho ông tiền mỗi khi đi ngang qua.



Hướng Dương
image

Mệnh lệnh từ trái tim